Kỳ nhân số 1 thời Tam Quốc, đến cả Gia Cát Lượng cũng phải nể trọng

01/02/18, 11:48 Cổ Học Tinh Hoa

Gia Cát Lượng dụng binh như Thần, có tài tiên đoán sự việc không sai không lệch. Tuy nhiên, có một cao nhân, một bậc kỳ tài mà đến cả Gia Cát Lượng cũng phải kính cẩn nghiêng mình bội phục nhưng lại ít người biết đến…

Có người nói, Tư Mã Huy chính là vị đạo diễn tài ba bậc nhất trong thời kỳ Tam Quốc là bậc kỳ tài trong số kỳ tài ẩn mình nơi thôn dã. (Ảnh: Laonanren)

Khi nhắc đến thời kỳ Tam Quốc là nhắc đến thời kỳ anh hùng hội tụ, kỳ nhân xuất thế. Trong Tam Quốc có vô số các bậc kỳ tài mà chỉ cần nghe đến uy danh cũng đủ làm cho quân thù khiếp đảm. Nổi bật nhất trong số đó có thể kể đến như Quách Gia, Quan Vũ, Triệu Tử Long, Bàng Thống, Gia Cát Lượng…

Đặc biệt là Gia Cát Lượng, dụng binh như Thần, có tài tiên đoán sự việc không sai không lệch. Tuy nhiên, có một cao nhân, một bậc kỳ tài mà đến cả Gia Cát Lượng cũng phải kính cẩn nghiêng mình bội phục nhưng lại ít người biết đến.

Tư Mã Huy, tự Đức Tháo, hiệu Thủy Kính, còn gọi là “Thủy Kính tiên sinh”, người Dĩnh Xuyên, không rõ năm sinh năm mất, sống cuối thời Đông Hán (Hán mạt và Tam Quốc). Tương truyền ông là danh sĩ có tài kinh bang tế thế, kiến thức hơn người.

Trước tình cảnh chính trị nhà Hán suy vong, đất nước bị chia cắt, thiên hạ lầm than, ông chọn cuộc sống mai danh ẩn tích. Trong Tam Quốc, ông nổi tiếng với câu nói tặng cho Lưu Bị: “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ“.

Tư Mã Huy còn có một biệt hiệu khác khá là thú vị gọi là “Hảo Hảo tiên sinh”. Tương truyền khi ở quê nhà, ai hỏi gì Tư Mã Huy cũng trả lời là “Hảo”, có một lần gặp một người cùng thôn, người này nói với Tư Mã Huy là con trai mình mới chết, Tư Mã Huy liền đáp: “Rất tốt”.

Vợ ông biết chuyện mới quở trách: “Người ta cho rằng ông là người phẩm chất cao thượng, đức cao vọng trọng nên nói chuyện con trai mình bị chết cho ông, tự nhiên ông lại trả lời họ tốt là sao”?

Tư Mã Huy nghe xong đáp lại vợ mình: “Lời của phu nhân cũng rất đúng“, từ đó về sau mọi người gọi ông là “Hảo Hảo tiên sinh”.

Đại nạn không chết gặp được quý nhân

Gia Cát Lượng dụng binh như Thần nhưng cũng phải cúi mình nể phục. (Ảnh: Sohu)

Sau khi Thái Mạo là tướng quân của Lưu Biểu tạo phản đem quân phục kích Lưu Bị, Lưu Bị may mắn thoát chết vượt qua suối Đàn Khê gặp được Thuỷ Kính tiên sinh. Sau khi thấu rõ sự tình, Lưu Bị biết được Tư Mã Huy là người thấu tỏ trời đất trong thiên hạ, mong được Tư Mã Huy tiến cử hiền tài.

Tư Mã Huy nói “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ“, tuy nhiên, tiên cơ bất khả lộ. Lưu Bị lại một lần nữa mạo muội mong được Thuỷ Kính tiên sinh hạ sơn trợ giúp nhưng Tư Mã Huy lấy cớ tuổi đã quá chiều, ngày tháng còn chẳng còn nhiều, chỉ muốn làm bạn với non xanh nước biếc.

Giữa lúc u sầu ngập lối vì chưa tìm được quân sư trợ giúp thì Từ Thứ xuất hiện. Vốn dĩ Từ Thứ muốn đến chỗ Lưu Biểu đầu quân nhưng sau khi quan sát hai ngày, Từ Thứ nhận định Lưu Biểu là người: “Tuy có lòng thiện nhưng không có trí lớn, yêu người thiện mà không biết dùng, ghét kẻ ác mà không biết trị” nên bỏ quay về.

May thay lại gặp ngay Lưu Bị gặp nạn tá túc qua đêm tại đây, Tư Mã Huy liền tiến cử với Lưu Bị, Từ Thứ sau hồi từ chối cũng thuận lòng phò tá.

Khi Từ Thứ về làm quân sư cho Lưu Bị, lúc này đại quân của Tào Tháo từ Hứa Xương ập tới muốn đánh chiếm 9 quận Kinh Châu. Để đánh 9 quận Kinh Châu thì việc đầu tiên là phải đánh Tân Dã. Mà Lưu Bị lúc này lại đang mượn Tân Dã của Lưu Biểu để đóng quân nên không thể không ra ứng chiến.

Đây cũng chính là lúc mà Từ Thứ được thi triển tài năng, giúp Lưu Bị sau bao năm chinh chiến ngược xuôi đều thất bại, nay mới có ngày được ca khúc khải hoàn khi đánh bại đại tướng Tào Nhân của quân Tào.

Giữa lúc Lưu Bị vẫn còn đang say trong niềm vui của kẻ chiến thắng thì nơi quê nhà, Tào Tháo cho người bắt giữ mẫu thân của Từ Thứ nên Từ Thứ không thể không vì chữ hiếu mà quay về phương Bắc. Lưu Bị lại thêm một lần u sầu thống khổ.

Cuộc đời luôn là vậy, sự thật luôn cay nghiệt hơn những gì chúng ta tưởng. Người thành công, muốn làm đại nghiệp thì ắt phải qua thăng trầm, sóng gió để tôi luyện bản thân và ý trí, người kiên định ắt là người chiến thắng.

Có câu: “Gái có công chồng không phụ, người có chí ắt trời cao tương trợ“. Trước lúc ra đi, Từ Thứ vì trọng nghĩa, trọng tình với Lưu Bị mà tiến cử Ngoạ Long tiên sinh, tức Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Đây cũng là cội nguồn của điền tích lưu danh muôn thủa: “Ba lần thăm lều cỏ” của Lưu Bị.

Lưu bị và Gia Cát Lượng. (Ảnh: Internet)

Sau khi Lưu Bị được Từ Thứ giới thiệu, Lưu Bị lập tức tắm rửa trai tịnh, lên đường bái kiến Ngoạ Long tiên sinh. Sau khi 3 lần kiên trì không quản gian nan tìm gặp Gia Cát Lượng. Cuối cùng Gia Cát Lượng cũng bằng lòng hạ sơn phò tá Lưu Bị, mở ra một kỷ nguyên mới.

Chân nhân lộ thế, dự ngôn như Thần

Đại đa số trong chúng ta đều biết về một Gia Cát Lượng dự ngôn như Thần, phán đâu trúng đó. Nhưng lại ít người biết được rằng sau khi Gia Cát Lượng đầu quân cho Lưu Bị, Tư Mã Huy liền nói: “Tuy Khổng Minh gặp được minh chủ nhưng lại không gặp đúng thời“.

Từ câu nói này của Tư Mã Huy đã chứng minh được tài trí hơn người của ông. Ngay từ lúc đầu, Tư Mã Huy đã dự đoán được sự thất bại của Gia Cát Lượng. Đây quả là bậc kỳ tài trong số kỳ tài ẩn mình nơi thôn dã.

Cũng như thời Xuân Thu – Chiến Quốc có Quỷ Cốc Tử là bậc kỳ nhân trong số kỳ nhân nhưng ẩn mình nơi thâm sâu tịch cốc chứ không chịu xuống núi phò vua. Học trò của ông là Tôn Tẫn, Trương Nghi cũng dụng binh Như Thần, trăm trận trăm thắng, vang danh thiên cổ.

Sau này, Tư Mã Ý, dùng một chữ Nhẫn để ẩn mình qua 3 đời nhà Ngụy để “một lần rút kiếm, đoạt trọn giang sơn”. Từ một góc độ khác mà nhìn, Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Từ Thứ đều là học trò của Tư Mã Huy, còn Tư Mã Ý lại là người nhà trong gia tộc của ông.

Cho nên cũng có người nói, Tư Mã Huy chính là vị đạo diễn tài ba bậc nhất trong thời kỳ Tam Quốc. Nhưng bất luận dù đúng hay sai, có một điều mà chúng ta không thể không thừa nhận: Thế gian dẫu vạn vật đổi dời, cũng không gì có thể nằm ngoài sự an bài của thiên thượng, làm người đối nhân xử thể thì cần thuận trời mà hành, thuận nhân mà ứng.

Theo ĐKN

>>> Vì sao người Do Thái vốn thông minh nhưng phải sống lang bạt suốt 2.000 năm?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này