Giá trị thẩm mỹ của hội họa Trung Quốc nằm ở cảnh giới tư tưởng

24/04/13, 18:45 Cổ Học Tinh Hoa

Hội họa Trung Quốc có một lịch sử truyền thừa lâu dài và nguồn gốc văn hóa thâm sâu. Nó nhấn mạnh vào tư tưởng nghệ thuật và cảnh giới mà sự vật biểu hiện.

Cây sơn trà và chim sơn ca trong bức họa từ triều Nam Tống của Trung Quốc (1127-1279) (Wikipedia)

Thông qua sự miêu tả của người họa sĩ về nhân vật, sự vật, hay cách bài trí, người xem có thể cộng hưởng và thưởng thức các tiêu chuẩn thẩm mỹ thích hợp, các lằn mức đạo đức, từ đó nắm được ẩn ý và đạo lý nhân sinh cũng như các cảnh giới cao hơn trong vũ trụ.

Có ba loại ý tưởng nghệ thuật chính trong tranh vẽ Trung Quốc: (1) phóng khoáng và chân chính, tự nhiên và thăng bằng, hài hòa; (2) cao quý, tao nhã, đẹp, uy nghi và trang trọng; (3) tĩnh mịch, trang nghiêm và trầm tĩnh.

Đây là ba loại phong cách nghệ thuật chính thống được tán thưởng trong lịch sử, và một sáng tác chỉ được coi là tốt khi nó đáp ứng được một trong ba tiêu chuẩn này.

Dựa trên những ranh giới này, nếu tác phẩm bao hàm một bầu không khí trung liệt, chính trực, thẳng thắn, hay vẻ tao nhã cổ điển của sự giản đơn, thì nó sẽ được đánh giá rất cao. Những bức họa về Thần, Phật, vũ trụ rộng lớn, chí sĩ có khí phách, cũng như tranh vẽ hoa mai nở, hoa phong lan, tre, và hoa cúc là những thí dụ điển hình.

Ngô Đạo Tử, một họa sĩ đời Đường, được tôn vinh là “đệ nhất thánh họa”. Ông đã vẽ nhiều bức bích họa Phật và Đạo với các thần thái khác nhau, trong hơn 400 gian phòng ở các ngôi chùa tại Trường An và Lạc Dương.

Các bức vẽ triển hiện sự trang nghiêm của Thần Phật và sự huy hoàng của thánh cảnh nơi thiên quốc. Khi ông vẽ tranh trong chùa Hưng Thiện ở Trường An, các cư dân Trường An, bao gồm cả già cả trẻ, đều tới xem, trầm trồ và thán phục ông.

Các bức tranh của ông làm cảm động nhân tâm của mọi người nhờ triển hiện ánh quang minh của Thần Phật và tôn vinh lý tưởng cao thượng. Sự từ bi và thuần thiện của Thần là một nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của người họa sĩ, và có sức lôi cuốn người xem. Mọi người ngày càng bị thuyết phục rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, và họ trở nên ngày càng kiên định hơn trong ý chí tu Đạo.

Danh họa đời Đường Diêm Lập Bản từng vẽ những bức chân dung Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân của triều Đường, “Chân dung Thái Tông” – và các viên quan – “24 công thần Lăng Yên” – trông giống như thật, điều khiến ông có được danh hiệu “vị thần vẽ tranh”.

Bức họa “Tây Vực đồ” miêu tả cảnh các nhân vật và sự kiện của những nhóm dân tộc thiểu số khác nhau nơi hẻo lánh, đã cho thấy mối quan hệ hữu hảo và hài hòa giữa các nhóm dân tộc thiểu số trong triều đại nhà Đường.

Một bức vẽ khác của ông: “Ngụy Chinh tiến gián đồ”, miêu tả cảnh đại thần Ngụy Chinh đưa ra lời can gián ngay thẳng với Hoàng đế Thái Tông, và cho thấy mỹ đức tốt đẹp của vị Hoàng đế khi chấp nhận lời can gián. Tất cả những bức họa này đều ca tụng sự phồn vinh của thời “thịnh thế thiên triều” dưới thời Đường, đồng thời cũng mang theo tinh thần hướng thượng và hoài cổ.

Cách sử dụng “bỉ đức” (ẩn dụ về đạo đức) là một trong những đặc tính của văn hóa Trung Hoa. Nó đưa ra sự tương đồng giữ một số sự vật nhất định với đạo đức của con người. Thí dụ, cây tre tượng trưng cho “trinh tiết”, hoa mai tượng trưng cho “khí phách”, hoa cúc tượng trưng cho “đức dũng”,… tất cả đều nhằm ca ngợi đạo đức của con người.

Danh họa thời Nguyên, Vương Miện tự coi mình có phẩm cách như hoa mai nở trong suốt cuộc đời ông. Ngoài vẽ tranh, ông còn làm thơ, từ đó đưa hàm nghĩa độc đáo vào các bức tranh của mình.

Hội họa Trung Quốc rất chú ý tới hàm nghĩa đằng sau và nghĩa rộng được trình bày trong toàn bức tranh. Khi người xem đồng cảm với người họa sĩ, người xem sẽ hiểu được trạng thái tâm hồn của người họa sĩ mà không cần phải giải thích. Điều này đòi hỏi người họa sĩ không chỉ có kỹ thuật siêu phàm để sáng tạo được một tác phẩm hoàn hảo, mà còn phải có tiêu chuẩn đạo đức rất cao.

Cổ nhân Trung Quốc viết về hội họa như sau: “Người học vẽ đầu tiên phải thiết lập phẩm đức, khi đó các bức vẽ sẽ tự nhiên mang theo sắc thái chính đại quang minh. Văn như thế nào thì người như thế ấy, và điều này cũng đúng cho cả hội họa.” Do vậy, sự tu dưỡng đạo đức của người họa sĩ và nền tảng văn hóa của người ấy trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng của bức vẽ. Và để làm tốt việc vẽ tranh, đầu tiên người ta cần phải làm một người tốt.

Tư tưởng nghệ thuật trong hội họa Trung Quốc có thể cho phép người xem vượt qua sự hạn chế ở bề mặt của vật thể hay cảnh trí được miêu tả trong bức tranh, và tiến vào thời-không vô hạn để lĩnh hội được triết lý về nhân sinh, lịch sử và vũ trụ.

Nghệ thuật, và cũng như bất kỳ thứ gì khác, không thể tách khỏi sự chỉ đạo của các nguyên lý. Thực hành các nguyên lý chân chính, và tuyên dương những nguyên lý về cái Thiện bằng nhiều cách khác nhau không chỉ là trách nhiệm của người họa sĩ, mà còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta.

Trí Chân
(Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện