Hành trình tìm lại cuộc đời của đứa trẻ hơn 20 năm ôm giữ bí mật về dòng máu nhiễm HIV

06/11/20, 15:46 Cuộc sống

Thật khó để một đứa trẻ 12 tuổi, bỗng một ngày tiếp nhận thông tin mình đã bị nhiễm HIV, dù không hề làm bất cứ điều gì sai trái. Để không bị miệt thị, xa lánh, cậu bé Matt Merry đã ôm giữ bí mật này suốt hàng chục năm trong đau khổ…

Hành trình tìm lại cuộc đời của đứa trẻ hơn 20 năm ôm giữ bí mật về dòng máu nhiễm HIV. (Ảnh: Kenh14)

Matt Merry, sinh ra ở thị trấn Rugby, hạt Warwickshire (Anh), bị mắc chứng máu khó đông nghiêm trọng ngay từ khi còn nhỏ. Căn bệnh khiến Matt không được vui chơi bình thường như bao đứa trẻ khác, vì một khi Matt để mình bị thương chảy máu, sẽ rất khó để cầm lại được, chưa kể là mỗi lần chảy máu đều vô cùng đau đớn.

Năm 1970 – 1980, gia đình Matt đã nhận được một tin vui là đang có một phương pháp điều trị cho bệnh máu khó đông đã được áp dụng. Đó là tiêm protein, Yếu tố VIII có thể giúp đông máu.

Các yếu tố đông máu được làm từ huyết tương của người hiến tặng. Nhưng do nhu cầu sử dụng chúng tăng cao, nên Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã nhập khẩu huyết tương từ nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ về.

Có được Yếu tố VIII rồi, mỗi khi bị thương, bố mẹ Matt chỉ cần tiêm chúng cho con trai ngay tại nhà. Ban đầu là Matt được mẹ giúp, nhưng sau đó cậu đã tự làm điều đó cho mình. Nhờ đó mà Matt có thể có vui chơi như bao đứa trẻ khác. 

Có được Yếu tố VIII rồi, mỗi khi bị thương, bố mẹ Matt chỉ cần tiêm chúng cho con trai ngay tại nhà. (Ảnh qua Kenh14)

Không một ai trong gia đình biết được rằng, trong máu của Matt đang tồn tại một loại virus rất nguy hiểm chính là HIV. Nó đến từ những mũi tiêm Yếu tố VIII, do những tù nhân và những người nhiễm HIV hiến tặng, trong nhiều trường hợp, họ là được trả tiền để hiến máu.

Cho đến khi mẹ của Matt được thông báo rằng, con của bà đã bị nhiễm HIV, bà mới nhận ra con trai mình đã không được xét nghiệm. 

Năm đó, Matt chỉ mới 8 tuổi, nhìn đứa con ngây thơ của mình, người mẹ hoàn toàn suy sụp, bà đã không ngờ những mũi tiêm chữa bệnh cho con, chính là những mũi tiêm chết người, khiến con trai bà nhiễm căn bệnh không có thuốc chữa ấy.

Cậu đã vô thức trở thành một trong những nạn nhân, bị cuốn vào vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS). Có ít nhất 2.883 bệnh nhân máu khó đông như Matt đã chết, thậm chí cả những người không mắc chứng này cũng có thể đã bị lây nhiễm HIV do truyền máu vì những lý do nào đó.

Gánh nặng của một đứa trẻ nhiễm HIV

Trước lời chẩn đoán của bác sĩ, họ cố che đậy sự thật với con trai, cho đến năm Matt 12 tuổi, bố mẹ mới tiết lộ bí mật này cho cậu, đồng thời cũng dặn con không được nói điều này cho bất kỳ ai, kể cả thầy cô, bạn bè, và anh trai cũng vậy.

12 tuổi đủ để Matt hiểu mình đang đối mặt với điều gì, cậu từng theo dõi trên truyền hình và nhìn thấy người ta mô tả thế nào về căn bệnh chết người ấy. HIV xuất hiện phần lớn ở những người sử dụng ma túy và đồng tính nam.

Họ sẽ bị con virus HIV ăn mòn cơ thể, gầy trơ xương, với đầy những vết lở loét nằm đó. Cuối cùng đối mặt với họ là cái chết, và HIV là căn bệnh không có thuốc trị.

Các bác sĩ nói với bố mẹ Matt rằng, sau khi nhận thấy những dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên bắt đầu xuất hiện có lẽ cậu chỉ còn 2 năm để sống.

Với một đứa trẻ được trưởng thành trong một gia đình lành mạnh, cậu không hề gây ra điều đó cho mình, nhưng căn bệnh vẫn tìm đến cậu. Đó là một cú sốc mạnh lên tinh thần Matt. Cậu bật khóc nức nở.

Đó là một cú sốc mạnh lên tinh thần Matt. Cậu bật khóc nức nở. (Ảnh minh họa)

Nhưng nỗi hoang mang ngày càng tăng lên, khi chính phủ Anh phát hành một sản phẩm tuyên truyền, trong đó mô tả AIDS là căn bệnh chết người đáng lo ngại. Không một ai là không lo sợ về căn bệnh ấy. Thời điểm ấy những người bị nhiễm HIV đều bị xã hội xa lánh và kỳ thị.

Không chỉ Matt phải đối mặt với điều đó, thông tin từ truyền thông cũng cho biết, có hàng ngàn người khác cũng đang chịu số phận bị nhiễm HIV thông qua các chế phẩm máu bị nhiễm virus này. 

Thậm chí, một số phụ huynh vì lo lắng, còn cho con cái họ chuyển trường, nếu họ biết trong trường đó có một em bị học sinh bị Hemophilia (rối loạn đông máu do sự thiếu hụt yếu tố VIII).

Matt hiểu sự khắc nghiệt của xã hội, và hiểu rõ đó là lý do vì sao mẹ đã dặn cậu không được nói cho ai biết. “Đây thực sự không phải là một điều đáng để cho bất cứ ai biết”, Matt chia sẻ.

Cậu không hề có ai để chia sẻ những bất an trong lòng mình, điều đó quá đau khổ và cô đơn. (Ảnh qua tin247)

Thời điểm ấy, Matt cảm thấy tuyệt vọng, và không còn một chỗ để nương tựa. Cậu không hề có ai để chia sẻ những bất an trong lòng mình, điều đó quá đau khổ và cô đơn.

“Tôi thấy rất cô đơn khi phải tự mình trải qua nó, không thể nói chuyện với bất kỳ ai về điều đó và cũng không thể thảo luận về nó. Tôi đoán tôi có thể nói chuyện với mẹ hoặc bố hoặc anh trai của tôi nhưng cứ mỗi lần chuẩn bị nói ra là tôi lại cảm thấy rất khó chịu, vì tôi không muốn nói về nó, vì cảm xúc trào dâng đã khiến tôi bật khóc. 

Thế là tôi lại kìm nén và tiếp tục gặm nhấm một mình”, Matt chia sẻ.

Không ai biết trong đầu Matt lúc ấy nghĩ gì, bạn bè và người thân đều cảm thấy cậu vẫn sinh hoạt bình thường như bao người khác. Thế nhưng, từ lâu trong lòng Matt luôn chất chứa rất nhiều tâm tư và nỗi đau không thể nói. Matt tin mình sẽ chết ở tuổi 20, và là một người không thể có tương lai.

Cậu bé đáng thương trở thành thanh niên hư hỏng

Đỉnh điểm là khi Matt phát hiện, mình không chỉ mang dòng máu bị nhiễm HIV, mà còn đối mặt với căn bệnh viêm gan C, cũng do tiêm Yếu tố VIII. Matt tự hỏi vì sao mình phải nỗ lực, trong khi trước sau cũng sẽ chết.

“Tại sao mình lại dành tất cả thời gian còn lại của cuộc đời để ôn tập và làm bài tập về nhà khi mình sẽ chẳng thể có sự nghiệp vững vàng hay bất cứ điều gì?” Matt chua xót.

Từ đó, cậu bắt đầu mặc kệ mọi thứ và không còn tập trung vào việc học nữa, điều này khiến điểm số của Matt ngày càng tụt dốc. Không người bạn nào chơi với Matt hiểu được vì sao cậu lại thay đổi đến như vậy.

Tháng 4/1990, khi Matt tròn 16 tuổi, một bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Great Ormond Street sau khi quan sát, đã phát hiện ra những bất ổn trong tâm lý của cậu: 

“Cậu ấy tin rằng khả năng mình bị AIDS là 50/50. Cậu ấy cố gắng không nghĩ về tương lai và khi cảm thấy buồn bã, cậu ấy tìm cách làm mình phân tâm.

Có khả năng là ngay cả khi bệnh của cậu ấy không phát triển sang giai đoạn AIDS trong vài năm tới, Matt vẫn sẽ gặp phải những khó khăn lớn về cảm xúc.

Cậu ấy sẽ gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ với những người khác giới, vì nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao. Cậu ấy đã lo lắng về điều này và đau khổ vì thực tế là mình sẽ không thể có con”.

Quả thật, trong suốt độ tuổi thiếu niên, Matt dần buông thả bản thân để quên đi thực tại tàn khốc. Cậu bắt đầu hút cần sa, và lao vào các cuộc vui thâu đêm. Các buổi đến trường cũng chỉ cho có mặt, và sau đó lại tiếp tục đàn đúm với bạn bè tiệc tùng.

Bố mẹ Matt không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con trai, họ chỉ hy vọng Matt có thể sống nốt phần đời còn lại của mình thật hạnh phúc, học thật tốt, và lên đại học.

Cho đến một ngày, bố cậu đã phát hiện ra chiếc hộp đựng đầy cần sa trong phòng ngủ của Matt. 

Ông bố từ bất ngờ đến thất vọng, run rẩy hỏi: “Cái gì đây?”. Còn mẹ Matt đã bật khóc không ngừng.

Matt cười buồn trả lời: “Tại sao lại không chứ? Bố mẹ biết đấy, con có thể chẳng sống được bao lâu. Con muốn thử và trải nghiệm nhiều nhất có thể trước khi chết”.

Vực dậy sau cơn ác mộng

Năm 18 tuổi, trong một lần Matt đi uống rượu cùng người bạn, cậu đã đánh liều tiết lộ bí mật của mình cho người ấy nghe. Đây là lần đầu tiên, cậu mở lòng nói về căn bệnh mà mình đã che dấu bao năm nay cho một người. 

Matt đoán cậu ta hẳn sẽ rất sốc, nhưng không, cậu bạn ấy chỉ bảo rằng: “OK, nó là như vậy, nhưng cậu vẫn là bạn của tớ”. Và họ đã tiếp tục trò chuyện cùng nhau cho đến tận 3 giờ sáng.

Có thể đó là lần duy nhất trong suốt bao năm nay cậu cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm đến vậy, cảm giác không cần ôm giữ bí mật thật tuyệt vời. Từ đó trong 3 đến 4 năm tiếp theo, Matt dần tiết lộ bí mật cho thêm nhiều người bạn thân thiết nữa được biết. Thật may mắn là không ai có thái độ khác đi với Matt, và họ vẫn là bạn của nhau.

Năm 20 tuổi, những người bạn của Matt bắt đầu lên đại học ở Birmingham, cậu cũng chuyển đến đó theo họ, nhưng không phải để học mà để vui chơi. 

Sau đó, Matt dần nhận ra có những điều đã thay đổi theo năm tháng, những người bạn của mình có tương lai, có bằng cấp, có bạn gái. Điều đó thật tuyệt vời, Matt khao khát được như vậy, cậu nhìn lại suốt quãng đời của mình và nhận ra rằng, bác sĩ nói lúc nhỏ cậu không thể sống nổi qua 2 năm, nhưng hiện tại cậu vẫn ở đây, vẫn sống rất khỏe mạnh, ngoại trừ căn bệnh máu khó đông là làm phiền đến cuộc sống của cậu.

Matt tự hỏi: “Mình đã nhiễm HIV từ năm 8 tuổi và người ta luôn bảo rằng mình chỉ có 2 năm để sống. Nếu không phải là hai năm thì sao? Nếu nó dài hơn thì sao?”.

Cậu chợt nghĩ, nếu sức khỏe mình vẫn ổn định như thế, thì hoàn toàn có thể sống thêm nhiều năm hơn nữa, sẽ kiếm 1 công việc ổn định, và có cuộc sống bình thường. Matt dần cảm thấy có hy vọng hơn, suy nghĩ đó như thứ ánh sáng lóe ra từ phía con đường hầm tăm tối cậu đi bấy lâu. 

Matt chủ động nộp đơn vào trường Đại học Trung tâm Anh và được chấp nhận. Cậu đã nỗ lực học tập rất chăm chỉ, và kết quả là được đền đáp bằng những con điểm tốt. “Mình có thể làm được”, Matt hạnh phúc chia sẻ.

Cậu cũng bắt đầu có trách nhiệm hơn với sức khỏe của mình, Matt thường xuyên đến Bệnh viện ở Birmingham để kiểm tra tình trạng virus HIV đang đến giai đoạn nào trong cơ thể mình. Các tế bào CD4 (tế bào thường bị virus HIV giết chết), được bác sĩ chẩn đoán là vẫn bình thường. 

Tiếp đến là căn bệnh viêm gan C đang bắt đầu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Matt, gan cậu đang có dấu hiệu bị tổn thương nặng.

Các bác sĩ phải liên tục cho cậu dùng các loại thuốc mạnh để loại bỏ virus trong suốt 12 tháng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này khiến cơ thể cậu rất khó chịu, nó khiến người bệnh như bị cúm, run rẩy, và toát mồ hôi trong 24h sau khi tiêm, quá trình này sẽ lặp lại 3 lần trong 1 tuần. Nhiều người mắc căn bệnh này thậm chí đã bỏ cuộc vì không thể chịu đựng nổi.

Nhưng với Matt khao khát được bắt đầu lại cuộc đời mới, lớn hơn sự khó chịu này. Sau 12 tháng chữa trị, các bác sĩ đã có một tin tuyệt vời cho Matt rằng, cậu đã khỏi viêm gan C.

Cậu đã thưởng cho mình một chuyên đi du lịch đến một nơi xa để tận hưởng sự đẹp đẽ của cuộc sống này, tại đây cậu giao tiếp với những người bạn mới, và nói cho họ nghe về căn bệnh HIV của mình, vứt bỏ đi hết những bí mật lại phía sau. Matt cảm thấy điều này khiến mình thoải mái.

Cậu đã thưởng cho mình một chuyên đi du lịch đến một nơi xa để tận hưởng sự đẹp đẽ của cuộc sống này. (ảnh qua News)

Đây cũng là lần đầu tiên Matt cảm thấy muốn có bạn gái và một gia đình thật sự, nhưng điều cậu lo sợ nhất, chính là việc nói ra bí mật của mình với người đó. 

Năm 2003, Matt tới Bournemouth thăm bạn và tình cờ gặp một phụ nữ đặc biệt, lúc này cậu thanh niên năm nào đã là một người đàn ông chín chắn và trưởng thành. 

Anh đã làm quen với cô và sau đó họ đã hẹn hò cùng nhau. Nhưng trước khi bắt đầu mối quan hệ, Matt đã mạnh dạn đề cập đến việc anh bị nhiễm HIV, và bản thân anh cũng không hy vọng gì việc cô ấy sẽ đồng ý.

Tuy nhiên, cô gái này không hề tỏ ra xa lánh anh, mà chấp nhận căn bệnh ấy của Matt. Sau nhiều năm gắn bó, năm 2008, họ đã kết hôn. Và lúc này, vấn đề có con lại trở thành mối quan tâm của Matt và vợ.

Anh đã đến bệnh viện nhờ sự giúp đỡ và các bác sĩ đã tuyên bố cho anh tin vui rằng, tải lượng virus của anh ở mức không thể phát hiện, nên vợ chồng anh có thể có con một cách tự nhiên.

Matt được tài trợ 3 vòng sàng lọc tinh trùng, và cuối cùng vợ chồng Matt đã sinh được một người con trai. Matt và vợ đã xin hỗ trợ sinh con thứ hai nhưng bị từ chối nên anh phải tự chi trả chi phí để có đứa con trai thứ 2 này.

Việc trở thành một người cha đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Matt. Anh đã có mọi thứ mà trước đây anh chưa từng nghĩ mình sẽ thực hiện được. 

Được biết, trong số khoảng 1.250 người mắc bệnh máu khó đông bị nhiễm cả viêm gan C và HIV do vụ bê bối, chưa đầy 250 người vẫn còn sống. Do đó trường hợp như Matt quả thật rất may mắn và hiếm thấy.

Matt hiện tịa rất hạnh phúc vớ cuộc sống của mình. (Ảnh qua BBC)

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!