Ký ức tiền kiếp: Doanh nhân Đức tìm được chính mình trong đời trước

14/05/19, 11:08 Thế giới tâm linh
Cá tính, thói quen hay cảnh tượng gặp được trong đời một người, không ít thì nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng của kiếp trước. (Ảnh: Adobe stock)

“Kiếp trước kiếp này” cho tới nay vẫn là một chủ đề mãi gây tranh cãi, nhưng dù bạn có tin vào sự tồn tại của nó hay không thì đối với câu chuyện dưới đây nhất định cũng sẽ cảm thấy hứng thú. Hôm nay chúng ta hãy thử ngược dòng thời gian tìm về quá khứ…

Cá tính, thói quen hay cảnh tượng gặp được trong đời một người, không ít thì nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng của kiếp trước. (Ảnh: Adobe stock)

Cá tính, thói quen hay cảnh tượng gặp được trong đời một người, không nhiều thì ít cũng sẽ bị ảnh hưởng của kiếp trước. Có người có thể biết rõ, nhưng đa phần là không thể lý giải được.

Học giả nổi tiếng Ian Stevenson của trường đại học Virginia ở nước Mỹ, chuyên nghiên cứu về luân hồi chuyển sinh, đã từng nghiên cứu qua trường hợp của một người Đức nhớ lại được kiếp trước của mìn. Người này dựa vào trí nhớ có thể tìm thấy nơi từng ở trong kiếp trước, biết được cuộc sống trong tiền kiếp, hơn nữa còn học hỏi được kinh nghiệm quý giá.

Doanh nhân người Đức Ruprecht Schultz sinh ra ở cuối thế kỷ 19, từ nhỏ có thói quen lấy ngón tay làm thành khẩu súng ngắn, đưa lên trên đầu và nói: “Mình tự bắn mình”. Đến khi lớn lên, lúc có thể nhớ được kiếp trước, ông mới hiểu được thói quen này từ đâu mà thành.

Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, Ruprecht Schultz ở Berlin kinh doanh hiệu giặt ủi bị thua lỗ. Ông thường xuyên đến văn phòng xem xét sổ sách, đồng thời suy nghĩ về vấn đề kinh tế khó khăn. Lúc đến chỗ cái tủ sắt ở hành lang với tay lấy sổ sách, ông thường xuyên có một cảm giác rất lạ, dường như trước đây có làm việc như thế này rồi.

Có lẽ là do ở trong một hoàn cảnh tương tự nên đã kích thích ký ức trong kiếp trước của Ruprecht Schultz. Ông nhớ lại mình đời trước cũng là người làm kinh doanh, có thể là làm việc liên quan đến vật liệu gỗ hay thuyền vận tải. Điều trùng hợp chính là trong kiếp này ông cũng rất yêu thích tàu thuyền.

Tiến sĩ Ian Stevenson (1918-2007) của ĐH Virginia là nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực luân hồi. (Ảnh: Wikipedia)

Ruprecht Schultz nhớ rõ trong kiếp trước bị tổn thất tài sản rất nghiêm trọng. Ông thấy bản thân nhiều lần đi đến tủ sắt ở hành lang để lấy sổ sách, cuối cùng cảm thấy cuộc sống quá tuyệt vọng, mới lấy khẩu súng ngắn đưa lên đầu bóp cò một cái, thế là kết thúc một kiếp người.

Ruprecht Schultz cảm giác mình kiếp trước ở một thành phố cảng của nước Đức. Qua điều tra thành phố Wilhelmshaven và 9 thành phố cảng khác, thì chỉ có thành phố cảng Wilhelmshaven là phù hợp với những gì ông đã thấy trong kiếp trước, và tên của ông trong kiếp trước là Helmut Kohler.

Helmut Kohler khi còn sống có một công ty thuyền vận tải. Bởi vì ông ta tin rằng thuế đánh vào vật liệu gỗ sẽ tăng lên, nên ông mua về từ nước ngoài một lượng gỗ lớn, không ngờ rằng thuế gỗ không tăng mà còn giảm, cho nên ông bị khủng hoảng tài chính, cảm giác suy sụp hoàn toàn.

Ông nói kế toán làm giả sổ sách, hy vọng có thể đền bù tổn thất, nhưng kế toán rất sợ hãi, về sau kế toán đã lấy hết tiền vốn của công ty rồi bỏ trốn. Helmut Kohler cảm thấy cuộc sống vô vọng không lối thoát, nên vào một ngày lễ đã lấy súng để tự sát.

Helmut Kohler cảm thấy cuộc sống vô vọng không lối thoát, nên vào một ngày lễ đã lấy súng để tự sát. (Ảnh: Epoch Times)

Ruprecht Schultz sau này tìm thấy được con trai của Helmut Kohler. Cậu ta nói cho Ruprecht Schultz biết, tình huống tài chính của Helmut Kohler lúc đó thực ra không xấu đến mức như vậy, chỉ cần Helmut Kohler mang tài sản bán đi là có thể trả hết nợ nần, không những thế có thể thoải mái sống hết quãng đời còn lại.

Ruprecht Schultz trong đời này đối với tiền bạc thì rất thận trọng, ông cho rằng điều này cũng là do ảnh hưởng từ đời trước. Helmut Kohler chỉ vì thuế mà bị phá sản, Ruprecht Schultz trong kiếp này cũng bị ảnh hưởng bởi nhân tố bên ngoài.

Ví dụ như: Sau chiến tranh thế giới thứ II, thành phố Berlin bị chia thành Đông Đức và Tây Đức thông qua “bức tường Berlin”, Ruprecht Schultz vì vậy mà bị mất đi tài sản của mình. Chẳng qua Ruprecht Schultz không có bi thảm như Helmut Kohler, ông về sau cùng với người vợ của mình về  Frankfurt nghỉ hưu, sống đến 80 tuổi mới qua đời.

Chân Chân (Theo Secretchina)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng