Điện Kremlin: “Ông Boris Nemtsov không phải là mối đe dọa chính trị của ông Putin”

01/03/15, 17:50 Tin Tổng Hợp
BizLIVE - Sau vụ ám sát gây chấn động, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố "tất cả sẽ được làm để những kẻ tổ chức và thực thi hành động tội ác hèn hạ và ác độc này bị trừng phạt tương xứng".

BizLIVE – Sau vụ ám sát gây chấn động, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “tất cả sẽ được làm để những kẻ tổ chức và thực thi hành động tội ác hèn hạ và ác độc này bị trừng phạt tương xứng”.

Cựu Thủ tướng Nga Boris Nemtsov, tháng 9 năm 2012 – AFP

Các lãnh đạo Phương Tây và đối lập Nga lên án vụ sát hại nhà đối lập Boris Nemtsov ngay giữa Moscow đêm 27/2/2015, trong khi đó Tổng thống Putin và các cộng sự nêu khả năng đây là một vụ “khiêu khích nhằm làm bất ổn đất nước”, RFI đưa tin.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên án vụ giết người tàn bạo mà nạn nhân là “người bảo vệ không mệt mỏi để các công dân Nga cũng được hưởng các quyền giống như tất cả mọi người”. Nhà Trắng kêu gọi chính quyền Nga nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra không thiên vị và minh bạch.

Lãnh đạo Ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini, Tổng thống Pháp François Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc ông Putin làm sáng tỏ bị giết người này.

“Bị giết vì nói lên sự thật”

Nhà đối lập Mikhail Kassianov, cựu Thủ tướng dưới quyền của Tổng thống Putin trước đây, phẫn nộ: “Một lãnh đạo đối lập bị bắn gục ngay dưới chân Kremlin vượt quá khỏi mọi tưởng tượng. Chỉ có một lý do duy nhất: ông bị giết vì nói lên sự thật”.

Về cái chết của ông Nemtsov, một nhà đối lập khác, cựu vô địch cờ quốc tế Garry Kasparov nhận định: “Trong không khí thù hận và bạo lực mà (Tổng thống) Putin tạo ra ở nước ngoài và tại Nga, làm đổ máu là một phương tiện thể hiện sự trung thành, khẳng định sự cấu kết. (…) Vấn đề không phải là biết rằng liệu có phải ông Putin ra lệnh sát hại Boris Nemtsov hay không. Chính chủ trương tuyên truyền thường trực chống lại những kẻ thù của quốc gia” là thủ phạm.

Boris Nemtsov là người đứng đầu phong trào phản kháng chưa từng có tại Nga nổ ra trong mùa hè 2011-2012. Ông cũng là người lên tiếng mạnh mẽ chống lại nạn tham nhũng trong thời kỳ chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho Thế vận hội mùa đông tại Sotchi 2014, với việc điểm danh rất nhiều công thự, phi cơ, trực thăng thuộc quyền sở hữu của Tổng thống Nga. Cuối những năm 1990, nhà cải cách Nemtsov từng đảm nhiệm chức Phó thủ tướng dưới quyền Boris Eltsin.

Vụ ám sát “chống nước Nga”

Sau vụ ám sát gây chấn động, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “tất cả sẽ được làm để những kẻ tổ chức và thực thi hành động tội ác hèn hạ và ác độc này bị trừng phạt tương xứng”.

Trong thông điệp của ông Putin gửi đến thân mẫu người quá cố, có đoạn: “Boris Nemtsov đã để lại dấu ấn trong lịch sử nước Nga, trong đời sống chính trị và xã hội Nga. Ông ấy luôn là người bày tỏ công khai và chân thực những quan điểm của mình”.

Theo hãng thống tấn nhà nước Nga Tass, Tổng thống Putin tuyên bố vụ giết người nói trên có vẻ như được thực hiện theo hợp đồng và đây “rõ ràng là một hành động khiêu khích”.

Thủ tướng Nga Dmitri Medvdev ghi nhận sự ra đi của nhà đối lập là “mất mát lớn lao đối với xã hội Nga, mà ông ấy luôn là người bảo vệ các quyền tự do và các giá trị của xã hội chúng ta”, ông Nemtsov đã là “một con người trung thành với các nguyên tắc và một nhân cách lớn”.

Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitri Peskov tuyên bố nhà đối lập “không hề là một đe dọa chính trị với V. Putin, và nếu như có so sánh với mức độ được lòng dân của ông Putin, thì Boris Nemtsov chỉ hơn một công dân thường một chút”.

Lãnh đạo đảng Cộng sản Nga Guenadi Ziuganov bình luận “rõ ràng là (có âm mưu làm) đổ máu để bạo loạn bùng nổ tại trung tâm Moscow”.

Theo một lãnh đạo khác của đảng Cộng sản, có thể “đây là một khiêu khích nhằm kích động tinh thần bài Nga ở nước ngoài”. Vladimir Vassiliev, một lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất, thân cận với Tổng thống Putin, cũng có quan điểm tương tự.

Nhiều nhà đối lập với điện Kremli đã bị giết hại trong những năm gần đây, trong đó đặc biệt nổi tiếng, có nhà bảo vệ nhân quyền Natalia Estermirova, luật sư Stanislav Markelov, nhà báo Anastasia Babourova, hay nữ phóng viên Anna Anna Politkovaskai.

TRỌNG THÀNH

Tin liên quan
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp