Kết cấu vững chắc đến khó tin của chiếc cầu cổ 1.300 năm tuổi

03/10/14, 15:50 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Tháng 3 năm 1966, một trận động đất 7,2 độ Richter đã xảy ra tại Hình Đài, cách Triệu Châu khoảng 40 dặm. Tất cả công trình gần đó đều bị hư hại nghiêm trọng, chỉ duy có cầu Triệu Châu là không hề hấn gì.

Tọa lạc tại nơi ngày nay là sông Giao, huyện Triệu, Hà Bắc, Trung Quốc, cầu Triệu Châu trước đây còn được gọi là cầu An Tế. Cây cầu có thể được xây dựng giữa triều Tùy và Đường, tồn tại khoảng 1.300 năm. Cầu Triệu Châu không chỉ là cây cầu vòm đá cổ nhất Trung Quốc, mà còn là cầu vòm cổ xưa nhất trên thế giới.

Cầu Triệu Châu dài 37,37 mét, rộng 9 mét, cao 7,23 mét. Có hai vòm nhỏ hơn ở mỗi đầu cầu; chúng được gọi là “vòm hông”. Bốn vòm hông này giảm đáng kể tác động của nước lên cầu vì nước sẽ chảy luồn qua đây trong trường hợp có lũ. Một tác dụng khác của vòm hông là tiết kiệm chi phí. Bốn vòm hông này tiết kiệm xấp xỉ 700 tấn đá nhờ đó giảm bớt 15,3% trọng lượng cây cầu và tăng hệ số an toàn thêm 11,4%.

Trong 1.300 năm qua, kể từ khi được hoàn thành, cây cầu đã hứng chịu 10 trận lụt, 8 cuộc chiến và vô số trận động đất. Tháng 3 năm 1966, một trận động đất 7,2 độ Richter đã xảy ra tại Hình Đài, cách Triệu Châu khoảng 40 dặm. Tất cả công trình gần đó đều bị hư hại nghiêm trọng, chỉ duy cầu Triệu Châu là không hề hấn gì.

Hầu hết những cây cầu vòm xây dựng cùng thời đều có vòm hình bán nguyệt, bởi vì rất khó để xây một vòm hình vòng cung. Cầu Triệu Châu có vòm rất thanh thoát và trang nhã giúp xe ngựa và người có thể dễ dàng băng qua đây.

Trên thân cầu có khắc rất nhiều họa tiết hình rồng trông vô cùng sinh động và độc đáo.

Một câu hỏi được đặt ra là: kiến trúc tuyệt vời này do ai xây dựng? Ở dưới chân cầu Triệu Châu có một bia đá, trên đó khắc: “Cầu đá bắc qua sông Giao, huyện Triệu, do thợ thủ công triều Tùy là Lý Xuân xây”. Đây là ghi chép lịch sử duy nhất trên cầu. Được biết bia đá này đã bị thất lạc trong nhiều năm và mới được tìm thấy cách đây không lâu.

Một viên quan triều Đường tên là Trương Gia Trinh đã viết trong cuốn sách của ông như sau: “Chữ khắc trên cầu An Kiều là của Lý Xuân, thợ thủ công triều Tùy. Đây là một tuyệt phẩm khéo léo thế nhưng không ai biết bí ẩn đằng sau nó là gì”.

Theo Chanhkien

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La