Không quan tâm đến điều hơn lẽ thiệt, danh lợi và quan tước
Trong sách “U song tiểu ký” có ghi lại một câu đối như thế này: “Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc; khứ lưu vô ý, vọng thiên không vân quyển vân thư”. (Tạm dịch: Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn; tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan).
Câu nói này có ý: người ta làm việc mà có thể xem vinh nhục cũng bình thường như đóa hoa kia sớm nở tối tàn, thì mới có thể giữ cho nội tâm bình lặng không kinh động; xem chức vị đến rồi đi biến đổi thất thường tựa như mây tụ mây tan, thì mới có thể giữ được tâm vô vi thanh tịnh. Một đôi câu đối chỉ có vài chữ, nhưng lại khắc sâu được nhân sinh quan và thái độ đối với vạn sự của tác giả: được thì không hoan hỉ, mất cũng không ưu phiền, vinh sủng hay chịu nhục cũng không kinh động, ra đi hay ở lại cũng không bận tâm. Như vậy mới có thể giữ tâm cảnh ôn hòa, thanh bạch tự nhiên.
Vị quan Tể tướng đồng thời là một nhà thơ tên Hướng Mẫn Trung thời vua Tống Chân Tông chính là một người quân tử như thế. Ông không bị ảnh hưởng bởi những thứ phú quý và danh lợi tầm thường. Vào thời Hoàng đế Chân Tông, Hướng Mẫn Trung được bổ nhiệm làm quan Hữu phó xạ. Ngày Hoàng đế hạ chiếu thư truyền đạt mệnh lệnh bổ nhiệm chức quan cho Hướng Mẫn Trung, Lý Tông Ngạc đang là Học sỹ Viện hàn lâm. Hoàng thượng nói với ông ta: “Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, chưa từng bổ nhiệm quan Phó xạ. Ngày hôm nay bổ nhiệm Mẫn Trung nhậm chức quan này, đây không phải là một sự bổ nhiệm tầm thường. Mẫn Trung chắc là rất vui mừng”. Lý Tông Ngạc trả lời: “Thần từ sáng sớm hôm nay đã vào trong cung rồi, cũng không biết đã tuyên bố chiếu thư, không hiểu giờ này Mẫn Trung như thế nào?”. Hoàng đế nói: “Trong nhà Mẫn Trung hôm nay khách đến chúc mừng nhất định là rất đông, khanh qua nhà ông ta xem thử, rồi ngày mai trở lại báo cáo cho Trẫm. Không nên nói ấy là chủ ý của Trẫm”. Tông Ngạc chờ Thừa tướng về nhà rồi mới tới bái kiến. Thừa tướng vừa mới từ biệt khách khứa xong, trước cửa phủ Thừa tướng yên lặng không có một người. Tông Ngạc và Hướng Mẫn Trung vốn là bạn thân, nên Tông Ngạc đi thẳng vào trong phủ gặp Thừa tướng. Sau đó chúc mừng nói: “Hôm nay nghe nói có chiếu thư bổ nhiệm Ngài, các quan sỹ đại phu đều rất vui, cả nước đón mừng”. Hướng Mẫn Trung chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Tông Ngạc lại nói: “Từ khi đương kim Hoàng thượng lên ngôi tới nay chưa từng bổ nhiệm chức Phó xạ, đây không phải là sự bổ nhiệm tầm thường. Nếu không có đức cao vọng trọng, Hoàng thượng làm sao tin tưởng như vậy được?”. Hướng Mẫn Trung vẫn chỉ trả lời lấy lệ, rốt cuộc thực ra là chẳng nói gì. Tông Ngạc rời khỏi gian nhà chính, phái người đến phòng bếp, hỏi hôm nay trong phủ Thừa tướng có yến tiệc chiêu đãi khách khứa bà con gì hay không. Người trong bếp cũng nói trong phủ Thừa tướng hôm nay yên tĩnh không người.
Ngày hôm sau Tông Ngạc lên triều, Hoàng thượng hỏi: “Hôm qua có tới gặp Mẫn Trung không?”.
Tông Ngạc trả lời: “Bẩm đã gặp ông ấy rồi”.
Hoàng thượng lại hỏi “Tâm ý của Mẫn Trung ra sao?”.
Tông Ngạc đem những gì mình thấy báo cáo cả lại.
Vua cười nói: “Hướng Mẫn Trung thật sự là không quan tâm đến chuyện được mất, trong tâm không nghĩ gì đến quan tước”.
Từ cổ chí kim, phần lớn những chuyện thăng quan phát tài đều được người ta xem là chuyện đáng mừng, còn Hướng Mẫn Trung đối với việc thăng chức thì hoàn toàn bình thản. Có lẽ do ông là người vị tha, trong tâm không có quá nhiều ham muốn, nên mới có thể không bị danh lợi ràng buộc.
Bây giờ nhiều người cảm thấy sống rất mệt mỏi, không chịu nổi sức ép của cuộc sống. Rất nhiều người cũng suy nghĩ, tại sao xã hội không ngừng phát triển, mà gánh nặng của người ta lại càng nặng thêm, tinh thần ngày càng rỗng tuếch, tư tưởng thì nông nổi quá chừng. Thực ra, xã hội không ngừng phát triển, có vẻ là văn mình hơn xưa. Song chính sự “phát triển” của xã hội đã tạo thành sự tách biệt của con người với tự nhiên, con người đã hy sinh tự nhiên làm cái giá để trả cho cái sự “phát triển” ấy. Kết quả của việc này là người ta đã rơi vào vũng lầy thế tục không cách nào tự thoát ra được. Người ta hướng ngoại chạy theo thói đời tôn sùng vật chất, dần dần không còn biết phân biệt tốt xấu đúng sai nữa. Sự hấp dẫn của tiền bạc, những chiêu thuật tranh giành quyền lực, sự chìm nổi chốn quan trường khiến người ta hao tâm kiệt sức. Những chuyện tranh chấp thị phi, thành bại, được mất khiến người ta vui, buồn, lo, sợ. Một khi điều thèm muốn khó có thể thực hiện hoặc suy tính khó đem lại thành công, hy vọng tan vỡ thành ảo ảnh thì họ cảm thấy lạc lối, u uất, có người thậm chí vì vậy mà trả giá bằng cả mạng sống.
Phạm Trọng Yêm đời Bắc Tống trong tác phẩm “Nhạc Dương lâu ký” cũng trình bày đạo lý làm quan, làm người: “Không cảm thấy hài lòng bởi lợi ích vật chất, cũng không cảm thấy buồn phiền cho số phận không may. Địa vị cao ở nơi triều đình thì lo cho dân; đi xa khắp 4 phương trời thì lo cho vua. Tiến cũng lo mà thoái cũng lo, vậy thì lúc nào được vui đây? Điều đó chính là: “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” vậy!”. Làm một sinh mệnh có tấm lòng bao la chứa cả thiên hạ, lấy trọng trách chăm lo cho thiên hạ đặt lên vai mình, người ấy quyết sẽ không chỉ vì lo cho quan tước và danh lợi bản thân mà suy tính thiệt hơn. Chính như hiện nay các đệ tử Pháp Luân Công đang bị ĐCSTQ đàn áp và bức hại tàn bạo. Họ là những người đi theo tiêu chuẩn “Chân Thiện Nhẫn” để làm người tốt, nhưng lại bị ĐCSTQ cưỡng chế vào lao giáo, bắt giam, thậm chí bị mổ cướp nội tạng trong khi họ đang còn sống. Họ mặc dù biết rõ những điều được mất của ích lợi cá nhân, nhưng vẫn thản nhiên đối diện với sinh tử, một lòng chỉ vì để cho con người thế gian vốn đang bị lừa dối và bịt mắt có thể hiểu được chân tướng sự thật, có được tương lai tốt đẹp.
(Theo Minh Huệ Net).