Gương người xưa: Cự tuyệt sắc dục được thiên thượng ban phúc báo

09/09/21, 09:40 Đọc & Suy ngẫm
Phóng túng sắc dục sẽ phạm vào thiên lý, làm tổn hại âm đức, mất đi tiền đồ của bản thân. (Ảnh minh hoạ. Nguồn: Fotolia)

Người hiện đại thường cho rằng chỉ cần mình cố gắng học tập, công tác, là có thể có tiền đồ rộng lớn, thậm chí có thể cải biến vận mệnh. Quan niệm này liệu có đúng? Người xưa có cái nhìn hoàn toàn khác…

Gương người xưa: Cự tuyệt sắc dục được thiên thượng ban phúc báo.1
Phóng túng sắc dục sẽ phạm vào thiên lý, làm tổn hại âm đức, mất đi tiền đồ của bản thân. (Nguồn: Fotolia)

Người xưa cho rằng, một người có thể tên đề bảng vàng, khoa cử cao trung, ngoại trừ văn chương làm được có tốt hay không, thường thường còn phải là một người biết coi trọng đức hạnh, được âm đức của tổ tiên để lại mới có thể làm quan.

Như vậy đối với người dâm tà, ham mê sắc dục, thiên thượng sẽ an bài đường đời anh ta như thế nào đây?

Theo ‘Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn’ có ghi lại, Đế Quân từng nói: “Tham đắm sắc dục, người có hành vi bất chính, làm dơ bẩn và tổn hại bản tính, danh tiết của chính mình, làm trái thiên lý, sẽ phải bị trừng phạt. Trời xanh ban xuống hạnh phúc và ân huệ, chỉ có người coi trọng đức, giữ thân trong như ngọc mới đắc được. Ta vào hai mùa Xuân Thu ở trường thi, mỗi lần đến lúc lột bỏ hoặc ban cho người nào đó công danh, phàm mà bị ta lột bỏ công danh bổng lộc và chức quyền, phần lớn là do sinh lòng tham lam và làm băng hoại đạo đức, hơn nữa tạo thành bại hoại lễ tiết, đến nỗi cả đời thất vọng, cả đời hỗn độn. Mà có người chỉ vì một niệm thiện đã được phúc báo.”

Dưới đây là 2 câu chuyện được ghi chép trong lịch sử, minh chứng rõ ràng cho việc nhân quả báo ứng.

Làm việc trái lương tâm bị tước bỏ trạng nguyên

Mê đắm sắc dục sẽ khiến hao tổn âm đức hủy hoại tiền tài. (Ảnh qua Sina)

Triều Đại Nam Tống, Giang Châu có một tú tài gọi là Phan Ngộ, cha anh ta là Phan Lãng đã từng làm thái thú Trường sa, sau từ quan về ở ẩn tại nhà. Phan Ngộ sau khi đỗ đầu tỉnh muốn từ biệt cha mẹ đến Lâm An thi hội. Vào đêm hôm đó, khi cha anh ta vừa lên giường nằm ngủ, liền mơ thấy cờ màu phấp phới, cổ nhạc vang trời, một đám người đưa tấm biển trạng nguyên vào cửa, trên biển đề 2 chữ Phan Ngộ. Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy, Phan Lang liền nói cho con trai biết. Phan Ngộ vô cùng cao hứng, cho rằng con đường công danh sau này không có gì phải lo lắng nữa, một đường hát vang chè chén, tâm tình vui vẻ.

Không lâu sau khi đến Lâm An, anh ta liền tìm được một cái quán trọ nhỏ để ngủ qua đêm. Chủ tiệm chào đón hỏi: “Ngài có phải họ Phan không?” Phan Ngộ nói: “Đúng vậy. Làm thế nào ngài biết được?” Chủ tiệm nói: “Đêm qua ta nằm mộng thấy thổ địa đến nói ‘Đây là khoa trạng nguyên họ Phan, ngày mai buổi trưa ngài sẽ đến, nhà ngươi coi nghênh đón cẩn thận!’ Ngài chính là ứng vào giấc mộng đó. Nếu không ngại tệ xá tùy tiện vô lễ, thì có thể nghỉ lại tại đây được không?”

Phan Ngộ đồng ý rồi lệnh cho người nhà vận chuyển hành lý đến để nghỉ lại. Chủ tiệm có đứa con gái, nghe được cha nói rằng anh ta ứng mộng, biết được Phan Ngộ sẽ đỗ trạng nguyên, nên đối với anh ta rất có cảm tình. Phan Ngộ thấy cô gái trẻ tuổi, tướng mạo xinh đẹp, liền đem nhẫn vàng hai miếng, một cái trâm ngọc, sai người hầu đưa cho cô gái, hẹn giờ gặp mặt.

Cô gái vui vẻ tiếp nhận, cởi túi thêu bên hông làm quà đáp lễ, cũng giao hẹn sẽ gặp nhau lúc cha đi ra ngoài, hoặc lúc đi vào thư phòng. Phan Ngộ nhận được tín vật thì vui mừng, sốt ruột muốn gặp cô gái nhưng liên tiếp mấy ngày liền đều không có cơ hội. Mãi cho đến lúc thi xong về, được, chủ tiệm thiết yến tiệc khoản đãi, cùng nhau uống rượu đến khuya, mãi cho đến khi chủ tiệm say mèm. Phan Ngộ về đến phòng, vừa định đi ngủ chợt nghe âm thanh gõ cửa nhẹ nhàng. Anh ta liền mở cửa xem là ai. Thấy đúng là con gái chủ tiệm, liền vui mừng tằng tịu với cô gái. Phan Ngộ còn ước định rằng, sau này khi thành danh, sẽ lấy cô làm tiểu thiếp.

Tới một đêm nọ, người cha Phan Lãng ở nhà lại mộng thấy giấc mơ về cổ nhạc và cờ màu y như cũ, nhưng tấm biển trạng nguyên lại đi ngang qua cửa. Phan Lãng trong mộng thấy vậy liền hô: “Đây là nhà của ta, Cờ, Biển ơi”. Người đưa tấm biển bèn đáp: “Không phải!” Phan Lãng đuổi theo ra nhìn, quả nhiên là một cái tên khác rồi.

Người giữ tấm biển thấy cha Phan lãng đuổi theo liền nói: “Khoa trạng nguyên vốn là con ngươi, bởi vì làm việc sai trái, nên Thiên Đế ra lệnh tước bỏ tiền đồ, đổi một người khác rồi!” Phan Lãng bừng tỉnh, bán tin bán nghi. Khi trời vừa sáng liền chạy ra chợ nhìn bảng cáo thị, thì thấy trạng nguyên quả là tên của người khác, con trai thì thi rớt rồi.

Phan Lãng buồn rầu, ngồi chờ con trai ở cửa. Khi vừa thấy Phan Ngộ trở về, liền hỏi anh ta: “Có phải ngươi đã làm việc gì sai trái không?” Phan Ngộ chống chế không được đành phải nói thật. Người cha thở dài mãi không thôi. Qua một thời gian ngắn, Phan Ngộ nhớ mong con gái của vị chủ tiệm kia, liền sai người mang tiền với tơ lụa đến thăm, nhưng nàng đã hôn phối với người khác rồi! Trong tâm cảm thấy thực sự hối hận. Về sau ngay cả đi thi nhiều lần nhưng cũng không đỗ, cuối cùng buồn bực, sầu não mà chết.

Câu chuyện nhân quả của cha Vương Dương Minh

Người bị Thần linh tước bỏ công danh bổng lộc thường là do sinh lòng tham lam và làm băng hoại đạo đức. (Ảnh qua Facebook)

Một câu chuyện nhân quả khác kể về Vương Hoa, cha của Vương Dương Minh, nhà tư tưởng, nhà giáo dục dưới thời nhà Minh.

Vương Hoa lúc còn thanh niên làm nghề dạy trẻ trong một gia đình giàu có. Bởi vì ông nhân phẩm tốt, học vấn lại cao nên vị phú ông vô cùng yêu thích tài học của ông. Phú ông có rất nhiều tỳ nữ, thê thiếp, chỉ tiếc một điều là không có con.

Vào một đêm nọ, có một vị thiếp tuổi trẻ đi vào phòng ngủ cùa Vương Hoa ngỏ ý muốn được làm việc trai gái. Vương Hoa một mực cự tuyệt. Cô gái kia thấy vậy liền đưa ra một tờ giấy rồi nói: “Đây là ý của chủ nhân!” Vương Hoa ngó vào thấy trên giấy viết ‘Dục cầu nhân gian tử’ (tức là Muốn tìm một đứa con). Vương Hoa lập tức nhấc bút viết bên cạnh một dòng chữ “Khủng kinh thiên thượng Thần” (tức là Sợ kinh động đến Thần trên cao), cự tuyệt không chấp nhận cô gái kia. Trời vừa tảng sáng, Vương Hoa liền lập tức thu dọn đồ đạc rời đi.

Về sau, phú ông mời một vị đạo sĩ đến dâng lễ cầu phúc. Thấy lão đạo sĩ tay cầm tờ sớ, quỳ mãi không đứng dậy. Phú ông thấy kỳ quái, bèn hỏi thăm nguyên nhân. Lão đạo sĩ liền nói: “Vừa rồi tôi dâng sớ đến Nam Thiên Môn, gặp ngay lúc chúng Thần trên thiên thượng đang nghênh đón một vị trạng nguyên, cho nên phải đợi thật lâu mới được thông qua!”

Phú ông hỏi: “Trạng nguyên đó là ai?” Đạo sĩ đáp: “Không rõ danh tính, chỉ thấy phía trước ngựa của trạng nguyên có lá cờ hai mặt, trên lá cờ có ghi câu đối: ‘Dục cầu nhân gian tử, khủng kinh thiên thượng thần’.”

Không lâu sau Vương Hoa quả nhiên đậu trạng nguyên, sau làm quan đến Lại Bộ Thượng Thư, lấy vợ là Trịnh Thị, gia đình đầm ấm hạnh phúc. Lúc Vương Dương Minh được sinh ra, bà nội của ông từng mộng thấy cờ bay phấp phới, một nhóm tiên nhân rẽ mây lành để tiễn đưa một đứa bé đến nhà. Một vị thượng tiên cười nói: “Quý nhân đã đến”, sau đó liền cùng các tiên nhân khác rẽ mây mà đi.

Mẹ của Vương Hoa vừa bừng tỉnh liền nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Đầy tớ ở đâu chạy vào bẩm báo, Trịnh phu nhân đã sinh hạ được một đứa con, cũng chính là Vương Dương Minh. Vương Dương Minh lớn lên tận sức mở trường học, đề cao cái thiện, công danh và học vấn của ông, cổ kim đều tôn sùng.

Ông còn để lại rất nhiều cách ngôn như: “Sở dĩ làm bậc thánh, là vì thấu hiểu thiên lý, chứ không phải dựa vào tài năng. Cho nên, tuy là người thường, mà chịu học hỏi, làm cho tâm này thuận theo thiên lý, thì cũng có thể trở thành thánh nhân”; “Trời đất tuy lớn, nhưng chỉ cần một niệm hướng thiện, trong tâm còn có lương tri, mặc dù là phàm phu tục tử, đều có thể trở thành thánh nhân”. Hành động của hai cha con đều là từ “Lương tri”, trở thành giai thoại cho hậu nhân lưu truyền.

Có thể thấy, chỉ vì Vương Hoa làm việc có âm đức, về sau công danh hiển đạt; Phan Ngộ vốn nên đỗ trạng nguyên, nhưng bởi vì cùng con gái chủ tiệm làm việc vô lễ, nên đã cải biến vận mệnh hoàn toàn. Đây không phải là bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho người ta hay sao?

Duyên phận vợ chồng chính là trời định cho con người, người xưa xem trọng luân lý, danh tiết, đối với quan hệ nam nữ không nên có thì rất xem trọng, bởi nếu không sẽ làm tổn hại thiên lý, tổn hại lương tâm, bại hoại đạo đức, làm loạn luân thường đạo lý, tổn hao âm đức, mất đi tiền đồ. Kỳ thực, đây là Thần cấp quy phạm và chế định cho con người, cũng không phải vì cuộc sống trong xã hội hiện đại như thế nào đó mà thay đổi.

Người xưa nói: “Trời xanh thăm thẳm không thể dối, một ý khởi lên Thần đã hay”. Người hiện đại thường hay phàn nàn cuộc sống không như ý, việc đời vất vả, nhưng chưa bao giờ từng suy nghĩ, bản thân đã dựa theo quy phạm làm người để hành xử chưa? Đây quả thực là vấn đề đáng để mọi người suy nghĩ sâu xa.

Tuệ Tâm (Biên dịch)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này