Gia Cát Lượng một đời tận tụy, lưu danh hậu thế 8 chữ vàng

21/06/18, 08:06 Cổ Học Tinh Hoa

Gia Cát Lượng cả đời tận trung, phò tá Lưu Bị vì sự nghiệp chấn hưng nhà Thục Hán, để lại cho hậu nhân một tấm gương sáng về một thừa tướng “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.

Gia Cát Lượng cả đời tận trung để lại cho hậu nhân một tấm gương sáng về một thừa tướng “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. (Ảnh minh họa từ internet)

>>> Bức thư Gia Cát Lượng gửi con trai khiến người đời sau phải nghiền ngẫm

Gia Cát Lượng xuất sơn làm quân sư cho Lưu Bị khi mới 27 tuổi, nhưng ông đã làm nên những trận chiến kinh điển xuất sắc. Từ cuộc hoả thiêu Tân Dã đến đại chiến Xích Bích; từ gảy đàn đuổi Trọng Đạt đến bảy lần bắt bảy lần thả Mạnh Hoạch; từ kế ‘Thuyền cỏ mượn tên’ cho đến việc lập đàn thất tinh cầu gọi gió Đông… Tất cả những mưu lược và kế sách của ông đã làm nên tên tuổi của một chiến lược gia vĩ đại.

Nhưng cuộc đời của bậc quân sư tài ba ấy cũng lại ngắn ngủi. Cả cuộc đời mình, ông không theo đuổi danh lợi, mà chỉ một lòng một ý phò tá Lưu Bị phục hưng nhà Hán, đặt sự hưng vong của quốc gia lên trên danh lợi và vinh nhục của cá nhân mình.

Chân dung Gia Cát Lượng. (Ảnh: wikipedia)
  1. Sau khi chết vẫn đẩy lùi quân địch

Gia Cát Lượng là Thừa tướng nước Thục, cả đời cúc cung tận tụy, thậm chí khi biết bản thân không thể sống lâu được nữa, ông đã viết lại binh thư, kế sách, dặn dò di ngôn, chỉ vì muốn quân Thục có thể an toàn bảo trì lực lượng. Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng viết tờ di biểu dâng lên hậu chủ, xong xuôi lại dặn dò Dương Nghi rằng:

“Sau khi ta chết không thể làm đám tang, phất cờ đánh trống, các ngươi hãy làm một cái bàn thờ lớn, để thi thể của ta ngồi ở trên, trong miệng ngậm bảy hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng, trong quân cứ giữ vẻ yên ổn như thường, không được than khóc buồn bã. Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng thăng lên được.

Tư Mã Ý thấy sao Tướng Tinh không sa xuống, tất nhiên sẽ không dám hành động sơ suất, quân ta mới có thể âm thầm từng nhóm từng nhóm chậm rãi rút lui. Nếu như Tư Mã Ý đuổi theo, ngươi nên dàn thành trận thế, quay cờ đánh trống trở lại, rồi đẩy xe có tượng gỗ của ta ra phía trước quân, lệnh cho tất cả tướng sĩ đứng dàn hai bên trái phải, Tư Mã Ý nhìn thấy, tất sẽ sợ hãi bỏ chạy”.

Quả nhiên không ngoài dự liệu của Khổng Minh, Tư Mã Ý quan sát thiên văn thấy một ngôi sao lớn màu đỏ, tia sáng toả ra bốn phía, từ phía Đông Bắc chạy về hướng Tây Nam, sau đó đến thẳng Thục doanh. Ba lần sa xuống, lại ba lần vụt lên, tiếng chuyển ầm ầm.

Tư Mã Ý vui mừng la lớn: “Khổng Minh chết rồi!”. Lập tức truyền lệnh khởi binh đuổi đánh, nhưng vừa ra khỏi cửa trại lại nổi tâm đa nghi: “Khổng Minh có tài phù phép, có thể sai khiến thần Lục Đinh, Lục Giáp. Nay thấy ta không ra đánh, cho nên làm ra thuật này để dụ ta đây, nếu ta đuổi theo, tất sẽ trúng kế”.

Nghĩ thế rồi quay ngựa trở vào, không đi nữa, chỉ sai Hạ Hầu Bá dẫn vài chục quân binh âm thầm đến gò Ngũ Trượng do thám tình hình.

Nhận được tin báo quân Thục đều đã rút binh, Tư Mã Ý mới lập tức gấp gáp hạ lệnh đuổi theo, lúc này mới khẳng định: Khổng Minh quả nhiên đã quy tiên. Tuy nhiên khi quân Tư Mã ý đuổi đánh, quân Thục làm theo lời dặn dò của Khổng Minh, đẩy xe có tượng gỗ ra trận, dọa cho Ngụy quân kinh hoàng, hồn bay phách tán, buông vũ khí bỏ chạy.

Trận chiến này đã trở thành trò cười cho thiên hạ. Sau này trong dân gian lưu truyền câu nói, về sau đã trở thành tục ngữ phương ngôn: “Tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt”, ý rằng Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống. (Tam Quốc Diễn Nghĩa hồi 104: “Rơi sao lớn, thừa tướng quy thiên; Trông tượng gỗ, Nguỵ quân mất vía”).

  1. Không kịp quy ẩn

Khi Lưu Bị sắp lâm chung tại thành Bạch Đế, ông đã ký thác tất cả hy vọng và sự tin tưởng chân thành vào Gia Cát Lượng: “Phiền thừa tướng nói với Thái tử Thiền rằng, mệnh lệnh đừng ra quá nhiều mà nhiễu loạn. Phàm mọi việc đều nhờ thừa tướng dạy dỗ!”.

Sau đó Lưu Bị một tay gạt nước mắt, một tay nắm chặt bàn tay Gia Cát Lượng mà rằng: “Tài năng của khanh hơn Tào Phi cả chục lần, ắt có thể an bang trị quốc, cuối cùng ắt thành đại sự”.

Lưu Bị thậm chí còn nguyện ý nhường lại ngôi vua cho Gia Cát Lượng: “Nếu thái tử có thể phò tá thì phò tá. Nếu y bất tài thì khanh tự mình có thể trở thành chủ của thành đô”.

Nhưng Gia Cát Lượng không dám nhận đại lễ này. Ông chỉ có thể tận trung tận lực báo đáp ân tình 3 lần Lưu Bị tới lều cỏ mời ông xuất sơn và cái nghĩa gửi gắm thái tử mà thôi.

Dẫu Gia Cát Lượng sớm đã biết trước kết quả sẽ như thế nào, nhưng ông vẫn muốn kiên trì hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, thành tựu đại nghĩa nghìn thu cho con cháu ngày sau.

Tam Quốc Diễn Nghĩa hồi 38: “Long Trung quyết kế thiên hạ chia ba; Tôn thị báo thù, Trường Giang đại chiến” có đoạn: “Ngày kế tiếp, Gia Cát Quân quay trở lại, Khổng Minh dặn dò: ‘Ta chịu ơn Lưu hoàng thúc ba lần hạ cố, không thể không ra mặt. Đệ có thể tự mình canh tác, đừng bỏ hoang ruộng nương. Đợi ngày ta xong việc sẽ lại quy ẩn’ “.

Gia Cát Lượng không phải là người cầu danh lợi, ông chỉ vì muốn báo ơn tri ngộ với Lưu Bị, sau đó giống như Trương Lương mà quy ẩn. Chỉ tiếc đang trên đường báo ân thì mất.

Lưu Bị 3 lần đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp. (Ảnh minh họa: internet)

Sau khi Lưu Bị băng hà, một mình Gia Cát lượng gánh vác trọng trách phục hưng nhà Hán. Mọi việc ông đều phải tự mình lo liệu, ăn ít đi, việc nhiều hơn, nhiều lần vì quá nhọc tâm mà đổ bệnh. Những gì ông phải gánh vác quả thực là quá lớn.

Gia Cát Lượng nhìn theo lá cờ lớn bay trước gió, lặng nhìn bốn chữ lớn “Phục hưng Trung Nguyên” mà nỗi thương cảm trào dâng trong lòng. Gia Cát Lượng bất giác ngửa mặt lên trời thở dài, than rằng: “Ta sẽ không bao giờ còn được lâm trận diệt địch phục hưng nhà Hán nữa rồi! Trời xanh lồng lộng sao lại bắt ta phải rời đi sớm như vậy? Ta thực chẳng cam lòng!”.

Tiếng thở dài hòa cùng gió thu nơi Ngũ Trượng Nguyên dưới bóng hoàng hôn thành một dải, trời đất như cảm thương thay cho ông. Tướng tinh (ngôi sao ứng với thừa tướng) rớt xuống, từ đây Gia Cát Lượng bước xuống vũ đài lịch sử.

Gia Cát Lượng rời đi, nhưng vẫn lưu lại cho hậu nhân tấm gương sáng về một vị thừa tướng cả một đời vất vả, “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Ông xứng đáng là một vì sao sáng nhất trong bầu trời “Tam Quốc”.

>>> Gia Cát Lượng – Một đời tinh thông cũng không xoay nổi được mệnh Trời

>>> Kỳ nhân số 1 thời Tam Quốc, đến cả Gia Cát Lượng cũng phải nể trọng

Chân Chân, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!