Dịch Vũ Hán: Ngoại trưởng Canada né tránh nhắc tên Đài Loan khi cảm ơn nước này quyên tặng khẩu trang

08/05/20, 10:30 Thế giới
Liberal MP Francois-Philippe Champagne arrives for the cabinet swearing-in ceremony in Ottawa on Wednesday, Nov. 20, 2019. THE CANADIAN PRESS/Adrian Wyld

Trong phiên họp trực tuyến của Hạ viện hôm 7/5, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Francois-Philippe Champagne đã tránh né việc đề cập đến tên cũng như gửi lời cảm ơn Đài Loan liên quan đến việc quốc đảo này quyên tặng khẩu trang cho Canada, theo Global News.

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Francois-Philippe Champagne. (Ảnh qua The Canadian Press)

Khi Trung Quốc quyên góp vật tư y tế giúp Canada chiến đấu với đại dịch Vũ Hán, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Francois-Philippe Champagne đã gửi lời cảm ơn đại lục trực tiếp trên Twitter cá nhân. Nhưng khi Đài Loan quyên tặng khẩu trang cho Canada, ông Champagne đã không đăng bài cảm ơn quốc đảo này, thậm chí còn không đề cập đến việc Đài Loan đã gửi tặng khẩu trang cho Canada.

“Liệu Bộ trưởng có đang làm điều đúng đắn và có thể đại diện cho người dân Canada trong việc nhận ra sự hào phóng của Đài Loan và cảm ơn sự đóng góp kịp thời của họ? Thành viên quốc hội thuộc Đảng bảo thủ Canada Ed Fast, đưa ra lời chất vấn.

Liên quan đến việc các nước quyên tặng khẩu trang cho Canada, ông Champagne cho rằng có nhiều quốc gia đã làm điều tương tự và ông sẽ không đề cập đến tên Đài Loan.

Canada rất biết ơn tất cả những quốc gia đã cung cấp [vật tư y tế] cho Canada. Điều này thể hiện sự chung tay chung sức [trong công tác ứng phó với dịch bệnh],” ông nói.

Chúng tôi rất biết ơn, chúng tôi biết ơn mọi quốc gia [đã gửi tặng vật tư y tế cho Canada]. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm thế. Như tôi đã nói, khi đề cập đến sức khỏe toàn cầu, khi nói về việc hỗ trợ lẫn nhau, tôi nghĩ rằng đó là nghĩa vụ chung để có thể sát cánh cùng nhau.”

Tại cuộc họp của Hạ viện, ông Fast đã cố lặp lại câu hỏi liên quan đến việc Đài Loan quyên tặng khẩu trang nhưng ông Champagne vẫn nhắc lại rằng ông biết ơn tất cả các quốc gia đã quyên góp vật tư y tế cho Canada, và một lần nữa vẫn không đề cập đến việc nêu tên Đài Loan.

Trả lời câu hỏi của Global News về phản ứng của ông Champagne, người phát ngôn của vị Bộ trưởng này cho biết Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Mary Ng sẽ gửi lời cảm ơn Đài Loan bằng một cuộc điện đàm với chính phủ Đài Loan.

Chính phủ Canada đã làm việc với Hội Chữ thập đỏ Canada để xác định và đảm bảo đầy đủ vật tư y tế thiết yếu từ một số nhà cung ứng trên thế giới, thư ký báo chí Canada Syrine Khoury viết trong một email, đưa ra lưu ý rằng số khẩu trang mà Đài Loan quyên tặng nước này hiện đã được phân phát.

Tối nay [7/5], Bộ trưởng Ng sẽ có cuộc điện đàm với ông Shen Jong-chin, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan và sẽ gửi lời cảm ơn của Canada về sự đóng góp của họ, điều này thể hiện rằng  tất cả chúng ta phải luôn sát cánh cùng nhau.”

Một quan chức Canada cũng nhấn mạnh rằng Văn phòng Thương mại Canada tại Đài Bắc đã đăng một tin nhắn gửi lời cảm ơn Đài Loan trên tài khoản Facebook của họ sau khi Đài Loan thông báo đã vận chuyển khẩu trang sang Canada.

Tuy nhiên, việc đó trái ngược với động thái cảm ơn công khai mà Bộ trưởng Champagne dành cho Trung Quốc. 

Cụ thể vào ngày 27/3, Ngân hàng Trung Quốc đã gửi tặng vật tư y tế (bao gồm 30.000 khẩu trang y tế, 10.000 bộ quần áo bảo hộ, 10.000 kính bảo hộ và 50.000 đôi găng tay, tiếp theo là mặt nạ y tế N95) cho Canada chiến đấu chống lại đại dịch Vũ Hán (COVID-19).

Ngân hàng Trung Quốc đã gửi tặng vật tư y tế cho Canada. (Ảnh qua China Daily)

Vào thời điểm đó, ông Champagne đã gửi lời cảm ơn trực tiếp đến Trung Quốc. không chỉ vậy, vị Bộ trưởng Canada còn chia sẻ một tweet của Đại sứ quán Trung Quốc, thông báo về tiến trình vận chuyển lô hàng vật tư y tế của nước này cho những người theo dõi trang Twitter cá nhân của ông.

Trước đại dịch toàn cầu, việc hỗ trợ lẫn nhau không chỉ là điều nên làm, mà còn là điều thông minh đáng để thực hiện.

Đài Loan đã được công nhận trên toàn cầu vì nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus corona từ rất sớm mặc dù có vị trí địa lý  gần với Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác, vốn đã và đang chiến đấu sống còn với những đợt bùng phát của dịch bệnh chết người.

Mặc dù đã rất nỗ lực vậy, nhưng quốc đảo nhỏ này vẫn tiếp tục bị gây khó dễ trong việc tham gia vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bởi vì Trung Quốc luôn coi quốc đảo này là một trong những tỉnh xa xôi của đại lục.

Tuy nhiên, Đài Loan tiếp tục khẳng định sự độc lập của mình và khẳng định họ không phải là một phần của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc đang phải chịu sự giám sát toàn cầu ngày càng gia tăng về việc có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã che đậy sự bùng phát của virus Vũ Hán từ lúc đầu và đã không báo cáo chính xác các trường hợp lây nhiễm cho Tổ chức Y tế Thế giới.

Trong khi đó, các nhà phê bình WHO đã cảnh báo rằng các quan chức của tổ chức này đã làm tiêu tốn thời gian hàng tháng trời chỉ để tuyên bố [dịch bệnh Vũ Hán Covid-19] một đại dịch và tiếp tục ca ngợi phản ứng sớm của Trung Quốc.

Australia đã lên tiếng kêu gọi một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc của virus Vũ Hán. Đáp lại, Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa áp bức kinh tế lên Australia, theo như lời mô tả của thủ tướng Scott Morrison. Tuy nhiên, các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu đang cố gắng thúc đẩy quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới trong một cuộc họp sẽ diễn ra vào 2 tuần tới. 

Cũng có tin đồn rằng Hoa Kỳ đang lên kế hoạch đề xuất một nghị quyết, kêu gọi các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới cho phép Đài Loan tham gia tổ chức này với tư cách là quan sát viên.

Một động thái như vậy có thể sẽ khiến Trung Quốc tức giận. Gần đây, các nhà ngoại giao của đại lục bị chỉ trích vì lan truyền các thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông xã hội, liên quan đến việc Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ phát tán virus và đổ lỗi cho Trung Quốc làm suy yếu sự trỗi dậy của nước này trên trường thế giới.

Thủ tướng Justin Trudeau cho biết ông tin rằng việc Đài Loan trở thành quan sát viên tại các cuộc họp của WHO sẽ mang đến những lợi ích tốt đẹp nhất cho cộng đồng quốc tế khi thế giới tiếp tục chung tay chiến đấu, nhằm hạn chế sự lây lan của virus [Vũ Hán].

Thiện Thành (Theo Global News)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?