Khảo cổ phát hiện chủng người tí hon, lịch sử văn minh nhân loại cần được xem xét lại
Theo báo cáo của tạp chí “Nature” vào ngày 27/10/2004, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một chủng người tí hon chỉ cao khoảng 1m ở Indonesia. Kích thước bộ não của chủng tộc nhỏ bé này chỉ bằng một phần ba so với của người bình thường. Các nhà khoa học cho rằng họ vẫn tồn tại ở khu vực này cách đây ít nhất 18.000 năm.
Theo Bài báo, Peter Brown, một nhà khảo cổ học của Đại học New England ở Australia, là người phụ trách dự án này. Ông cho biết khi nhìn thấy những mẫu vật khảo cổ này, ông đã rất sửng sốt. Từ kết quả phân tích của các nhà khoa học, chủng tộc người này có ít nhất là 7 đến 8 vạn năm lịch sử.
Báo cáo nói rằng, phát hiện này đã khiến họ không thể không tiến hành thêm các cuộc điều tra ở những khu vực xung quanh, để xem liệu có nhiều di tích hơn nữa hay không. Mặt khác, các nhà khoa học cũng đang suy nghĩ về mối quan hệ giữa những người này với con người hiện đại.
Tạp chí “Scientific American” cho rằng, đây là khám phá khảo cổ học lớn nhất thế kỷ. Tạp chí này và trang web của tạp chí “Nature” cho biết thêm, không chỉ con người là có nhiều kích cỡ khác nhau, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra xương voi nhỏ, xương gia súc khổng lồ v.v…
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là những người tí hon này cũng có công cụ cỡ nhỏ của họ. Một báo cáo nghiên cứu khác được công bố trên cùng số của tạp chí “Nature” đã mô tả một số công cụ này, mức độ tinh xảo là không kém so với những công cụ mà con người hiện nay phát minh ra. Hơn nữa những công cụ này cũng được tìm thấy trong xương của những con voi nhỏ. Điều này thuyết minh rằng chủng người tí hon dùng những công cụ này vào việc đi săn.
Theo tạp chí Scientific American, thời gian chủng người tí hon này xuất hiện thậm chí còn sớm hơn so với nhân chủng hiện nay tại khu vực này.
Indonesia là một quần đảo ở khu vực Đông Nam Á. Nó đi ngang qua đường xích đạo và là quốc gia lớn thứ 4 Châu Á về diện tích, được mệnh danh là “đất nước nghìn đảo”. Trên thực tế, các cuộc khảo sát địa chất cho thấy đất nước này có 13.667 hòn đảo, thực sự là một “đất nước vạn đảo”.
Trước những phát hiện khảo cổ mới này, nhà khảo cổ học Bert Roberts thuộc Đại học Wollongong, Australia đã nhận xét: “Có lẽ những hòn đảo này chính là một ‘Con tàu Noah’ của Indonesia, với đủ các loại động vật kích thước lớn nhỏ”.
Một bài viết trên trang web của tạp chí “Nature” chỉ ra, việc phát hiện ra các chủng người tí hon khiến người ta không thể không suy nghĩ lại về một số vấn đề. Ví dụ như câu chuyện về người tí hon trong các truyền thuyết của Malaysia, các nhà khoa học chưa bao giờ coi trọng nó.
Theo một báo cáo trên trang web của BBC, vào ngày 8/9/2004, một số dấu chân và tóc được phát hiện ở Indonesia, sau khi trải qua giám định nghiêm ngặt, đã xác định nó không thuộc về bất kỳ sinh vật đã biết nào và có thể là do chủng người tí hon lưu lại. Những ghi chép của nhà thám hiểm Marco Polo về chuyến du hành đến châu Á năm 1292 cũng ghi lại sự tồn tại của những người tí hon.
Liên quan đến người tí hon và người khổng lồ, có không ít những ghi chép trong các sách cổ của Trung Quốc và nước ngoài. “Sơn Hải Kinh”, “Kính Hoa Duyên” ở Trung Quốc và “Gulliver’s Travels” ( Những cuộc phiêu lưu của Gulliver ) ở nước ngoài đều có ghi chép về Vương quốc của những người tí hon và những người khổng lồ, đều huyền diệu và tráng lệ như nhau, chỉ là có rất nhiều người thường không cho là đúng.
Trên thực tế, có rất nhiều ghi chép như vậy trong dòng sông dài lịch sử. Ví dụ như “Hán Thư”, “Hậu Hán Thư”, “Thái Bình Quảng Ký”, “Mộng Khê Bút Đàm”, “Tống Thư”, đều có mô tả về người khổng lồ. Trong “Sử Ký”, “Liệt Tử”, “Thái Bình Quảng Ký” cũng đều có miêu tả về người tí hon, người tí hon chỉ cao mấy thốn (1 thốn = 3,33cm). Trong cuốn “Duyệt Vi thảo đường bút ký” thời nhà Thanh cũng có hai ghi chép về người tí hon.
Ngoài các ghi chép lịch sử, khảo cổ học cận đại cũng phát hiện ngày càng nhiều chứng cứ. Ví dụ, từ các tác phẩm điêu khắc trên những viên đá ICA ở Nam Mỹ, có thể thấy người khổng lồ và khủng long sống cùng thời với nhau, hơn nữa tỷ lệ chiều cao giữa người khổng lồ và khủng long không sai biệt nhiều. Người ta cũng tìm thấy rất nhiều xương hóa thạch khổng lồ trong các thung lũng ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ đây có thể thấy, lịch sử thực sự của nền văn minh nhân loại có thể vẫn còn là một bí ẩn. Nếu như người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp cổ đại “Odyssey” thực sự tồn tại, điều đó có ý nghĩa là gì? Trên thực tế, có những bằng chứng gần đây cho thấy, thành Troy trong thần thoại Hy Lạp cổ đại và Con thuyền Noah được ghi lại trong Kinh thánh là thật sự có tồn tại.
Nếu những khám phá của khảo cổ học khiến người ta bối rối, vậy thì những lời tiên đoán trong các cuốn sách cổ đối với tương lai như “Thôi Bối Đồ” thời nhà Đường, “Mai Hoa Thi” thời Bắc Tống, và “Các thế kỷ” của Nostradamus, lại cực kì chính xác dù đã trải qua hàng nghìn năm. Điều này càng khiến người ta phải suy nghĩ.
Đối với những nền văn minh lịch sử khó giải thích này, việc phủ định hoặc né tránh chúng là bất khả thi. Bởi vì dù bạn có thừa nhận hay không thì lịch sử là một quá trình thực sự. Hơn nữa nó cũng có liên quan đến tương lai của chúng ta.
Chân Chân (Theo Epoch Times)