Hiện tượng kì bí: Mưa cá ếch và sỏi đá

26/12/14, 17:38 Bí ẩn

Từ trước đến nay, không ít các trường hợp ghi nhận về những con mưa kì lạ, như là cá, ếch nhái, kẹo, sứa, đậu, trái cây, hạt giống và nhiều thứ khác nữa, chúng đến một cách kỳ bí và rất khó giải thích.

Một giả thuyết phổ biến giải thích rằng những sự kiện này là do gió lốc bốc chúng từ mặt đất hay ao hồ lên cao rồi quăng đến một nơi cách đó nhiều cây số. Nhưng trong một số trường hợp, giả thuyết này không được thuyết phục lắm.

1. Mưa ếch nhái, tôm cá

Thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, nhà triết học và cũng là một nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder là người đầu tiên ghi nhận một cơn mưa ếch từ trên trời rơi xuống. Sau đó đến thế kỷ thứ III, nhà ngôn ngữ học Hy Lạp là Athenaeus ghi chép trong một tác phẩm mang tên The Deipnosophists: “Tại Paeonia và Dardania, ban đầu thật phấn khích vì có hàng tá ếch từ trên trời rơi xuống; rồi chúng chiếm đầy đường và nhảy loạn xạ, vài ngày sau dân làng phải cố để giết bớt, hoặc đóng cửa nhà không cho chúng chui vào. Họ phải chịu trận, chỉ cần chút sơ hở là các ngăn chứa đồ lại đầy ếch.  Ếch bắt được họ đem đi nướng, luộc hoặc chế biến đủ cách để ăn; nhưng không còn chỗ để lấy nước sạch, họ cũng không có chỗ để đặt chân khi mặt đất đầy rẫy ếch nhái, mùi hôi thối từ xác chết bốc lên nồng nặc khiến người dân phải bỏ trấn mà đi”.

Kể từ đó, liên tục các trường hợp dị thường khác đều có ghi chép lại, một cơn bão ở Ý vào năm 1840 thảy xuống đất hàng nghìn hạt mầm giống cây Judas có nguồn gốc tận Trung Phi; mưa đường mía ở Lake County năm 1857, mưa hạt dẻ ở Dublin, Ireland năm 1867; mưa hến nước ngọt còn sống ở Paderborn, Đức năm 1892, mưa sứa biển ở Bath, Anh quốc năm 1894.

Bảng khắc năm 1555, mô tả “cơn mưa cá”.
Một bài báo đưa tin về mưa thịt tại Kentucky, 1876.
Một cơn mưa cá nhỏ và nòng nọc, Nhật Bản, 2009. (io9.com)
Mưa hạt thạch từ bầu trời tại Bournemouth, Vương Quốc Anh, 2013. (Ảnh BBC)

Và có lẽ trong số đó, “cơn mưa” thú vị nhất từng xảy ra là mưa tiền xu thế kỷ 16 rơi xuống từ bầu trời, vào ngày 16/6/1940, tại một ngôi làng người Nga ở Meschera. Các nhà khảo cổ đưa ra giả thuyết, một cơn lốc mạnh đã cuốn cả kho tiền chôn cất bị lộ ra do lớp đất xói mòn rồi thả chúng xuống.

Một trong những nhà khoa học đầu tiên cố gắng giải thích hiện tượng lạ thường này là nhà ngư học EW Gudger, công tác tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ. Trong những năm đầu thế kỷ 20, ông xuất bản một bài báo trên tạp chí Lịch sử Tự nhiên, có tiêu đề “Rains of Fishes” (Mưa cá). Trong đó, ông đề ra bốn giả thuyết nhằm giải thích cho các hiện tượng tôm cá dội từ trên trời xuống.

Các giả thuyết bao gồm:

1. Chúng đang trên đường di cư.
2. Các loài này bị mắc cạn sau khi trôi theo dòng nước từ sông, suối.
3. Các loài ngủ đông bị đánh thức bởi trận mưa lớn và trồi lên mặt đất.
4. Tôm cá bị vòi rồng bốc lên khỏi ao hồ rồi được mang đến nơi cách đó nhiều cây số.

Giả thuyết cuối nhận được nhiều sự đồng tình nhất, và được phần đông chấp nhận cho đến ngày nay. Tuy nhiên, đối với một số thứ khác, khó có thể chấp nhận giả thuyết trên.

2. Mưa sỏi đá

Video về một cơn mưa sỏi đá từ một vụ nổ trên núi lửa.

Mưa sỏi đá là một trường hợp điển hình được ghi nhận trong lịch sử. Một trong những trường hợp đầu tiên là trường hợp diễn ra vào năm 1557, được Conrad Lycosthenes ghi chép lại trong cuốn Chronicles of Prodigies (Thần kỳ biên niên sử) mô tả một trận mưa sỏi đá giáng xuống làm chết nhiều người và vật nuôi.

Trung Quốc xưa cũng có ghi chép lại, những trận mưa loại này đều do các sinh mệnh siêu nhiên hoặc ma quỷ gây nên. Năm 1690, nhà văn học dân gian là Robert Kirk viết trong cuốn The Secret Commonwealth, hiện tượng đá rơi là do những cư dân dưới lòng đất, được gọi là “kẻ vô hình” hay yêu tinh gây nên, chúng làm phép gây mưa đá sỏi, nhưng không cố ý làm hại ai. Năm 1698, nhiều viên sỏi đá rơi xuống từ bầu trời ở New Hampshire, sự kiện này được ghi chép lại trong một cuốn sách nhỏ với tựa đề Lithobolia, or the Stone-Throwing Devil.

Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất thuộc nhóm hiện tượng huyền bí này xảy ra vào Tháng 10/1901 ở khu Harrisonville, bang Ohio. The Buffalo Express, một tờ báo nhỏ ở địa phương, đưa tin “Ngày 13/10, một tảng đá đã lao xuống làm vỡ cửa nhà Zach Dye mà không ai quan tâm. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Vài ngày sau đó, toàn bộ thị trấn đường phố trải đầy đá sỏi từ trên trời rơi xuống. Các cư dân hoang mang, không biết những thứ này đến từ đâu, họ triệu tập đàn ông và thanh niên lại để tìm xem ai là kẻ chủ mưu (không bao gồm phụ nữ vì họ biết phụ nữ không có khả năng làm những chuyện này). Những viên đá tiếp tục rơi vài ngày sau đó, rồi đột ngột chấm dứt như chưa có chuyện gì xảy ra.

Kể từ sự kiện này, nhiều hiện tượng tương tự được ghi chép lại, bao gồm ở Sumatra (1903), Bỉ (1913), Pháp (1921), Australia (nhiều lần giữa năm 1946 và 1962), New Zealand (1963), New York (1973), và Arizona (1983).

Thiên thạch Ensisheim (1492).
Thiên thạch Nakhla, năm 1911, ở Ai Cập.
Thiên thạch Fukang, năm 2000, tại sa mạc Gobi, Trung Quốc.

Các nhà khoa học đã thừa nhận, họ thực sự chưa có một câu trả lời dứt khoát cho những hiện tượng kỳ lạ như trên.

Một số chuyên gia đã lập luận, các hòn đá trời mưa xuống có thể do một thiên thạch đi vào bầu khí quyển của Trái đất bị vỡ thành hàng nghìn mảnh nhỏ. Tuy nhiên, nếu xảy ra chuyện thiên thạch lao xuống Trái đất bị vỡ, thì nó phải kèm theo tiếng nổ lớn dễ phát hiện, ngoài ra những cơn mưa sỏi đá này có khi kéo dài cả hàng tuần chứ không phải chỉ trong chốc lát.

Cũng như nhiều hiện tượng bất thường không có lời giải thích, các khoa học gia luôn miễn cưỡng đưa ra những giả thuyết nhằm lắp vào khoảng trống. Bất hạnh thay nhiều giả thuyết trong số đó đang dần được con người ngày nay chấp nhận làm sự thật.

Có lẽ bạn từng nghe đâu đó rằng: “Sự thật không như bạn tưởng?”.

Xem video dưới đây để thưởng thức một cơn mưa “nhện”:

Bruce Phan – theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này