Dồn nguồn lực cho ‘ngoại giao học thuật’

07/08/15, 03:45 Tin Tổng Hợp
(PL)- Đối với các nước có tiềm lực yếu hơn Trung Quốc, điều quan trọng trước hết là phải đào tạo được một đội ngũ học giả mạnh, có tính kết nối cao với cộng đồng học giả quốc tế.

(PL)- Đối với các nước có tiềm lực yếu hơn Trung Quốc, điều quan trọng trước hết là phải đào tạo được một đội ngũ học giả mạnh, có tính kết nối cao với cộng đồng học giả quốc tế.

Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc (TQ) vẫn khăng khăng sử dụng, tuyên truyền các luận điệu vô lý, trong khi xuất hiện một số học giả bắt đầu có xu thế “bênh vực” những yêu sách đơn phương của Bắc Kinh trên mặt trận biển Đông. Điều này đòi hỏi các nước liên quan, trong đó có Việt Nam phải đẩy mạnh kênh “ngoại giao học thuật”.

Tận dụng “ngoại giao học thuật”

Xuất phát từ nhiều yếu tố chủ quan (nguồn lực nghiên cứu chênh lệch; trình độ nghiên cứu chưa đồng đều; đạo đức nghiên cứu; các giả thuyết TQ mua chuộc học giả,…) có thể lý giải được tại sao cho đến nay cuộc tranh luận về biển Đông nói chung và những quan điểm, lập trường, yêu sách của TQ nói riêng vẫn chưa ngã ngũ, bất chấp những hành động hung hăng và táo bạo của Bắc Kinh bị bác bỏ mạnh mẽ dưới góc nhìn luật quốc tế cũng như những ai theo đuổi quan điểm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Trong thế trận ấy, các quốc gia còn chưa mạnh về nguồn lực cứng (tài chính, hạ tầng, phương tiện nghiên cứu…) phải nên có sự chuẩn bị về mặt kế hoạch, chiến lược, triển khai xây dựng lực lượng tri thức từ cộng đồng học giả, hướng tới mặt trận “ngoại giao học thuật”.

Theo nghiên cứu của ông James Borton (học giả khách mời của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) – ĐH Quốc gia TP.HCM, PV các vấn đề châu Á của tờ Washington Times) căng thẳng trên biển Đông hiện nay không đơn thuần là một cuộc khủng hoảng về địa chính trị mà còn là sự nhức nhối về sinh thái. Ước tính có khoảng 70%-90% lượng thủy sản đánh bắt được phụ thuộc vào các rạn san hô tại Đông Nam Á. Những rạn san hô này cũng hỗ trợ sự sinh tồn của gần 25% các loài cá trên thế giới. Thế nhưng tất cả môi trường sinh thái quan trọng này đang dần bị phá hủy.

Theo ông, cộng đồng khoa học hiện nay có vô số chứng cứ thuyết phục chứng minh rằng quá trình nạo vét xây đảo nhân tạo của TQ trên biển Đông đang phá hủy hệ sinh thái biển vốn đã mong manh trong khu vực. TQ gần đây khẳng định các đảo nhân tạo của họ là nhằm những mục đích “nhân đạo”, “dân sự”, làm các cơ sở hỗ trợ nghiên cứu về môi trường biển và phòng, chống thảm họa. Thế nhưng ngay cả các rạn san hô trong vùng biển gần bờ TQ cũng bị tàn phá nghiêm trọng bởi quá trình cải tạo đất, với quy mô và tốc độ nhỏ hơn nhiều so với những gì họ đang làm trên biển Đông.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (giữa) cùng các tác giả công trình nghiên cứu biển Đông, bài báođoạt giải thưởng Biển Đông 2014. Ảnh: TD

Ông James Borton cho biết các nhà sinh vật hải dương học đang ngày một nhất trí cần thiết lập kết nối giữa giới khoa học và các nhà hoạch định chính sách. Nếu không nhanh chóng “ra tay”, sự hủy hoại các rạn san hô và hậu quả đối với an ninh lương thực sẽ dẫn đến những thảm họa sinh thái trong tương lai. “Ngoại giao học thuật” chính là chất kết dính để xây dựng sự hợp tác giữa các quốc gia.

Ông dẫn chứng, Việt Nam cũng đã từng phối hợp thực hiện nhiều chuyến thám hiểm nghiên cứu hải trình và khoa học biển tại biển Đông cùng Philippines từ năm 1996 đến 2006. Những kinh nghiệm này là vô cùng quan trọng để hình thành một mô hình hợp tác về nghiên cứu khoa học biển tại khu vực. Các hợp tác nghiên cứu khoa học sẽ giúp tăng cường thông tin liên lạc, kênh đối thoại và sự hợp tác giữa các bên tranh chấp trong cùng một khu vực.

Việc hợp tác nghiên cứu, chia sẻ nguồn lực và phối hợp giám sát các dữ liệu có thể giúp thúc đẩy các nhà hoạch định đưa ra các quyết định với đầy đủ thông tin để cân nhắc hơn. Các nhà khoa học, các nhà quản lý chính sách và công chúng hiện nay đang ngày một kết nối hơn thông qua sự hỗ trợ của truyền thông xã hội. Sự kết nối mật thiết này sẽ dẫn dắt và định hình nên các chính sách cùng chung sống hòa bình và cùng quản lý nguồn tài nguyên biển quý giá giữa các quốc gia.

Đương đầu với sự “lôi kéo” từ TQ

Hiện nay, dù chưa phổ biến nhưng đã xuất hiện một số học giả quốc tế bắt đầu ủng hộ các quan điểm sai trái của TQ. Điều này đã góp phần “gây nhiễu” dư luận cũng như sự đồng thuận trong cộng đồng học giả quốc tế. Ví dụ như mới đây, nhà nghiên cứu người Úc Greg Austin trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat đã bất ngờ đưa ra các ý kiến sai lệch về số liệu cũng như cách ngụy biện về vấn đề biển Đông theo hướng có lợi cho những yêu sách trái luật quốc tế của TQ. Bài viết này ngay sau đó đã bị phản biện một cách xác đáng, dựa trên các lập luận pháp lý từ TS Nguyễn Hồng Thao (Học viện Ngoại giao) và nhận được nhiều sự chia sẻ của giới quan sát trong nước và quốc tế.

Bài phản biện của TS Nguyễn Hồng Thao (Học viện Ngoại giao Việt Nam)trên tạp chíThe Diplomat, phản bác các ý kiến sai lạc về số liệu cũng như cách ngụy biện của nhà nghiên cứu người Úc Greg Austin trong bài viết đăng trên cùng tờ báo. (Ảnh chụp từ DIPLOMAT)

Tại tọa đàm khoa học “Tranh chấp biển Đông – Vấn đề tư liệu và quan điểm chính thống” do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) và Trung tâm Nghiên cứu biển và đảo phối hợp tổ chức tại Trường ĐH KHXH&NV hôm 30-7, trả lời chúng tôi, TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, cũng nhận xét rằng việc TQ lôi kéo được nhiều nhà nghiên cứu “viết theo quan điểm” của Bắc Kinh là điều không khó để hình dung.

Vai trò học giả TQ và học giả “thân TQ” là những tác nhân góp phần củng cố, bồi đắp, thậm chí ngụy tạo những cơ sở pháp lý vốn rất yếu và mơ hồ của nước này nhằm tôn tạo sự hợp lý tối thiểu trong lập trường của chính phủ TQ. Vì thế đối với các nước có tiềm lực yếu hơn TQ, điều quan trọng trước hết là phải đào tạo được một đội ngũ học giả mạnh, có tính kết nối cao với cộng đồng học giả quốc tế. Đội ngũ này sẽ là lực lượng chủ đạo trong việc liên kết quan điểm, tri thức và tài liệu cho giới học giả quốc tế. Để từ đó thông qua các kỳ hội thảo hoặc các hoạt động giao lưu học thuật, cộng đồng học giả quốc tế sẽ hiểu đúng và hiểu đủ về quan điểm của các bên. Mặt khác, phải nhanh chóng xây dựng những cơ sở dữ liệu về các sự kiện trên biển Đông. Các nguồn dữ liệu này phải đầy đủ, khách quan và mở rộng quyền tiếp cận cho học giả quốc tế. Vì từ đó học giả quốc tế sẽ truy cập và sử dụng cho các nghiên cứu về biển Đông. Có nguồn tư liệu dồi dào, học giả các nước sẽ nhận thức được nhiều vấn đề và biết rằng nên ủng hộ quan điểm của ai, đồng thời sẽ phản biện những quan điểm trái chiều của các học giả khác.

“Chạy đà” từ lớp học giả trẻ

Lực lượng nghiên cứu trẻ của Việt Nam hiện tại có nhiều tiềm năng nhưng thiếu cơ hội kết nối và đóng góp. Có rất nhiều những người trẻ học ở nước ngoài, phương pháp giải quyết vấn đề và năng lực ngoại ngữ thực sự rất tốt. Nhưng thời gian tới, giới nghiên cứu trẻ về biển Đông của Việt Nam cần tự tin hơn, cần cù hơn, bài bản hơn để khẳng định mình trên các diễn đàn học thuật quốc tế. Các nhà nghiên cứu trẻ phải luôn tự trau dồi kiến thức, đặc biệt là ngoại ngữ. Bên cạnh tiếng Anh thì còn cần biết thêm một ngoại ngữ khác nữa, như tiếng Trung chẳng hạn. Phương pháp nghiên cứu cũng là một yếu tố cần được trau dồi một cách liên tục do mỗi học giả cần nhiều góc nhìn khác nhau để tiếp cận vấn đề. Ngoài ra cần có cơ chế khuyến khích sự tham gia của học giả trẻ vào dòng chảy của tranh luận và học thuật. Hiện tại, một số trung tâm nghiên cứu về quan hệ quốc tế hàng đầu đã bắt đầu liên kết lại với nhau, xây dựng một mạng lưới các học giả cả cũ lẫn mới, cả trong nước lẫn quốc tế. Cùng với mạng lưới này, các thông tin, kinh nghiệm và kiến thức mới nhất về biển Đông sẽ được chia sẻ, giúp các học giả trẻ trau dồi thêm. Đẩy mạnh xây dựng các dự án quy mô giúp xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đa ngành về biển Đông. Một khi được công bố rộng rãi, hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ góp phần nuôi dưỡng sự yêu thích nghiên cứu biển Đông không chỉ của giới nghiên cứu, mà là của giới trẻ nói chung. Công việc này rõ ràng cần sự tiên phong và chủ động của chính những người trong cuộc, những nhà nghiên cứu có tâm huyết.

THẾ PHƯƠNG,Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM

ĐỖ THIỆN – THANH DANH

Theo Pháp Luật TP.HCM

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả