Hai quyển sổ của Ôn Thần: Đạo Trời Thiện ác phân minh, phúc họa thế nhân tự mình định lấy

Năm Canh Tý với vô vàn biến cố cuối cùng cũng đã qua đi, chúng ta lại hân hoan đón chào một năm mới. Nghĩ tới virus ĐCSTQ là muốn ngột ngạt, Tết năm 2020 là thời điểm mà bệnh dịch bùng phát, năm 2021 bệnh dịch lại đến với nhiều chủng loại đột biến và lan rộng trên toàn cầu, con người thật sự rất đáng thương… 

Ôn Thần và sổ sách
Ôn Thần gieo rắc dịch bệnh là có sổ sách, chứ không phải tùy tiện phát tán. (Ảnh qua NTD)

Trước đây người già thường nói cửa ải cuối năm là một “đại quan ải”, là hiểm hóc nhất. Vì sao khi vừa bước qua năm mới người ta liền chúc tết nhau? Đó là bởi vì đã qua một đại quan ải nên mới chúc mừng, mà quan ải này kỳ thật là có chút quan hệ với ôn dịch.

Năm Canh Tý 2020 là năm ôn dịch lớn, người trên toàn thế giới đều nghe nói về “đại hạn Canh Tý”. Theo ghi chép cổ đại thì cứ 60 năm là lặp lại một vòng tuần hoàn. Mọi người phát hiện rằng mỗi khi gặp năm Canh Tý thì đều sẽ phát sinh một đại tai nạn. Có người nói năm Canh Tý là năm đại họa, cũng có thuyết cho rằng đây là chu kỳ tịnh hóa của Địa Cầu.

Kỳ thực, trong một năm cũng có bốn mùa biến hóa, gieo trồng vào mùa xuân, thu gặt vào mùa đông, mỗi năm đều như thế. Ngay cả chúng ta làm việc cũng phải có tổng kết cuối năm: Năm nay thu hoạch như thế nào, thành tích làm việc được mất ra sao; sang năm sẽ trồng loại hoa màu nào, có tính toán gì, khai thác thị trường nào, ….

Hoàng đế cổ đại được gọi là Thiên tử, mỗi một năm vào ngày Đông chí đều lập đàn tế Trời, hướng về Thiên thượng tổng kết công việc của mình.

Chư Thần đối với việc tuần hoàn một năm như thế này cũng có kiểm tra đánh giá, cái gọi là “mắt Thần như điện”, chính là những suy nghĩ tối tăm của người ta thì quỷ Thần đều biết, một chút cũng không sai lệch, tất cả đều được ghi lại tỉ mỉ, thậm chí có cả sổ sách. Vì vậy, cuối năm cũng là thời điểm mà Thần kiểm tra đánh giá đối với con người.

Chúng ta thường nghe nói nhất chính là ngày 23 tháng chạp, Táo Quân lên trời phục mệnh, báo cáo với Ngọc Đế về những chuyện tốt xấu của gia chủ. Ngọc Đế căn cứ vào tình huống Táo Quân hồi báo mà an bài vận mệnh một năm tiếp theo cho vị gia chủ đó: Làm việc tốt thì được phúc báo, khiến cho mọi việc trong năm tới đều được suôn sẻ, kiếm được nhiều tiền; làm việc xấu phải chịu ác báo, mọi việc sẽ không thuận lợi.

Ở một công ty cũng giống như vậy, nếu như đại đa số nhân viên cuối năm khảo sát đánh giá đều có biểu hiện không tốt, vậy sẽ có phiền toái to lớn xảy ra: Hoặc là công ty đứng trước nguy cơ đóng cửa, hoặc là phải tìm ra các biện pháp khắc phục trong năm sau, ví như cải cách, thay đổi các cương vị đảm nhiệm, hoặc là tăng cường giám sát thẩm tra,…

Nếu bạn nghĩ đây chỉ là phỏng đoán, vậy thì hãy nói về một câu chuyện lan truyền trên Internet vào tháng 2/2020, thời điểm đại dịch virus ĐCSTQ dần dần lắng dịu.

Câu chuyện kể rằng, có một người tu luyện sống ở Trung Quốc đã khai mở thiên nhãn, vào tháng giêng năm Canh Tý, anh ấy nhìn thấy bốn vị Ôn Thần (Thần dịch bệnh) đang phát tán ôn dịch trong thành phố, trên tay cầm hai quyển sổ, hướng xuống phía dưới mà gieo rắc dịch bệnh.

Vì Ôn Thần phát hiện trên mặt đất có người tu luyện đã mở thiên nhãn, có thể trông thấy họ ở trên trời, nên họ để người tu luyện chuyển lời khuyến cáo đến thế nhân.

Ôn Thần phát tán ôn dịch, là dựa theo sổ sách chứ không phải tùy ý phát tán. Những người có tên trong sổ màu đen là những người mà Ôn Thần muốn dẫn đi, còn những người có tên trong sổ màu vàng thì cho dù họ sống trong cùng một thành phố, cùng một cộng đồng, cùng một gia đình với những người trong sổ đen, thì bệnh dịch cũng sẽ không giáng lên thân họ.

Sau đó Ôn Thần liền rời đi, rồi đột nhiên quay đầu lại nói với người tu luyện rằng: “Ta sẽ trở lại”. Những người nghe câu chuyện này đều cảm thấy tê cả da đầu.

Chẳng lẽ sau 1 năm, đến năm Tân Sửu này, Ôn Thần thật sự trở lại một lần nữa sao? Rốt cuộc vì sao mà Ôn Thần lại đến? 

Lai lịch của Ôn Thần 

Những kiến giải về Ôn Thần và Dịch quỷ thời cổ đại có thể nói là đủ loại. Trong đó có thuyết cho rằng Dịch quỷ là quỷ hồn của con cháu bất hiếu của các bậc Đế Vương thời thượng cổ.

Thời kỳ thượng cổ, Chuyên Húc Đế đại chiến với Thủy Thần Cộng Công, kết quả Cộng Công bị đánh bại, tức giận liền đâm ngã cây cột chống trời, làm xuất hiện cảnh tương trời sập Tây Bắc, đất sụt Đông Nam, nhật nguyệt tinh tú cũng theo đó mà trượt xuống đến phía Tây. Thủy Thần Cộng Công có một người con trai bất trị chết vào một ngày Đông Chí rồi biến thành Dịch quỷ. Còn Chuyên Húc Đế mặc dù là một vị đế vương vĩ đại, nhưng ông cũng có ba đứa con bất hiếu, sau khi chúng chết, một trong số chúng hóa thành Ôn quỷ, ở tại Trường Giang. Đây là ghi chép sớm nhất liên quan đến Dịch quỷ.

Vị Ôn Thần nổi tiếng vào thời Nam Bắc triều từng xuất hiện trong ‘Thái Thượng Động Uyên Thần chú kinh’: “Còn có Lưu Nguyên Đạt, Trương Nguyên Bá, Triệu Công Minh, Lý Công Trọng, Sử Văn Nghiệp, Chung Sĩ Quý, Thiếu Đô Phù, các Tướng, Ngũ Thương, Quỷ Tinh 25 vạn người đi phát tán ôn dịch”.

Đến triều Nguyên, trong ‘Tam giáo sưu Thần đại toàn’ ghi lại càng kỹ càng hơn: “Năm Khai Hoàng Tùy Văn Đế, ở trên bầu trời xuất hiện năm vị lực sĩ khoác áo choàng vô sắc, mỗi người lần lượt cầm trên tay: Cái thìa và bình, túi da và kiếm, quạt, búa, lửa và cái ấm.

Thái sử Trương Cư Nhân nói với Tùy Văn Đế rằng, đây là Ngũ Phương Lực Sĩ, ở trên Trời là ngũ quỷ, dưới mặt đất là năm vị Ôn Thần. Theo thứ tự là Ôn Thần mùa xuân Trương Nguyên Bá, Ôn Thần mùa hạ Lưu Nguyên Đạt, Ôn Thần mùa thu Triệu Công Minh, Ôn Thần mùa đông Chung Sĩ Quý, tổng quản là Ôn Thần trung tâm Sử Văn Nghiệp. Bọn họ xuất hiện đại biểu cho quốc gia sẽ gặp phải ôn dịch. Quả nhiên là có rất nhiều người đã chết trong năm đó.”

5 vị Ôn Thần
Chân dung các vị Ôn Thần thời nhà Minh. (Ảnh qua NTD)

Vì sao Ôn Thần xuất hiện?

Vào thời Nam Tống, đạo sĩ phái Thiên Tâm là Lộ Thì Trung trong ‘Trảm ôn đoạn dịch phẩm’ có nói: Ôn Thần xuất hiện chính là để phát tán dịch bệnh, nguyên nhân là bởi “nhân tâm biến đổi, ngũ tình tạp loạn”. Nói cách khác, khi đạo đức con người bại hoại trên diện tích lớn, vào thời điểm sa đọa đến một mức độ nhất định thì ôn dịch sẽ giáng lâm nhắc nhở con người, rằng không nên tiếp tục sa đọa nữa. 

Cũng có câu: “Người làm việc thiện, Trời ban phúc; Người làm việc ác, Trời giáng họa”.

Trong ‘Địa Tạng kinh’ của Phật giáo, gọi Thần chưởng quản ôn dịch là “Quỷ vương hành bệnh”.

Thiền sư Nhất Hành là quốc sư của Đường Huyền Tông, có một lần ông triệu tập 28 Tinh Tú cùng chư quỷ trong thiên hạ đi tới hoàng cung. Những Thần quỷ này nói với thiền sư Nhất Hành rằng quỷ hành bệnh có tổng cộng 30 vị, phân biệt quản lý các loại bệnh tật cùng tai ách. Quỷ hành bệnh bình thường đi khắp đầu đường cuối ngõ, họ khi ở bên cạnh người làm ác sẽ cảm thấy thần khí sung mãn, lực hoạt động tràn đầy; nhưng khi ở bên cạnh người tràn ngập chính khí thì tựa như không được ăn cơm, sẽ bị chết đói, không có cách nào sống được.

Xem ra những quỷ phát tán dịch bệnh thật sự không thích một người mang đầy chính khí, mà ngược lại là muốn chiếm cứ những người chuyên làm chuyện xấu, trong lòng có tà niệm.

Trong ‘Di kiên chí’ thời Tống có ghi chép một câu chuyện Thần thoại về Quản Xu Mật xua đuổi Ôn quỷ: Khi Quản Xu Mật còn chưa làm quan, ông là một người đức cao phúc dày, sáng mồng 1 tháng giêng ông nhìn thấy mấy Ôn quỷ có hình dang tướng mạo hung dữ

Quản Xu Mật một thân chính khí, không chỉ không e ngại những Ôn quỷ này mà còn cao giọng trách cứ chúng: “Ôn quỷ các ngươi lại muốn làm chuyện xấu gì đây?” Các Ôn quỷ nhìn thấy vị này là người có đức hạnh cao xa, trên thân tỏa ánh sáng, nên liền quỳ xuống cầu xin tha thứ, thành thật nói: “Chúng tôi là Dịch quỷ, ngày đầu năm đang hành bệnh tại nhân gian.”

Xem ra Ôn Thần và Dịch quỷ thoạt nhìn dường như rất hung ác, nhưng khi đứng trước mặt người có đức hạnh liền trở nên rất nhỏ bé, thậm chí ngoan ngoãn quỳ xuống đất cầu xin tha thứ. Còn đứng bên cạnh người trong tâm địa đen tối, đạo đức thấp kém thì họ giống như cá gặp nước vậy.

Nếu như chúng ta dựa theo phương thức này để lý giải một chút về đại dịch toàn cầu hiện nay, thì đối với tự mình sẽ có một chút gợi ý.

Vì sao cần chúc mừng năm mới?

Năm mới, không khí sôi động và lễ hội tưng bừng không khỏi khiến lòng người háo hức. Vốn dĩ, Tết là mùa Ôn Thần và Dịch quỷ xuất hiện, nhưng tại sao con người lại vui như vậy?

Dựa theo suy luận phía trên thì một mặt là những người thường ngày thận trọng từ lời nói cho đến hành vi, cố gắng hành thiện tích đức, đang thật lòng vì chính bản thân mà vui mừng, bởi vì trong một năm qua họ có thể tuân thủ các yêu cầu mà Thần quy định đối với con người, và đã trải qua một năm thuận lợi bình an, sang năm Thần nhất định sẽ an bài cho họ càng tốt đẹp hơn, tương xứng với những việc thiện mà họ đã làm.

Một phương diện khác, trong nghi thức ăn tết có kèm tiếng pháo, khói lửa có thể xua tan hắc ám, thời điểm mọi người tụ tập cùng một chỗ chúc mừng thì sẽ có dương khí tràn đầy, như vậy tà ma quỷ quái cũng không dám tới gần.

Ôn Thần có tướng mạo hung ác
Ôn Thần và Dịch quỷ có tướng mạo hung ác, nhưng lại nể sợ người đức hạnh. (Ảnh qua NTD)

Trong sách ‘Lý Viên Tùng Thoại’ thời nhà Thanh có một câu chuyện: Vào sáng ngày 5/3 năm Gia Khánh thứ 10, khắp nơi truyền rằng trên đường phố có những vết mực, tác giả sách là Tiền Vịnh tiên sinh đích thân đi xem xét, trên hành lang hơn 100 bước từ lò sưởi trong đại sảnh đến đầu cửa, vết mực xuyên suốt một đường. Hỏi thăm cư dân, thì họ đều nói rằng tất cả các con đường và ngõ hẻm của thị trấn này, kể cả những nơi vắng vẻ đều bị như vậy, không biết là chuyện dị thường gì.

Đến mùa hè, dịch bệnh bùng phát trong dân chúng, và đặc biệt nghiêm trọng vào tháng 4 và tháng 5. Tại các cửa thành của tỉnh lỵ Thành Đô mỗi ngày khiêng ra 840 cỗ quan tài, có khi hơn 1.000 cỗ quan tài.

Thứ sử Giản Châu là Từ Công Đỉnh nhớ rằng vào đầu tháng 3 ông đã đến Gia Định để xúc tiến việc đúc đồng. Ban đêm, ông nằm mơ thấy 5 người từ phía đông đến, tự xưng là “sứ giả hành dịch” phải đi Thành Đô. Hỏi họ khi nào trở lại, họ trả lời “Đến khi ăn tết nhìn đèn rồng mới trở về”. Sau đó ông lập tức tỉnh giấc. 

Hiện tại trông thấy ôn dịch đang lưu hành ở Thành Đô, nghĩ đến chuyện trong mộng, ông liền nói cho Tổng đốc biết, và quyết định đem ngày mùng 1/5 làm Tết nguyên đán. 

Tổng đốc liền thông báo cho toàn dân thắp nhiều đèn đuốc, mời hòa thượng tụng kinh làm lễ sám hối, thả đèn rồng, đốt pháo hoa, người dân cũng hợp sức giăng đèn kết hoa. Ánh lửa chiếu sáng thâu đêm, tiếng chuông trống không dứt. Từ cửa Cẩm Giang cho đến tận cửa Diêm Thị nam nữ ồn ào náo động, ca múa đầy đường, cho dù là tết nguyên tiêu hàng năm cũng không thể rầm rộ như thế. Cứ như vậy qua nửa tháng ôn dịch quả nhiên chấm dứt.

Vậy thì, có phải bầu không khí của lễ hội có thể xua đuổi Dịch quỷ không? Chúng ta hãy cùng đến với một câu chuyện cổ khác trong Phật giáo. Thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ở Duy Da Ly quốc bộc phát ôn dịch, người chết vô số, các phương pháp trị bệnh đều vô hiệu. 

Tôn giả A Nan thỉnh cầu Đức Phật giảng giải xem đây là chuyện gì. Phật Đà nói, ôn dịch vốn là do 7 con quỷ thổi ra khí độc, để xua đuổi ôn dịch thì phải biết tên của 7 con quỷ này, sau đó niệm tụng kinh văn, thì chúng liền sẽ bị đuổi đi. 

Thật ra khí độc của 7 con quỷ ấy không cách nào xâm hại đến người tu hành, nhưng đó ắt phải là người tu hành chân chính mới được. Nói cách khác, người tu hành chân chính và người có tín ngưỡng, khi thỉnh cầu Thần Phật gia trì sẽ phát ra một trường chính khí, có thể xua tan Ôn Thần và Dịch quỷ.

Mà người Á Đông vào thời điểm qua năm mới, thường có rất nhiều hoạt động tế bái Thần linh, chính là một loại chính tín đối Thần Phật. Đương nhiên chúng ta nói là tín ngưỡng đối với Chính Thần, tế bái Thần Phật, hướng đến Thần Phật nghĩ lại những chuyện không tốt mình đã làm trong một năm qua mà sám hối, tranh thủ trong năm tới, dựa theo yêu cầu của Thần Phật đối với con người mà làm lại tốt hơn. Đây là một loại chính tín. Còn bái Thần Phật để cầu tiền tài hay tiêu tai giải nạn thì không thể xem là chính tín được.

Chính tín Thần Phật
Người có chính tín chân chính vào Thần Phật thì sẽ được gia trì, có thể xua tan ôn dịch. (Ảnh qua Tinhhoa)

Phía trên đã đề cập đến vị Ôn Thần mà một người tu luyện đã thấy vào năm 2020, nhìn thấy Ôn Thần mang theo hai cuốn sổ, trong đó sổ vàng là những người không bị nhiễm bệnh, và sổ đen là những người bị nhiễm.

Ôn Thần nói, sổ màu vàng là những người đã rời khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ, cũng chính là người đã làm “tam thoái”. Có người liền hỏi, vì sao làm tam thoái sẽ không nhiễm dịch bệnh? Điều này cũng giống như đạo lý bên trong các câu chuyện cổ mà chúng ta đã nhắc đến phía trên.

Tuyên ngôn của ĐCSTQ đã minh xác thừa nhận, chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma lang thang khắp Châu Âu. Bóng ma này chính là cái mà người Trung Quốc gọi là “quỷ hồn”. Dịch quỷ chính là thích hoàn cảnh âm u quỷ quái đó. Vừa khéo lại có một nhóm người chuyên môn tôn thờ bóng ma này, đây chẳng phải là đối tượng mà Dịch quỷ thích nhất sao?

Ở Trung Quốc Đại lục, chỉ cần trẻ em vừa lên tiểu học, liền bị yêu cầu toàn bộ đeo khăn quàng đỏ, trở thành thành viên đội thiếu niên tiền phong của ĐCSTQ. Đợi thêm mấy năm, khi hơi lớn lên một chút, liền phải giơ nắm đấm lên phát thệ, muốn đem thanh xuân cùng sinh mệnh của mình hiến dâng cho ĐCSTQ.

Lẽ ra tín ngưỡng phải là điều mà người ta tự nguyện lựa chọn, vậy mà ĐCSTQ lại cưỡng chế họ phải gia nhập và tôn thờ nó ngay từ khi chưa biết nó là gì. Vì vậy đối với người ở Trung Quốc Đại lục, quyết định quan trọng nhất hiện nay chính là lựa chọn không đứng cùng hàng ngũ với ma quỷ u linh ĐCSTQ. Cho nên người đã làm tam thoái liền được Ôn Thần cho vào cuốn sổ màu vàng.

Có thể có người hỏi rằng, vậy tại sao rất nhiều quốc gia phương Tây cũng bộc phát dịch bệnh? Đó là bởi vì phương thức bán linh hồn cho ma quỷ không chỉ có một loại, tất cả hành vi làm trái lại với những quy tắc mà Thần đã cấp cho con người đều được xem là từ bỏ tín ngưỡng vào Thần, tiếp nhận dẫn dụ của ma quỷ, đều là đối tượng mà Dịch quỷ thích.

Sứ giả của các vị Thần phương Tây, ví dụ như Moses, đã căn dặn các con dân của Ngài rằng không được tà dâm, không được trộm cắp, không được tham luyến vợ và tài sản của người khác,… Những điều này đến nay liệu có còn được tuân thủ nghiêm ngặt chăng?

Còn người phương Đông hàng nghìn năm qua vẫn hết lòng tôn vinh Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, nhưng đến hiện nay thì còn lại bao nhiêu? Nếu như các giá trị đạo đức mà Thần quy định cho con người đều bị phá hoại, thì chính là đã mất đi vòng phòng ngự đối với Ôn Thần và Dịch quỷ.

Tử Vi

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng