Diệp Giản Minh – Nhân vật bí ẩn đứng sau bê bối của gia đình Biden là người như thế nào?

28/10/20, 14:49 Thế giới

Gần đây, thế giới đã được một phen chao đảo vì vụ rò rỉ ổ cứng máy tính của Hunter Biden, con trai của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Hoa Kỳ Joe Biden. Vụ việc này cũng làm nổi lên một nhân vật vô cùng kỳ bí là Diệp Giản Minh – chủ tịch của tập đoàn CEFC Trung Quốc. Các mối liên hệ lợi ích mờ ám giữa Diệp Giản Minh và Hunter Biden càng làm người ta thêm tò mò về con người bí ẩn này.

Diệp Giản Minh - Nhân vật bí ẩn đứng đằng sau bê bối của gia đình Biden là ai? (ảnh 1)
Từ trái sang phải, Diệp Giản Minh, Hunter Biden, Joe Biden. (Ảnh: TH)

Tổng hợp báo cáo từ truyền thông cho thấy, con trai của Joe Biden là Hunter Biden đã ký hợp đồng tư vấn với công ty CEFC China Energy do Diệp Giản Minh làm chủ tịch. CEFC China Energy ban đầu hứa rằng “chỉ cần giới thiệu” thì sẽ giúp Hunter kiếm được 10 triệu USD mỗi năm.

Trong email mà Hunter gửi đi tiết lộ rằng, bản thân Biden đã có thỏa thuận với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với tư cách là một “ông lớn”, ông ta từng nắm trong tay 10% cổ phần của công ty CEFC China Energy. Đối tác của Hunter là Tony Bobulinski, đã đưa ra một tuyên bố rằng “ông lớn” này chính là Biden.

Ngoài ra, các gia đình chính trị gia ở Washington đã nhận quỹ tài trợ từ CEFC bao gồm Hillary và Bill Clinton, và thậm chí có cả cựu Tổng thống Mỹ Obama cũng bị nghi ngờ là có dính líu. Ngoài ra còn có một danh sách dài các chính trị gia khác của đảng Dân chủ.

Vào năm 2018, tờ New York Times đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Làm cách nào mà Diệp Giản Minh bước vào được hành lang quyền lực ở Washington.” Trong đó có nói khái quát về cách mà Diệp Giản Minh đã cố gắng tạo mối quan hệ với những người có ảnh hưởng như gia đình Biden.

Bài báo viết, “Ông trùm dầu mỏ đang nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc Diệp giản Minh đã dám bước vào những nơi mà chỉ những công ty Trung Quốc có mối quan hệ chính trị cứng rắn nhất mới dám bước vào. Nhưng điều ông ấy muốn là tiến vào hành lang quyền lực của Washington – và đặt mục tiêu đạt được điều này.”

Tài liệu công khai cho thấy, Diệp giản Minh thành lập CEFC vào năm 2002 và thành lập trụ sở CEFC tại Thượng Hải vào năm 2009. CEFC được cho là công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Trung Quốc đại lục, Kể từ năm 2014, công ty CEFC China Energy đã được bầu chọn là Fortune Global 500 và đã lọt vào danh sách này 4 năm liên tiếp.

Kể từ năm 2015, CEFC đã mua lại các doanh nghiệp liên quan đến năng lượng ở Romania, UAE, Nga và Chad với giá ít nhất 1,7 tỷ USD, cũng như lĩnh vực dịch vụ tài chính ở Hoa Kỳ và Cộng hòa Séc với giá 1,2 tỷ USD.

Vào tháng 9/2018, Diệp Giản Minh đã mua lại 14,16% cổ phần của Rosneft, với giá trị hợp đồng khoảng 9,1 tỷ đô la Mỹ. Rosneft là công ty dầu khí niêm yết lớn nhất thế giới. Sau khi hoàn tất việc mua lại, CEFC đã trở thành cổ đông lớn thứ ba của Rosneft và được quyền khai thác 42 triệu tấn dầu mỗi năm và tổng trữ lượng dầu khí là 2,67 tỷ tấn.

Một thanh niên mới hơn 20 tuổi, trong ngành dầu khí và hóa dầu với đặc điểm độc quyền hành chính rõ ràng, đã mất mười mấy năm để trở thành nhà cung cấp dầu khí lớn chỉ đứng sau CNPC, Sinopec và CNOOC, đồng thời cung ứng dầu khí cho mọi tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu trên toàn thế giới, sự thành công của Diệp giản Minh chứa đầy kỳ tích.

Diệp Giản Minh khá bí ẩn và kín tiếng nên từng được giới truyền thông gọi là “quốc vương ẩn cư”, các nhà phê bình cho rằng Diệp Giản Minh không chỉ là một “tay săn quyền lực” thông minh, mà còn là “găng tay trắng” thông đồng giữa các giới chính trị và kinh doanh.

Diệp Giản Minh, sinh năm 1977, từng được tạp chí Fortune mô tả là “người đứng đầu top 500 điều bí ẩn nhất thế giới của Trung Quốc” vào năm 2015.

Bản thân Diệp Giản Minh bị nghi ngờ là có liên quan đến cục tình báo quân đội. Diệp giản Minh đảm nhiệm chức chủ tịch Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc, và bị cáo buộc là đơn vị bao che cho “cuộc chiến chính trị” của ĐCSTQ ở Đài Loan. Và là ủy ban có nhiều văn phòng trên khắp thế giới, một trong số đó được đặt tại tầng 21 của tòa tháp Đài Bắc 101.

Michael Cole, cựu phân tích gia của Cơ quan Tình báo An ninh Canada đã xuất bản một bài báo trên tạp chí The National Interest vào năm 2015 tiết lộ rằng, ĐCSTQ đã sử dụng các tổ chức tư vấn và các đơn vị vỏ bọc khác để thực hiện một mặt trận thống nhất chống lại Đài Loan. Trong số đó, có đề cập đến Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc.

Theo báo cáo, “cuộc chiến chính trị” của ĐCSTQ chống lại Đài Loan chủ yếu do Phòng Liên lạc thuộc Cục Chính trị Quân ủy Trung ương phụ trách. Mà từ năm 2003 đến năm 2005, Diệp giản Minh từng giữ chức Phó tổng thư ký của Hiệp hội Liên lạc Hữu nghị Quốc tế Trung Quốc, một tổ chức trực thuộc Tổng cục Liên lạc Chính trị của ĐCSTQ.

Tờ New York Times dẫn lời một nhà nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ nói rằng, tổ chức này là vỏ bọc cho một đơn vị quân đội của ĐCSTQ và có “vai trò kép trong việc thu thập thông tin tình báo và tuyên truyền cho ĐCSTQ”.

Giang Trạch Dân là người đứng sau Diệp Giản Minh?

Diệp Giản Minh - Nhân vật bí ẩn đứng đằng sau bê bối của gia đình Biden là ai? (ảnh 2)
Ông Giang Trạch Dân tiếp ông Joe Biden, khi đó còn là một thượng nghị sĩ Mỹ, tại Bắc Đới Hà. (Ảnh: Reuters)

Diệp giản Minh đã nhận được khoản vay hàng tỷ USD từ một ngân hàng quốc doanh Trung Quốc, điểm đặc biệt của công ty ông ta là sử dụng một số lượng lớn các cựu sĩ quan quân đội. Theo báo cáo công khai, những nhân vật quan trọng thuộc quân đội trong mạng lưới quan hệ này không phải là quan chức quân sự cấp cao, nhưng họ có thể liên quan đến những ‘lão đại’ trong quân đội của ĐCSTQ.

Vương Hữu Quần, cựu quan chức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và là nhà bình luận thời sự, đã phân tích trong một bài viết như sau:

Một trong số đó là Vương Hoành Nguyên, Tổng thư ký của Trung tâm Tư vấn CEFC và cũng là Giám đốc điều hành của Tổ chức Phúc lợi Công cộng CEFC, ông từng là Phó Cục trưởng Cục quản lý của Văn phòng Quân ủy Trung ương từ tháng 12/1992 đến tháng 1/1996. Từ tháng 1/1996, ông làm việc trong cục điều tra nghiên cứu của văn phòng Quân ủy Trung ương, tham gia soạn thảo bài phát biểu của lãnh đạo Quân ủy Trung ương…, Chủ tịch Quân ủy Trung ương lúc đó là Giang Trạch Dân, dưới sự điều hành của Vương Hoành Nguyên, một nhóm tướng lĩnh đã trở thành cố vấn của CEFC.

Người thứ hai là Dương Khánh Long, người được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Quốc phòng đặc biệt tuyển dụng vào năm 1994. Để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt của quốc gia, ông đã thành lập công ty Zhuhai Zhenrong Corporation để giúp quân đội ĐCSTQ nhập khẩu dầu từ Iran.

Từ năm 2000 đến 2010, lượng dầu thô nhập khẩu vượt 11 triệu tấn mỗi năm. Khoảng năm 2010, tổng kim ngạch thương mại của công ty với Iran chiếm 60% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Iran.

Công ty này đã phát triển và mở rộng trong thời gian Giang Trạch Dân là Chủ tịch Quân ủy Trung ương và là “thái thượng hoàng”. Sau khi được Vương Hoành Nguyên giới thiệu, CEFC đã liên hệ với Dương Khánh Long, tổng giám đốc của Zhuhai Zhenrong Corporation. Sau khi Diệp và Dương hợp tác, công ty dầu khí Shanghai Zhenrong được thành lập vào năm 2010.

Người thứ ba là Lý Quang Kim, người quản lý điều hành Quỹ công ích của CEFC, năm 2002, khi Giang Trạch Dân làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Lý Quang Kim được phong hàm thiếu tướng; năm 2006, ông giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phúc Kiến, Chính ủy Quân khu; tháng 5/2009, ông được điều về giữ chức vụ Chính ủy Quân khu Thượng Hải và nghỉ hưu vào tháng 7/2010.

Sau khi nghỉ hưu thì ông làm việc tại CEFC. Theo người trong cuộc cho biết, khi CEFC mới đến Thượng Hải, đã tổ chức rất nhiều triển lãm tranh và thư pháp về quân đội, tất cả đều là do Lý Quang Kim sắp xếp. Tháng 9/2011, khu Dự trữ Yangpu của CEFC đã tổ chức lễ động thổ ở Hải Nam, và một số tướng lĩnh trong đó có một đại tướng đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt đến Hải Nam để tham dự.

Người thứ tư là Tưởng Xuân Dư, Bí thư đảng ủy của CEFC, đồng thời là người quản lý của Cục quản lý Năng lượng Trung Quốc kiêm Giám đốc Trung tâm Quốc tế. Trương Kỳ, một thành viên ban đầu của Ủy ban Thường vụ CEFC, nói rằng: “Có thể tiền lương mà Tưởng Xuân Dư nhận trong quân đội trong suốt cuộc đời cũng không bằng những gì ông ấy nhận được trong những năm gần đây.”

Tưởng Xuân Dư từng đảm nhận chức Phó chính ủy Quân đoàn Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải và là viện trưởng học viện Chính trị Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải. Đây là khoảng thời gian khi mà Giang Trạch Dân làm “thái thượng hoàng”.

Thượng Hải là sào huyệt của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Diệp giản Minh làm ăn rất phát đạt ở Thượng Hải, kỳ thực là trong quân đội đã được Giang Trạch Dân cất nhắc trọng dụng; các lĩnh vực kinh doanh chính của ông ta là tài chính và năng lượng, từ lâu đã bị lực lượng Giang và Tăng kiểm soát nắm giữ. Do đó, Vương Hữu Quần tin rằng, Giang, Tăng chính là kẻ chủ chốt đằng sau Diệp.

Diệp Giản Minh là con ngoài giá thú của Chu Vĩnh Khang?

Diệp Giản Minh - Nhân vật bí ẩn đứng đằng sau bê bối của gia đình Biden là ai? (ảnh 3)
Diệp Giản Minh và Chu Vĩnh Khang. (Ảnh qua SOH)

Ngoại giới suy đoán rằng Diệp giản Minh có thân phận là “quan nhị đại” (con cháu của quan chức cấp cao). Diệp giản Minh từng đưa ra một tuyên bố trên trang web chính thức của CEFC rằng “Tôi không phải là con trai của Thiếu tướng Diệp Tuyển Ninh, cũng không phải cháu trai của nguyên soái Diệp Kiếm Anh.” Nhưng tuyên bố này sau đó đã bị xóa đi.

Một cuộc tìm kiếm trên Internet cho thấy tạp chí Fortune, cùng với các kênh truyền thông đại lục như cb.com.cn và tờ Tin tức Bắc Kinh … đã đưa tin vào năm 2016 rằng, trái ngược với những tin đồn bên ngoài, cây phả hệ được bảo quản trong đại sảnh tổ tiên của gia đình Diệp giản Minh cho thấy rằng Diệp giản Minh không có xuất thân hiển hách như những gì tin đồn đã tô vẽ nên.

Theo Wikipedia, Diệp giản Minh sinh ngày 5/6/1977 tại Phổ Thành, Phúc Kiến. Tổ tiên của ông sống ở làng Quan Tiền Hạ Phường, Phổ Thành. Ông có chứng minh thư người Hồng Kông và các chức danh của ông bao gồm Cố vấn đảng Dân chủ mới, Cố vấn đặc biệt cho Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc và Cố vấn kinh tế cho Tổng thống Cộng hòa Séc. Các thành viên trong gia đình gồm, Ông nội: Diệp Liễu Xuân, công nhân đóng tàu (lái tàu), qua đời vào năm 2013; Cha: Diệp Nãi Thanh, công nhân đóng tàu (lái tàu); Vợ: Ngô Lệ Quỳnh.

Tuy nhiên, các báo cáo ban đầu của Caixin và Tin tức Bắc Kinh đã đề cập đến một số chi tiết mập mờ khác:

1. Diệp giản Minh đến nay đã dùng qua rất nhiều cái tên như Diệp Kiến Minh, Diệp Hồng Minh, Diệp Giản Minh, Diệp Du Minh. Diệp Giản Minh đã từng tiết lộ về quá khứ của mình trong nhiều dịp khác nhau. Năm xưa ông từng học tại trường trung học cơ sở số 1 Kiến Âu ở thành phố Nam Bình, những người tiếp xúc với Diệp đều nói rằng đó là một trường trung học cơ sở rất tốt, nhưng ông ta lại là một học sinh kém trong trường.

2. Trang web chính thức của CEFC Trung Quốc cho biết, quốc tịch của Diệp giản Minh là Hồng Kông, Trung Quốc. Ông còn có 2 hộ khẩu là tại Cát Thủ, tỉnh Hồ Nam, và Thượng Hải. Các tài liệu liên quan cho thấy ông sinh vào ngày 23/2/1977 chứ không phải là ngày 5/6/1977 như CEFC công bố chính thức.

3. Nguồn gốc việc Diệp Giản Minh tham gia vào ngành năng lượng cũng không rõ ràng, Diệp Giản Minh từng nổi tiếng vì vụ buôn lậu của tập đoàn Viễn Hoa, ông đã đấu thầu cho công ty do Lại Xương Tinh để lại, từ đó mới có thể tham gia vào ngành kinh doanh dầu mỏ và hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng từ chối tiết lộ nguồn vốn chi tiết.

Tờ Vision Times đã đăng một bài báo có tiêu đề “Giải mã: Người giàu bí ẩn Diệp giản Minh, kẻ khuynh đảo giới kinh doanh và chính trị quốc tế”. Bài báo cho biết ở Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ, mặc dù là tuyên bố tay trắng lập nghiệp, không có dựa dẫm vào giới quan trường, nhưng muốn kinh doanh thành công ở Thượng Hải là không thể nào. Diệp giản Minh rõ ràng là rất hiểu điều này. Do đó, sau khi dùng lợi ích mua chuộc giới quan chức ĐCSTQ, ông ta lại áp dụng cách này trên phạm vi quốc tế. Rốt cuộc, cũng có rất nhiều người không thể chịu được sự cám dỗ.

Tuy nhiên, gần đây, chương trình “Kỷ nguyên tiền bạc” (Era Money) do Đài Loan phát hành cho biết, Diệp giản Minh bị nghi ngờ là con ngoài giá thú của Chu Vĩnh Khang, Diệp giản Minh và Chu Vĩnh Khang có ngoại hình rất giống nhau, không chỉ có mắt, miệng, mũi, hàm, thậm chí cả ánh mắt cũng rất giống nhau.

Chu Vĩnh Khang làm ăn phát đạt trong ngành dầu mỏ, năm 2002, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản kiêm Bí thư Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu Diệp giản Minh và Chu Vĩnh Khang thực sự có tồn tại một mối quan hệ nào đó, thì dưới chế độ của ĐCSTQ, với tư cách của Chu Vĩnh Khang vào thời điểm đó, việc Diệp giản Minh mới 25 tuổi đã mua lại được Xiamen China Airlines cũng là điều hợp lý.

Nhà phê bình thời sự Hoàng Sang Hạ cho rằng, chính sự bí ẩn và khiêm tốn của Diệp mới có thể khiến ông ta làm lớn ngay trước mũi của Tập Cận Bình.

Những nhận định ở trên hiện tại vẫn chưa thể xác thực được.

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đưa tin, ngày 16/2/2018, Diệp giản Minh bị bắt, nghe nói là do chính Tập Cận Bình ra lệnh, tháng 4/2020, tòa án Thượng Hải tuyên bố CEFC phá sản.

Trước khi Diệp giản Minh xảy ra chuyện, vào tháng 9/2017, Vương Tam Vận, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Y tế của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ, từng giữ chức thống đốc và bí thư tỉnh ủy ở An Huy và Cam Túc, người đã được hưởng lợi từ ông Diệp, đã bị cách chức, và bị “mời đi nói rõ tình hình.”

Một tín hiệu khác của vụ việc là vào tháng 11/2017, Hà Chí Bình, Tổng thư ký của Quỹ Năng lượng Trung Quốc Hồng Kông, đã bị bắt tại New York, Hoa Kỳ, Hà Chí Bình bị cáo buộc đưa hối lộ cho các giám đốc điều hành người châu Phi thay mặt cho một công ty năng lượng Trung Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ không đề cập đến tên của công ty này, nhưng ngoại giới tin rằng người đứng sau gây quỹ chính là Diệp Giản Minh, chủ tịch hội đồng quản trị của CEFC và chủ tịch của Quỹ Năng lượng Trung Quốc Hồng Kông.

Vào ngày 6/12/2018, Hà Chí Bình, Tổng thư ký của Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc, đã bị kết án với 7 tội danh tại Hoa Kỳ vì liên quan đến tội hối lộ.

Minh Huy

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?