Kumari Kandam – Lục địa bí ẩn mất tích

03/10/15, 16:50 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Hầu hết mọi người đã quen thuộc với câu chuyện về Atlantis, thành phố huyền thoại bị chìm theo mô tả của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato. Cho đến ngày nay, vẫn có hai luồng ý kiến cho rằng liệu câu chuyện này nên được hiểu theo nghĩa đen hay đơn thuần chỉ là một câu chuyện đạo đức.

Lục địa mất tích Kumari Kandam (Ảnh: ancient-origins.net)

Tới tận ngày nay, vẫn còn những ý kiến khác nhau về câu chuyện Atlantis. Nhưng xa hơn về phía đông ở tiểu lục địa Ấn Độ, một câu chuyện tương tự rất giống với Atlantis, dù ít được biết đến hơn: Lục địa huyền thoại Kumari Kandam đã chìm mãi dưới biển sâu.

Vào thế kỷ 19, nhà địa chất học người Anh Philip Sclater lấy làm khó hiểu khi phát hiện ra các hóa thạch của loài vượn cáo vốn là loài đặc chủng ở Madagascar xuất hiện ở Ấn Độ, nhưng lại không có ở châu Âu lục địa hay Trung Đông.

Cụm từ Kumari Kandam xuất hiện ở thế kỷ 15, xuất phát từ tiếng Tamil Skanda Puranam.

Vì thế, trong bài báo năm 1864 với tựa đề “Những loài có vú ở Madagascar”, Sclater đề xuất ý tưởng cho rằng Madagascar và Ấn Độ từng được kết nối bởi một lục địa khổng lồ và ông đặt tên cho lục địa tưởng tượng đó là “Lemuria” (“lemur” là từ chỉ loài vượn cáo trong tiếng Anh).

Giả thuyết của Sclater được cộng đồng khoa học thời bấy giờ chấp nhận. Tuy nhiên, sau khi thuyết lục địa trôi trở thành trào lưu địa chất học chủ đạo, giả thuyết của Sclater không còn đứng vững. Tuy nhiên, giả thuyết về lục địa biến mất vẫn còn đó, và nhiều người vẫn tin rằng Lemuria từng tồn tại trong quá khứ.

Trong khi đó, cụm từ Kumari Kandam xuất hiện ở thế kỷ 15, xuất phát từ tiếng Tamil Skanda Puranam. Cũng trong nhiều truyền thuyết Tamil, cả thành văn lẫn truyền miệng, câu chuyện về một lục địa khổng lồ ở Ấn Độ Dương từng được nhắc tới.

Các vị vua Pandiya của đế quốc Kumari Kandam thậm chí từng thống trị cả lục địa Ấn Độ.

Theo những câu chuyện này, các vị vua Tamil thuộc dòng Pandiya thời cổ xưa từng trị vì một đế quốc rộng lớn, nhưng rồi đế quốc của họ bị nước biển nhấn chìm. Những truyền thuyết đó không chỉ đơn giản bị coi là các câu chuyện tưởng tượng. Người Tamil tin rằng các vị vua Pandiya của đế quốc Kumari Kandam thậm chí từng thống trị cả lục địa Ấn Độ, và nền văn minh Tamil là lâu đời nhất thế giới.

Khi Kumari Kandam bị chìm, cư dân ở đây di tản khắp thế giới và phát triển nên các nền văn minh khác nhau, do đó lục địa bị mất cũng được coi là cái nôi của nền văn minh loài người.

Theo nghiên cứu của Viện hải dương học quốc gia Ấn Độ, mực nước biển ngày nay cao hơn so với 14.500 nước khoảng 100 mét và 10.000 năm trước khoảng 60 mét. Điều đó đồng nghĩa hoàn toàn có thể tồn tại một cầu nối bằng đất liền giữa đảo Sri Lanka với lục địa Ấn Độ ngày nay.

Với quy mô của hiện tượng nóng lên toàn cầu giai đoạn 12.000 tới 10.000 năm trước, mực nước biển dâng cao đã gây ra tình trạng đại hồng thủy nhấn chìm những khu dân cư đông đúc ở các vùng bờ biển của Ấn Độ và Sri Lanka ngày nay. Những câu chuyện về các sự kiện thảm khốc có thể đã được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác và cuối cùng được viết lại giống hệt như câu chuyện về Kumari Kandam.

Bản đồ cầu Adam nối liền Ấn Độ và Sri Lanka.
Vị trí cây cầu nối liền Ấn Độ và Sri Lanka (Nguồn: NASA)

Một bằng chứng nữa cho thấy lục địa Kumari Kandam có thể từng tồn tại là cây cầu Rama, tức một bãi đá vôi ngầm được tạo nên từ cát, bùn và sỏi nhỏ nằm ở eo biển Palk dài tới 30 km trải dài từ lục địa Ấn Độ đến Sri Lanka. Dải đất này đã từng được cho là hình thành tự nhiên, tuy nhiên, các bức ảnh chụp bởi một vệ tinh của NASA đã tạo nên tranh luận trái chiều cho rằng dải đất này dường như hình thành từ một cây cầu bị phá vỡ dưới thềm lục địa.

Sự tồn tại một cây cầu như thế cũng từng được nhắc tới trong các truyền thuyết. Sử thi Ramayana của Ấn Độ kể câu chuyện về Sita, vợ của Rama, đã bị giam giữ trên hòn đảo Lanka và những người bạn của Rama đã xây một cây cầu khổng lồ để đưa đội quân Vanara của ông vượt biển tới Lanka cứu vợ.

Theo vntinnhanh.vn

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?