Hai nhà khoa học đạt được nhiều thành tựu nhờ tu luyện Chân Thiện Nhẫn

Hai nhà khoa học tài năng – một người là chuyên gia an toàn sản xuất và một người là nhà phát minh – đã ghi nhận sự thành công trong nghề của họ là nhờ tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định cả tâm và thân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.

Hình ảnh có liên quan
Học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 2. (Ảnh: minghui.org)

Cả hai người đàn ông đã chọn môn tu luyện do những vấn đề sức khỏe mãn tính, nhưng mỗi người lại thu được lợi ích còn nhiều hơn cả việc phục hồi sức khỏe. Dưới đây là những câu chuyện của họ.

Chuyên gia an toàn sản xuất và vợ tu luyện Pháp Luân Công

Ông Trương Tử Mẫn là một cựu giáo sư tại Trường đại học Bách khoa Hồ Nam, nơi ông là một chuyên gia về an toàn sản xuất. Ông cũng là Phó giám đốc Ủy ban Chuyên trách Khí đốt và Địa chất của Hiệp hội Than Trung Quốc và là trưởng Nhóm Công nghệ Quốc gia về Than, Mỏ, Khí đốt và Bản đồ Địa chất.

GS. Trương là người giám sát các dự án quốc tế gồm không ít hơn 14 quốc gia. Ông đã giành vô số giải thưởng tại cấp tỉnh và cấp quốc gia, có 95 bài nghiên cứu đăng trên báo và nắm giữ một phát minh. Thế nhưng, trước khi đạt được những thành tựu này, ông Trương là một người có sức khỏe yếu và đã dự định về hưu sớm.

Ông đã quyết định chọn tu luyện Pháp Luân Công sau khi chứng kiến nhiều lợi ích mà vợ ông có được từ môn tu luyện.

Vợ GS. Trương, bà Đinh Hạng Anh, đã mắc nhiều bệnh tật gồm cả chứng mạch nhanh, viêm khớp, sốt nhẹ mãn tính, viêm a-mi-đan, hội chứng mãn kinh, bệnh dạ dày mãn tính, mất ngủ nghiêm trọng, và táo bón. Trên hết, là bà thường bị cảm lạnh. Bà Đinh đã dùng rất nhiều thuốc và đã thử đủ mọi hình thức tập luyện khác nhau gồm vũ đạo, chạy bộ, Thái cực quyền, và khí công. Nhưng không có phương pháp nào chuyển biến sức khỏe của bà như bà mong muốn.

Một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công cho bà và nói với bà về những hiệu quả phi thường đối với sức khỏe. Bà Đinh Hạng Anh đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 5/1996.

Bệnh mất ngủ của bà biến mất chỉ bốn ngày sau khi bà luyện các bài công pháp. Trước đó, bà chỉ ngủ hai hoặc ba giờ ban đêm và phải sử dụng thuốc ngủ mới ngủ được như vậy. Sự màu nhiệm này đã tăng cường tín tâm của bà vào Pháp Luân Công.

Bốn tháng tu luyện, tất cả bệnh tật của bà biến mất và bà không hề dùng thuốc kể từ sau đó. Bà trở nên khỏe mạnh và bà có thể mang được một bao gạo trên 20kg lên năm tầng cầu thang. Gia đình và những người bạn của bà nói rằng bà đã thay đổi hoàn toàn.

Trong cuộc sống hàng ngày, bà Đinh tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Khi đối diện với xung đột, bà làm theo những bài giảng của Pháp Luân Công và luôn hướng nội trước. Là một người tu luyện Pháp Luân Công, bà trở nên tốt bụng và chân thành hơn.

Hàng ngày, bà Đinh đi xe đạp tới nơi làm việc, là một nhà máy nằm cách nhà bà 4 dặm. Con đường dốc, đầy đá và thiếu ánh sáng vào ban đêm. Nhiều đồng nghiệp của bà đã bị thương do đâm phải đá và những mảnh vỡ khác trên con đường này.

Sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà Đinh tự mình đi dọn sạch con đường đầy gạch, đá, thủy tinh vỡ mỗi sáng. Bà làm việc liên tục cho tới khi nghỉ hưu. GS. Trương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998 sau khi thấy tất cả những thay đổi tích cực từ người vợ của ông.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, GS. Trương bị bệnh tim, cao huyết áp, bệnh dạ dày mãn tính, tràn dịch màng não, và thường xuyên đau đầu. Ông cũng yếu tới mức phải dừng lại để thở trong khi leo cầu thang tới văn phòng ở tầng ba. Ông dùng nhiều thuốc và có thời điểm ông ốm yếu quá nên phải viết cho người quản lý của ông ở trường đề nghị được về hưu sớm vì nghỉ ốm dài hạn.

Trong hai ngày đầu ông Trương xem các bài giảng của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí, tâm trí của ông vẫn mờ mịt và tư duy của ông chậm. Vào ngày thứ ba trong loạt chín bài giảng, ông trở nên minh mẫn và tinh tường. Các bệnh tật của ông sớm biến mất và ông ngừng uống thuốc. Ông có thể đi nhiều giờ mỗi ngày.

Sau đột phá này, GS. Trương đạt được vô số thành tựu trong nghiên cứu. Ông được công nhận là chuyên gia an toàn sản xuất cấp quốc gia vào tháng 2/2007, đã đăng hơn 90 bài báo và hoàn thành nhiều dự án nghiên cứu. GS. Trương luôn cho rằng những thành tựu của ông là nhờ vào việc ông tu luyện Pháp Luân Công.

Một nhà phát minh tu luyện Pháp Luân Công

Kết quả hình ảnh cho sitting
Học viên Việt Nam đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công. (Ảnh: YouTube)

Ông Khảo Phú Toàn là cựu giám đốc Nhà máy Đồ điện Mỏ Vàng Chiêu Viễn. Ông là một kỹ sư và một nhà phát minh nổi tiếng, nắm giữ nhiều phát minh và những giải thưởng quốc gia cho những phát minh của ông.

Những phát minh của ông gồm có giường điện, giường thôi miên điện, giường mát xa, máy hàn tiết kiệm năng lượng AC-DC, một biến áp tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm kim loại và thủy tinh, các thiết bị đa năng hữu ích và công nghệ phân ly, cũng như ắc quy sạc nhanh dung lượng lớn.

Là một người trẻ tuổi, ông Khảo ngưỡng mộ những nhà phát minh, những người đứng đầu các tập đoàn và ông quyết tâm đóng góp cho nhân loại. Không may, ông có quá nhiều bệnh và ông chỉ có chút ít thành tựu trong công việc của mình. Ông phải chống chọi với chứng đau dạ dày, chứng suy nhược thần kinh, chóng mặt, căng thẳng, và nhạy cảm với lạnh. Cuộc sống rất khó khăn với ông Khảo.

Một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông vào tháng 7/1994. Ông đọc cuốn sách giới thiệu Pháp Luân Công và đã rút ra được những nguyên lý vĩ đại trong những trang sách đó. Ông học các bài công pháp của Pháp Luân Công và làm theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày.

Chẳng bao lâu, tất cả bệnh tật của ông Khảo đều biến mất. Ông trở nên khỏe mạnh và tinh thần rất cao. Thấy sự thay đổi kinh ngạc của chồng, vợ ông cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Khảo đặt ra những yêu cầu nghiêm túc cho chính mình theo Chân – Thiện – Nhẫn. Khi ông là giám đốc của Nhà máy Đồ điện Mỏ Vàng Chiêu Viễn, ông hành xử theo luật và coi nhẹ lợi ích cá nhân. Ông chăm sóc từng công nhân và bảo đảm chi trả lương, thưởng và những lợi tức khác đúng thời hạn.

Nhân cách cao thượng của ông thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ và cẩn thận. Kết quả là, sản phẩm của nhà máy có chất lượng và số lượng cao. Khách hàng rất vui, và nhà máy có lợi nhuận tốt. Ông Khảo tử tế và chân thành, luôn sẵn lòng giúp người khác. Sếp của ông và khách hàng ca ngợi về ông.

Ông Khảo kết luận: “Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tầm nhìn thế giới của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Tôi coi danh lợi rất nhẹ và luôn cố nghĩ cho người khác trước. Xuất phát điểm của tôi trong làm nghiên cứu và kinh doanh là đóng góp cho xã hội và cho mọi người”.

“Tôi biết là những vinh dự và thành tựu của tôi là kết quả của việc tu luyện Pháp Luân Công. Trước đó, tôi rất yếu, và có quá nhiều bệnh tật, nên tôi chỉ có thể chăm sóc bản thân mình – chứ đừng nói tới phát minh bất kỳ cái gì!”

****

Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, là một môn khí công tu Phật, vừa luyện thân thể theo 5 bài khí công, vừa tu tâm tính theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng từ năm 1992.

Chỉ thông qua người truyền người, tâm truyền tâm, đến nay Pháp môn đã được phổ truyền trên 114 quốc gia trên thế giới với hơn 100 triệu người theo học. Mặc dù được công nhận và chào đón bởi chính phủ và người dân của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Canada, Mỹ, Úc, Ukraina, Ấn Độ…, nhưng tại Trung Quốc, môn tu luyện đã bị đàn áp khốc liệt kéo dài 18 năm qua.

Giang Trach Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cảm thấy sự phổ biến rộng rãi của môn tu luyện là một mối đe dọa với hệ tư tưởng vô Thần của ĐCSTQ và đã ban hành một mệnh lệnh cấm Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 mặc dù vấp phải sự phản đối của 8 Ủy viên thường trực Bộ Chính trị.

Theo minghui.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!