Hà Nội: 90% người được hỏi đồng tình bỏ loa phường

25/02/17, 15:43 Việt Nam

Theo kết quả khảo sát về loa phường trên cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội, tính đến đầu giờ chiều nay (25/2), có gần 90% ý kiến tham gia đánh giá cho rằng “không cần thiết duy trì loa phường”.

Hà Nội đã hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về loa phường với kết quả đa số đề nghị không nên duy trì hệ thống thông tin này.
Hà Nội đã hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về loa phường với kết quả đa số đề nghị không nên duy trì hệ thống thông tin này.

Hôm nay 25/2, việc lấy ý kiến nhân dân về loa phường trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố (https://hanoi.gov.vn) sẽ kết thúc. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho hay, từ kết quả khảo sát và lấy ý kiến một số khu dân cư, Sở sẽ báo cáo lên UBND TP xem xét, quyết định.

Tính đến 10h ngày 25/2, trên 3.000 người tham gia khảo sát ở cổng giao tiếp thành phố. Trong đó, chỉ có trên 4% cập nhật thông tin qua loa phường; hơn 10% cho rằng thông tin từ loa phường là hữu ích và gần 4% ý kiến đồng tình với việc duy trì loa phường như hiện nay.

Đa số người tham gia khảo sát cho hay thông tin từ loa phường không có ích (gần 90%) và không nên duy trì loa phường như hiện nay (khoảng 90%). Số liệu khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ cập nhật thông tin qua Internet (trên 45%); đọc báo in (trên 10%); nghe đài (đài tiếng nói Việt Nam, hệ phát thanh Đài PTTH Hà Nội (gần 7%)…

Việc lấy ý kiến nhân dân về loa phường được thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Hội nghị của Sở Thông tin thành phố (ngày 9/1). Tại hội nghị, ông Chung cho rằng, loa có tác dụng lớn ở thời kỳ bao cấp nhưng với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, cần xem xét loa phường còn phù hợp hay không.

“Nếu loa phường không hiệu quả thì mạnh dạn đề xuất bỏ đi. Loa đã hoàn thành sứ mệnh của nó”, Chủ tịch Hà Nội nói và giao Sở Thông tin đánh giá hiệu quả trong quý I năm 2017.

Kết quả lấy ý kiến nhân dân về loa phường trên cổng giao tiếp điện tử Hà Nội đến 10h ngày 25/2. (Ảnh chụp màn hình)
Kết quả lấy ý kiến nhân dân về loa phường trên cổng giao tiếp điện tử Hà Nội đến 10h ngày 25/2. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 6/2, trong buổi làm việc của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội với các sở ngành, Giám đốc Sở Tài chính đã báo cáo sơ bộ về ngân sách thành phố chi hàng năm để duy trì hệ thống loa phường.

“Rất tốn. Mỗi phường một năm chi mất mấy trăm triệu. Hiện nay chất lượng tin phát hành rất thấp”, Chủ tịch Hà Nội cho biết. Ông Chung đề nghị Sở Thông tin sớm có đánh giá khách quan, để thành phố có cơ sở đưa ra những cơ chế phù hợp.

Ở góc nhìn khác, tại buổi làm việc của lãnh đạo Thành ủy Hà Nội với quận Ba Đình sáng 14/2, Phó giám đốc công an thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Bạch Thành Định đã đưa ra quan điểm cần giữ hệ thống loa phường vì đó là thông tin truyền thông trực tiếp đến người dân để họ nắm được chủ trương chính sách của đảng, nhà nước.

“Loa phường chính là sức mạnh của chính quyền, sợi dây nối giữa dân và đảng, chính quyền và dân. Bởi nếu chúng ta buông cái này là chúng ta mất”, Tướng Định nói.

Gần 90% người tham gia đánh giá cho rằng cần phải loại bỏ loa phường, điều đó cho thấy rằng loa phường đã không còn phù hợp với thời đại hiện nay nữa. Dạo quanh một số bài viết trên các báo, có thể nhận thấy người dân đều cảm thấy khó chịu với hình thức phát thanh này.

Ý kiến của bạn đọc trước thông tin 90% người khảo sát muốn bỏ loa phường. (Ảnh chụp màn hình)
Ý kiến của bạn đọc trước thông tin 90% người khảo sát muốn bỏ loa phường. (Ảnh chụp màn hình)

Một bạn đọc ở TP HCM chia sẻ: “Sao Hà Nội rối thế nhỉ. Trong Sài Gòn người ta bỏ mấy chục năm rồi các bác ơi… Để làm gì ??? Sao phải ý kiến gì tốn thời gian và tiền bạc. Thấy không cần thiết là bỏ”. 

Một người khác lại viết: “Mỗi phường một năm chi mất mấy trăm triệu cho loa phường. Vậy toàn thành phố mỗi năm sẽ chi bao nhiêu tỷ, chục tỷ hay trăm tỷ, trong khi hiệu quả lại rất thấp, làm phiền vì tiếng ồn. Nên mạnh dạn bỏ loa phường luôn đi thì người dân sau này còn nghĩ đến loa phường như một kỷ niệm, như tem phiếu, như đăng ký xe đạp. Số tiền tiết kiệm được sẽ chi cho nhiều việc hữu ích cho phong trào lập lại trật tự xã hội”.

Theo Vnexpress

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này