Già làng mở lối thoát nghèo cho đồng bào
Sinh ra tại vùng đất nghèo khó Đác T’lùng, thấm cái đói nghèo cứ đeo đẳng mãi. Đi bộ đội thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, già A Sreng được chỉ dẫn cách trồng lúa nước. Xuất ngũ, già về tham gia làm cán bộ xã một thời gian rồi về làng. Từ những kinh nghiệm học hỏi được trong thời gian đi bộ đội và làm cán bộ xã, già A Sreng là người đầu tiên của thôn Kon Keng khai hoang ruộng nước để trồng lúa. Thấy A Sreng trồng được nhiều lúa, mọi người trong làng làm theo. Nhờ vậy mà người Kon Keng đuổi được cái đói ra khỏi làng. Không còn đói nhưng Kon Keng còn nghèo lắm. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và tự học hỏi qua sách, báo, A Sreng đã mạnh dạn xây chuồng trại để nuôi con dúi, con nhím, con ba ba và đào ao thả cá. “Mình không có vốn nên chỉ đầu tư nhỏ thôi, nuôi thử nghiệm để bà con trong làng làm theo”, A Sreng nói.
Vườn huỳnh đàn đỏ của gia đình già làng A Sreng.
Sinh ra tại vùng đất nghèo khó Đác T'lùng, thấm cái đói nghèo cứ đeo đẳng mãi. Đi bộ đội thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, già A Sreng được chỉ dẫn cách trồng lúa nước. Xuất ngũ, già về tham gia làm cán bộ xã một thời gian rồi về làng. Từ những kinh nghiệm học hỏi được trong thời gian đi bộ đội và làm cán bộ xã, già A Sreng là người đầu tiên của thôn Kon Keng khai hoang ruộng nước để trồng lúa. Thấy A Sreng trồng được nhiều lúa, mọi người trong làng làm theo. Nhờ vậy mà người Kon Keng đuổi được cái đói ra khỏi làng. Không còn đói nhưng Kon Keng còn nghèo lắm. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và tự học hỏi qua sách, báo, A Sreng đã mạnh dạn xây chuồng trại để nuôi con dúi, con nhím, con ba ba và đào ao thả cá. “Mình không có vốn nên chỉ đầu tư nhỏ thôi, nuôi thử nghiệm để bà con trong làng làm theo”, A Sreng nói.
Vào những năm 2006-2007, khi những cánh rừng gỗ sưa của địa phương bị tàn phá do cơn sốt gỗ, già A Sreng suy nghĩ nếu không trồng được giống cây này thì chỉ ít năm nữa giống gỗ sưa ở rừng đông Trường Sơn sẽ bị tận diệt. Nghĩ là làm, hai vợ chồng ông mạnh dạn bán con bò đực to nhất đàn được hơn bốn triệu đồng rồi lặn lội đi khắp vùng mua giống cây huỳnh đàn đỏ để về trồng trên rẫy. Đến nay sau gần 10 năm trồng cây, vườn rừng hơn 500 cây huỳnh đàn đỏ của gia đình ông đã cho kết quả. Mỗi cây có đường kính từ 10 cm đến 15 cm, cao từ ba đến bốn mét; những cây bắt đầu có lõi bán được từ bốn triệu đến năm triệu đồng/cây, tính ra vườn sưa của ông có trị giá hơn hai tỷ đồng. Đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe yếu nên mấy tháng nay già A Sreng giao toàn bộ vườn rừng, ao cá cho con gái là Y Mít cùng chồng là A Kaih tiếp quản. Đầu tháng 5-2015, gia đình A Sreng bán 10 cây sưa được 50 triệu đồng để đưa ông đi TP Hồ Chí Minh khám bệnh. Ông bảo, “không được bán. Cây còn nhỏ, bán được ít tiền. Để lại vườn cây cho con cháu mai sau”. Phó Chủ tịch UBND xã Đác T'lùng Đỗ Xuân Linh cho biết: Theo gương già làng A Sreng, nhiều người dân ở các thôn, xã Đác T'lùng đã không còn phát rẫy mà chú tâm trồng lúa nước. Nhiều hộ dân còn cố gắng học Già trồng cây huỳnh đàn đỏ với ước mong thành vườn rừng như A Sreng. Bài và ảnh: ĐINH SỸ TẠO
|
Theo Nhân Dân