Hoa Ưu Đàm nở tại Hải Phòng, Việt Nam (Ảnh)
“Ưu Đàm Bà La hoa” theo truyền thuyết là loài hoa trên tiên giới 3.000 năm mới nở một lần, do đó vẻ đẹp “thanh bạch không nhiễm tục” đã khiến Ưu Đàm Bà La được tôn làm hoa của Phật gia.
Vào tháng 7 năm 1997, 24 đóa hoa Ưu Đàm Bà La đã được phát hiện mọc trước ngực bức tượng đồng vàng Như Lai đặt trong phòng phương trượng tại một ngôi chùa ở Hàn Quốc; kể từ đó, loài hoa kỳ diệu này đã được phát hiện nở tại nhiều nơi trên thế giới và ở Trung Quốc, mọc trên cây cối, kính, kim loại, nhựa, v.v.
“Ưu Đàm Bà La hoa” là tiếng Phạn, ý là loài hoa may mắn linh thiêng, nở giữa không trung. Kinh Phật có miêu tả tường tận về loài hoa này. Theo kinh «Vô Lượng Thọ>>> thì: “Người ta phát hiện Ưu Đàm Bà La hoa là điềm lành đã tới.” Còn theo kinh «Pháp Hoa Văn Cú», quyển 4: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện.”
Kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa>>> cũng viết: “Ưu Đàm hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn cổ. Đúng Phạn ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này.”
Như vậy, theo kinh Phật ghi lại thì sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm Bà La có nghĩa là Pháp Luân Thánh Vương (tức “Kim Luân Vương”) đã xuất hiện tại thế gian. Còn theo bài viết “Tìm duyên Thánh hoa” thuộc loạt bài “Phủi sạch phong trần” trên Chánh Kiến Net thì Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: “Đến khi có một loại hoa gọi là Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi, thì là báo hiệu (Pháp Luân) Thánh Vương đã tới; sau khi đắc Pháp, các con nhất định phải trân quý!”
Dưới đây là hình ảnh hoa Ưu Đàm Bà La nở trên chuông đồng tại đền Tràng Kênh, Hải Phòng, Việt Nam chụp vào sáng ngày 3 tháng 5 năm 2012.
Theo Tinh Hoa