Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi

10/04/15, 07:00 Tin Tổng Hợp
Tháng tư lịch sử, hàng nghìn người dân khắp cả nước về thăm lại địa đạo Củ Chi - nơi vinh danh biết bao thế hệ người dân đã đổ xương máu vì công cuộc thống nhất đất nước.

Tháng tư lịch sử, hàng nghìn người dân khắp cả nước về thăm lại địa đạo Củ Chi – nơi vinh danh biết bao thế hệ người dân đã đổ xương máu vì công cuộc thống nhất đất nước.

Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo trải dài hơn 200km với hệ thống tầng hầm, công sự tỏa rộng như mạng lưới khổng lồ. Nơi đây đã ghi danh 44.375 liệt sĩ đã ngã xuống trong suốt 2 cuộc chiến tại mảnh đất Sài Gòn – Gia Định

Địa đạo Củ Chi được biết đến như vùng “Tam giác sắt” chỉ cách “thủ phủ” của chính quyền Sài Gòn 70km. Trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Củ Chi từng được gọi là “vùng đất chết” là địa điểm phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn, hóa chất và cả những trận càn quy mô lớn của địch. Nhưng suốt chiều dài cuộc chiến khốc liệt, mảnh đất này vẫn hiên ngang đứng vững.

Mặc dù qua sự biến thiên của thời gian nhưng lối vào địa đạo, các đường hầm vẫn còn giữ lại nguyên vẹn

Trong chiến tranh, con người nơi đây dường như đã hóa thép, người trước ngã xuống, thế hệ sau tiếp bước đứng lên như biểu tượng của lòng dũng cảm và ý chí đấu tranh bất diệt. Địa đạo Củ Chi là căn cứ cách mạng quan trọng bao gồm của huyện ủy, khu ủy, Quân khu Sài Gòn – Gia Định và các đơn vị của Miền. Củ Chi là bàn đạp của các lực lượng vũ trang ta tiến công vào nội đô Sài Gòn.

Đối với địch, Củ Chi là vành đai then chốt, bảo vệ cơ quan đầu não và bộ máy điều hành chiến tranh ở Sài Gòn. Địch tuyên bố “lực lượng cách mạng ở Củ Chi còn, Sài Gòn mất”. Những trận càn quét với tên gọi: “Cái bẫy”, “Bóc vỏ trái đất” (1966-1967)…Mỹ liên tục dội hàng ngàn tấn bom, hóa chất để biến Củ Chi thành vùng đất chết. Tính trung bình mỗi mét vuông đất Củ Chi chứa 3kg mảnh bom pháo, 100,24 gram chất hóa học, nhiều nhất là dioxin. Nhưng với tinh thần “Một tấc không đi, một ly không dời” cùng với cạm bẫy khiến giặc phải khiếp sợ, du kích và nhân dân Củ Chi đã từng bước “bẻ gãy” từng đợt càn quét, chà sát của Mỹ-Ngụy.

Sau 40 năm đất nước thống nhất hòa bình, huyện Củ Chi đã thay da đổi thịt vươn lên thành một điểm sáng về phát triển kinh tế, cuộc sống người dân được nâng cao về mọi mặt. Địa đạo Củ Chi năm xưa vẫn còn giữ nguyên vẹn, mỗi mét đất, cánh rừng địa đạo đều thấm đẫm máu xương của biết bao thế hệ đã hi sinh.

Điểm đầu tiên khi du khách đặt chân tới địa đạo sẽ được các hướng dẫn viên giới thiệu những thước phim tư liệu về mảnh đất Củ Chi anh hùng
Các căn hầm bán ngầm dưới mặt đất đều được lợp bằng lá Trung quân để hạn chế việc hỏa hoạn, cháy lan sang các căn hầm khác
Phòng họp bàn các công việc của các lãnh đạo hội, đoàn thanh niên, phụ nữ…
Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng các lớp học vẫn được duy trì
Các cửa hầm dẫn xuống địa đạo đã được mở rộng để thuận tiện cho khách thăm quan. Để di chuyển bên trong địa đạo, du khách phải khom mình
Các ụ mối vừa là lỗ thông hơi vừa là nơi để các du kích tiến hành bắn tỉa, tiêu diệt sinh lực địch
Cuộc sống sản xuất bình yên mỗi khi không có địch càn quét. Tiếng mõ trâu cảnh báo mỗi khi có địch tới hay tập hợp mọi người trong địa đạo lại
Bếp Hoàng Cầm nổi tiếng trong thời chiến “không khói” để tránh bị địch phát hiện, truy lùng. Khói sẽ được tỏa ra các đường hầm trên mặt đất cách xa bếp được ngụy trang cẩn thận, khéo léo.
Dưới tầng hầm bán ngầm, các nữ du kích thực hiện công việc may vá quần áo
Hàng ngàn tấn bom các loại mà giặc rải xuống nhằm biến vùng đất Củ Chi thành vùng đất chết
Để tránh sự hủy diệt của bom đạn Mỹ, du kích và người dân Củ Chi đã ẩn náu sâu dưới các địa đạo. Đồng thời, sử dụng các vũ khí thô sơ để đặt cạm bẫy tiêu diệt binh lính địch mỗi khi đưa quân tiến hành càn quét địa đạo
Xưởng công binh
Tấm bia khắc ở đền tưởng niệm Bến Dược-Củ Chi như một lời đúc kết trang sử vẻ vang về mảnh đất Củ Chi anh hùng bất khuất, nhắc nhở thế hệ mai sau khắc cốt ghi tâm:“Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn…”

Nguyễn Tuấn

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp