Hum – Âm thanh bí ẩn khoa học không thể giải thích

26/04/16, 07:00 Bí ẩn

Mang tên Hum, âm thanh tần số thấp đều đặn kỳ lạ chỉ được 2% dân số nghe thấy ở những nơi biệt lập.

Hum - Âm thanh bí ẩn khoa học không thể giải thích.1
Âm thanh bí ẩn mà khoa học khổng thể giải thích

Theo Live Science, nguyên nhân tạo ra Hum và lý do nó chỉ ảnh hưởng tới một phần nhỏ người dân ở một số khu vực vẫn còn là điều bí ẩn, dù các nhà khoa học đã tiến hành không ít nghiên cứu.

Báo cáo bắt đầu được ghi nhận vào thập niên 1950 từ những người chưa bao giờ nghe thấy âm thanh nào khác thường như vậy trước đây. Họ bất ngờ bị hành hạ bởi một âm thanh tần số thấp khó chịu giống như tiếng ro ro rộn ràng hoặc ầm ầm.

Các trường hợp có một số điểm chung. Hum chỉ vang lên trong nhà và to hơn vào ban đêm so với ban ngày. Nó phổ biến nhất ở khu vực nông thôn hoặc ngoại thành. Rất ít người ở nội thành báo cáo về âm thanh này, có thể do tiếng động nền ổn định ở những thành phố đông đúc.

Bristol, Anh, là một trong những nơi đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện báo cáo về Hum. Vào thập niên 1970, khoảng 800 người ở thành phố ven biển này cho biết nghe thấy tiếng vỗ đều đều mà các nhà nghiên cứu quy cho lưu lượng xe cộ và những nhà máy địa phương hoạt động suốt 24 giờ.

Một địa điểm nổi tiếng khác mà Hum hiện diện là thị trấn Taos ở New Mexico, Mỹ. Bắt đầu từ mùa xuân năm 1991, cư dân trong khu vực phản ánh về tiếng ầm ầm trầm thấp. Nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, Đại học New Mexco không thể xác định nguồn phát ra âm thanh.

Âm thanh tần số thấp The Hum gây khó chịu cho những người nghe.
Âm thanh tần số thấp Hum gây khó chịu cho những người nghe.

Những nơi khác cũng phát hiện Hum là Windsor, Ontario, Mỹ và Bondi ở Sydney, Australia. “Nó khiến mọi người quanh đây phát điên. Tất cả những gì bạn có thể làm là bật nhạc hoặc che tai lại. Một số người để quạt chạy liên tục“, Telegraph dẫn lời một cư dân ở Bondi.

Chỉ khoảng 2% những người sống ở khu vực phát hiện Hum nghe thấy âm thanh, phần lớn họ nằm trong độ tuổi 55 – 70, theo nghiên cứu năm 2003 của cố vấn âm thanh Geoff Leventhall ở Surrey, Anh.

Đa số những người nghe thấy Hum mô tả âm thanh tương tự như tiếng một động cơ diesel chạy đều đều ở gần. Tiếng kêu thực sự khiến mọi người tuyệt vọng.

Đó là một kiểu tra tấn. Đôi khi, bạn chỉ muốn hét lên“, Katie Jacques, một cư dân về hưu ở Leeds, Anh, chia sẻ với BBC.

Nó tệ nhất vào ban đêm. Rất khó quay lại giấc ngủ bởi tôi nghe thấy âm thanh đập rộn ràng ở phía sau. Bạn càng trằn trọc và xoay mình lên tục, bạn càng nghe thấy nó rõ hơn và dễ kích động hơn“.

Hầu hết các nạn nhân của Hum có thính lực bình thường. Họ thường phàn nàn về chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, chảy máu cam và rối loạn giấc ngủ. Ít nhất một trường hợp tự tử ở Anh được cho là do Hum, theo BBC.

Các nhà nghiên cứu Hum đều thể bày tỏ quan điểm hiện tượng này có thật, và không phải là kết quả từ hội chứng cuồng loạn tập thể hoặc bệnh hoang tưởng của người nghe.

Thiết bị công nghiệp là nguồn đầu tiên bị nghi phát ra Hum. Trong một trường hợp, Leventhall tìm ra âm thanh đến từ hệ thống sưởi trung tâm ở tòa nhà bên cạnh.

Những nguồn gây nghi ngờ khác bao gồm đường dẫn khí áp suất cao, đường dây điện, thiết bị giao tiếp không dây. Tuy nhiên, chỉ trong một vài trường hợp, Hum có liên quan đến thiết bị máy móc hoặc điện tử.

Giới nghiên cứu cũng suy đoán Hum có thể là kết quả của bức xạ điện từ tần số thấp mà chỉ một số người nghe thấy. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân có độ nhạy cảm đặc biệt với tín hiệu nằm ngoài ngưỡng nghe thông thường của con người.

Các chuyên gia y khoa chỉ ra sự ù tai là đáp án thích hợp, nhưng các cuộc kiểm tra lặp lại phát hiện nhiều nạn nhân có khả năng nghe bình thường và không gặp phải hiện tượng ù tai.

Họ cũng đề cập tới những nhân tố môi trường bao gồm hoạt động địa chấn như vi chấn, rung động tần số thấp rất yếu trong lòng đất do sóng biển gây ra.

Một giả thuyết khác là thí nghiệm của quân đội và liên lạc tàu ngầm chưa được xác nhận. Hiện nay, những người nghe thấy Hum phải dựa vào máy chống ồn và các thiết bị khác để giảm thiểu hay loại bỏ âm thanh khó chịu này.

Tổng Hợp

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?