Hoa sen trắng trên bầu trời ứng nghiệm thiên cơ lưu truyền nghìn năm trong Phật giáo
Cách Trùng Khánh khoảng 60 km về phía Tây, có một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng thế giới: Đại Tú Bảo Đính. Núi Bảo Đính được coi là một trong những nơi có đền thờ Phật giáo nổi tiếng, người Tứ Xuyên thường truyền tai nhau câu nói rằng: “Thượng Triều Nga Mi, Hạ Triều Bảo Đính”. Bên “Đạo” và “Phật” đều coi những nơi này như là một nơi lý tưởng để tu luyện.
Hơn 1000 năm trước, tại triều đại nhà Đường khai quốc công thần Úy Trì Kính Đức đã phụng chỉ dụ của vua Đường Thái Tông là Lý Thế Dân chịu trách nhiệm về việc kiến lập tu tạo một đạo quán tại núi Bảo Đỉnh, có tên là Thanh Phong Quán.
Một nghìn năm sau vào triều đại vua Ung Chính nhà Thanh, bước qua Tam Sơn Ngũ Nhạc, một cao tăng từ phía Nam Bắc của nhị Kinh đến đây tu hành, đã đổi tên Thanh Phong Quán của Đạo giáo thành chùa Phật giáo với tên “Quang Tương Tự”
Phía trước cửa đền “Quang Tương Tự”, vị tăng nhân lập một hòn đá, trên đó có khắc 8 chữ ( kệ ngữ) “Pháp Luân Thường Chuyển, Phật Nhật Tăng Huy” .
Trong những năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn các đồ đệ đi tu hành, cũng đã từng đề cập đến Đức Chuyển Luân Thánh Vương.
Vậy khi nào Đức Chuyển Luân Thánh Vương mới hạ thế chuyển Pháp Luân? Theo kinh Phật, trong quyển “Pháp Hoa Văn Cú” có đề: “Hoa Ưu Đàm Bà La, 3.000 năm mới nở một lần, là loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời.”
Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.”
Trong vài năm gần đây, có nhiều báo cáo cho biết về sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm khắp nơi trên thế giới, điều đó chỉ ra rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến nhân gian.
Ngày lễ Phật Đản 13/ 5 hàng năm cũng là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” được ngài Lý Hồng Chí hồng truyền ra khắp thế giới.
Năm nay, trước danh lam thắng cảnh đại hoàng cung ở Thái Lan. Những người Thái Lan bán hàng rong ở bên cạnh đột nhiên phát hiện và đồng loạt nhìn lên bầu trời. Một điều kỳ diệu đã xuất hiện, những người qua đường đều đã tụ lại để xem. Trong ánh mặt trời rực rỡ đã xuất hiện một bông hoa sen sắc hồng tinh khiết rực rỡ.
Hoa sen là biểu tượng của Phật Giáo. Loài hoa này xuất hiện trên mặt trời đã chứng tỏ câu thơ cuối cùng của nhà Phật đã ứng nghiệm trên thế gian “Pháp Luân Thường Chuyển, Phật Nhật Tăng Huy”.
Theo Đại Kỷ Nguyên