Không ngừng nỗ lực cho đến lúc cuối

26/11/15, 11:39 Cổ Học Tinh Hoa

Thành ngữ Trung Quốc “Nhất cổ tác khí” ( 一鼓作氣) có nghĩa là không ngừng nỗ lực cho đến lúc cuối. Nó bắt nguồn từ chuyện kể về thuật dụng binh của một vị quân sư nước Lỗ vào thời Xuân Thu (770-476 TCN).

Sau khi quân Tề hai lần nổi trống tấn công vô ích, quân Lỗ với khí thế hừng hực đã nổi lên đúng vào lúc sĩ khí của quân Tề xuống thấp nhất. (Ảnh: Mei Hsu / The Epoch Times)

Vào lúc đó, nước Tề là một trong những vương quốc hùng mạnh nhất. Khi nước Tề đem quân sang tấn công nước Lỗ, vua nước Lỗ vô cùng lo lắng. Ông lập tức cho gọi quân sư của mình là Tào Quệ đến để giúp ông thống lĩnh ba quân đánh Tề.

Quân đội hai nước đối mặt nhau trên chiến trường.

Quân Tề nổi trống và vua Lỗ chuẩn bị xuất trận tấn công. Ngay khi ông chuẩn bị cho quân tiến lên thì Tào Quệ can rằng: “Chưa đến lúc, thời cơ chưa đến”.

Tào Quệ đưa nhà vua lên một vị trí cao hơn để có thể quan sát thế trận của quân Tề. Cả hai thấy quân Tề đang xông lên theo từng hồi trống trận mãnh liệt.  Sau một lúc, tiếng trống trận của quân Tề lại vang lên báo hiệu một đợt tấn công nữa.

Vua Lỗ lại muốn hạ lệnh tấn công nhưng Tào Quệ ngăn lại và tâu với nhà vua rằng họ phải chờ đến đúng thời điểm. Quân Lỗ vẫn giữ nguyên vị trí.

Sĩ khí quân Tề sau hai lần cố gắng vô ích nhằm giao chiến với quân Lỗ bị giảm xuống. Khi tập hợp lại để chuẩn bị cho đợt tấn công thứ ba thì nhuệ khí binh lính đã suy sụp đáng kể.

Binh lính Tề đã quá mệt mỏi và chán nản sau hai đợt tấn công đầu tiên mà chẳng gặp gì ngoài chiến trường nên họ ngồi xuống để nghỉ ngơi.

Lúc này, Tào Quệ tâu với nhà vua: “Bây giờ, thời cơ của quân ta đã đến!”. Nhà vua sau đó đã ra lệnh cho quân Lỗ lần đầu tiên nổi trống trận để tấn công. Quân Lỗ dũng cảm xông vào quân địch và sau đã giành chiến thắng.

Về sau, vua Lỗ hỏi Tào Quệ rằng tại sao ông lại ngăn quân Lỗ không giao chiến với quân thù cho đến khi chúng nổi trống trận lần thứ ba.

Tào trả lời rằng: “Sĩ khí rất quan trọng để giành thắng lợi trong một trận chiến; nó thường lên rất cao ở đợt tấn công đầu tiên và yếu đi kể từ đợt thứ hai. Khi trống trận nổi lên cho đợt tấn công thứ ba thì sĩ khí của quân Tề đã suy sụp rồi”.

“Quân ta bắt đầu nổi trống tấn công lần đầu tiên sau ba đợt tấn công của quân Tề. Đó là thời điểm mà sĩ khí quân Tề rất thấp còn chúng ta lại rất cao. Vì vậy, chúng ta có thể không ngừng gây áp lực cho đến lúc cuối và giành chiến thắng”.

Câu chuyện này được ghi lại trong “Tả truyện (左傳)” của Tả Khâu Minh năm 389 trước Công nguyên. Thành ngữ 一鼓作氣 (Nhất Cổ Tác Khí) bắt nguồn từ câu chuyện này. Cách dịch đúng nghĩa của thành ngữ này là “Ở hồi trống đầu tiên, sĩ khí (tinh thần chiến đấu) là cao nhất”.

Ở đây, ý nghĩa sâu xa nhắc nhở chúng ta rằng, khi làm một việc gì đó mà tinh thần được giữ vững kiên định cho đến lúc cuối, trong suốt quá trình đều luôn nỗ lực làm được như thuở ban đầu thì ắt sẽ thành công viên mãn.

Theo Vietdaikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc