Dịch virus Vũ Hán: Cha mẹ có nên cho con quay lại trường học?
Hiện nay, một số các trường mầm non và nhà trẻ đã mở cửa trở lại nhằm bắt kịp chương trình học sau khoảng thời gian đóng cửa vì đại dịch virus Vũ Hán. Nhưng trước tình cảnh vẫn còn hỗn loạn như vậy, đôi khi các bậc cha mẹ rất khó để tĩnh tâm suy nghĩ và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Một câu hỏi được đặt ra là, liệu cha mẹ có nên cho con quay lại trường học hay không?
Các quan chức của Bộ Y tế bang New Jersey, Hoa Kỳ, chia sẻ rằng, kể từ ngày 1/4 khi các trung tâm chăm sóc trẻ em mở cửa trở lại, thì không nhận được bất kỳ báo cáo nào về sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19.
“Kết quả cho thấy thật đáng kinh ngạc!” Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Vanderbilt cho biết.
“Kết quả này khuyến khích chúng tôi mở cửa trở lại các trường học. Việc đó hoàn toàn phù hợp với các Quốc gia hiện nay không đóng cửa trường học, hoặc chỉ sửa đổi một số quy định khi đến trường”.
Vậy vì sao trẻ em lại bị lây nhiễm virus corona ít hơn người lớn? Điều này vẫn là một ẩn số đáng kinh ngạc, ngay cả khi nhiều trung tâm trẻ em đã mở cửa trở lại trong 2 tháng qua.
Tiến sĩ Ashish Jha, trưởng khoa của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown cho biết, điều này rất khó giải thích. “Theo tôi, chúng ta đừng tốn công nghiên cứu về một vấn đề mà không có bất kỳ giả thuyết khoa học nào, để rồi đưa ra quyết định một cách mù quáng”.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, bắt buộc nhiều phụ huynh phải mạo hiểm chọn cách gửi con mình đến nhà trẻ hay các trường mầm non để họ có thể đi làm.
Tiến sĩ Caitlin Rivers, một nhà dịch tễ học và trợ lý giáo sư tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng quan điểm với Tiến sĩ Jha. “Chúng ta không thể ngồi chờ cho đến khi tìm ra loại vắc xin thích hợp ngăn ngừa dịch bệnh hiện nay, điều đó quá xa vời. Chúng ta cũng không thể trông chờ vào các liệu pháp chăm sóc trực tuyến sẽ có hiệu quả và có thể ngăn ngừa được sự lây nhiễm”.
Những rủi ro có thể xảy ra là gì?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 20 tuổi bị lây nhiễm virus corona tương đối thấp.
Raphael Viscidi, một nhà virus học nhi khoa tại Đại học Y khoa Johns Hopkins cho biết, “Theo báo cáo của các bác sĩ có rất ít trẻ em phải nhập viện do nhiễm virus corona. Điều này không chỉ ở Mỹ mà nó còn xảy ra với tất cả các nước khác trên toàn thế giới. Đánh giá một cách khách quan thì mức độ tỷ lệ người chết do nhiễm virus, sự thực là cực kỳ hiếm thấy ở trẻ em”.
Trong số hơn 23.000 cái chết ở thành phố New York tính đến cuối tháng 5, con số tử vong ở người trên 20 tuổi cao gấp nhiều lần so với người dưới 20 tuổi. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ tổng số người chết trên toàn thế giới.
Dựa vào thống kê có thể thấy 100% trẻ em nằm ở mức an toàn. Tuy nhiên, theo nguồn tin đáng lo ngại trong những tuần gần đây cho biết, đã xuất hiện hội chứng viêm phổi nặng ở trẻ em có liên quan đến Covid-19. Hội chứng này tương tự như bệnh Kawasaki hiếm gặp ở trẻ nhỏ, với các dấu hiệu như sốt, đau bụng, huyết áp thấp kèm theo nhiều triệu chứng khác. Triệu chứng này được biết rất hiếm gặp nên cũng rất khó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Trẻ em có thể trở thành nhóm người dễ mang mầm bệnh lây nhiễm khi chưa xuất hiện các triệu chứng?
Vấn đề đặt ra là nếu gửi con đến nhà trẻ thì có dễ mang mầm bệnh về lây nhiễm cho cho cha mẹ hay không?
Thực tế là những đứa trẻ dù được cho là đã an toàn với tỷ lệ tử vong thấp do nhiễm virus, nhưng chúng vẫn có thể trở thành mầm bệnh lây nhiễm cho các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, theo 2 nghiên cứu đến từ Trung Quốc đã xác nhận, tỷ lệ người lớn trở thành nguồn lây nhiễm là cao hơn rất nhiều lần so với trẻ em. Tỷ lệ trẻ em trở thành nguồn lây nhiễm chỉ ở mức thấp.
Nghiên cứu đầu tiên là trong khi tỷ lệ nhiễm ở người trưởng thành từ các nhóm thử nghiệm là gần 20,5%, thì tỷ lệ ở trẻ em chỉ khoảng gần 4%. Một nghiên cứu khác với một gia đình ở Quảng Châu, Trung Quốc đã cho thấy kết quả tương tự.
Một nghiên cứu ở Iceland với 13.080 người cũng xác nhận điều này vì trong số 848 người nhiễm bệnh, không phát hiện trường hợp trẻ em nào.
Chỉ duy nhất một nghiên cứu ở Thâm Quyến, Trung Quốc là mâu thuẫn với các nghiên cứu khác. Kết quả kiểm tra 391 trường hợp nhiễm virus corona và 1.286 người thân của họ. Trong số đó, tỷ lệ nhiễm ở trẻ em dưới 10 tuổi là 7,6%, tương đương với mức trung bình 6,6% của mọi lứa tuổi trong khu vực.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu phải đưa ra kết luận rằng trẻ em có nguy cơ lây nhiễm tương đương với tổng dân số. Nhưng rất may, cho đến nay nghiên cứu này dường như vẫn là một trường hợp ngoại lệ.
Dựa vào các nghiên cứu có thể đưa ra kết luận, nguy cơ trẻ em bị nhiễm bệnh sau đó lây nhiễm cho người khác là tương đối thấp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ em sẽ không bao giờ bị bệnh.
Ngược lại, trong một nghiên cứu từ Đức đã kết luận rằng trẻ em có cùng “tải lượng virus” giống như người lớn, nghĩa là trẻ nhỏ cũng có thể mang mầm bệnh lây nhiễm cao như người lớn.
Dựa trên những kết quả này, chúng ta phải hết sức thận trọng khi quyết định mở cửa trở lại các trường học và các nhà trẻ trong tình hình hiện nay. Trẻ em cũng có thể dễ bị nhiễm bệnh như người lớn.
Tuy nhiên, việc trẻ em trở thành nguồn lây nhiễm cao là hiếm gặp và đó là cơ sở để các nhà giữ trẻ có thể mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nghiên cứu nữa cần được thực hiện. Điển hình, một nghiên cứu được bắt đầu gần đây từ Viện Y tế Quốc gia đang cố gắng tìm ra tỷ lệ phần trăm trẻ em bị nhiễm bệnh có triệu chứng là bao nhiêu.
Cha mẹ nên cân nhắc đến những rủi ro gì có thể xảy ra với con?
Tùy thuộc vào tình huống của mỗi người để đưa ra các quyết định. Sự khác biệt về kinh tế, hoàn cảnh bạn đang sinh sống, các thành viên trong gia đình và các yếu tố rủi ro khác, mỗi phụ huynh sẽ phải tự mình đưa ra quyết định có nên đưa con quay trở lại nhà trẻ hay không.
Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn, thì hãy lướt xem danh sách những câu hỏi dưới đây để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn:
1. Trong khu vực của bạn có bao nhiêu người đã bị lây nhiễm Covid-19?
2. Bạn có sống cùng hoặc thường xuyên đến thăm người thân cao tuổi hay thành viên gia đình nào thuộc nhóm có nguy cơ rủi ro về sức khỏe không?
3. Nếu con bạn bị cách ly thì sẽ phải chi trả các khoản phí nào? Nếu con bạn là người dễ hòa nhập hoặc là một đứa trẻ sống nội tâm, thì việc cách ly sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu con bạn là một đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với thế giới bên ngoài, thì việc cách ly có thể sẽ khá khó khăn. Có rất nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng sự cô lập kéo dài có thể dẫn đến việc tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng ở trẻ em cũng như người lớn.
4. Công việc của bạn có phải thường xuyên tiếp xúc với xã hội không? Nếu bạn làm việc ở nhà thì sẽ hạn chế được khả năng lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu bản thân bạn thường xuyên có các mối quan hệ xã giao, bạn có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho con bạn cùng những đứa trẻ khác và cả các nhân viên trong nhà trẻ.
Vậy cho con trở lại trường mẫu giáo hay nhà trẻ có thật sự quan trọng? Con bạn có nguy cơ bỏ lỡ các kỹ năng phát triển quan trọng nếu cho trẻ ở nhà?
Nên lựa chọn cách chăm sóc trẻ em như thế nào là an toàn nhất?
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, vấn đề lựa chọn một nơi chăm sóc chất lượng cho trẻ là rất quan trọng. Nói cách khác, tất cả các loại hình nhà trẻ, trường mầm non, trường học, có thể là nơi an toàn nếu những giáo viên ở đó tuân theo các hướng dẫn an toàn của CDC (trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh). Mặt khác, tất cả mọi rủi ro có thể xảy ra cho bạn và con bạn nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn này.
Những đứa trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có nên đưa trở lại nhà trẻ? Chúng còn quá nhỏ để dạy các kỹ năng cần thiết phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, trẻ nhỏ đòi hỏi phải tiếp xúc thường xuyên với bình bú sữa, tã, v.v. là những đồ vật có khả năng chứa mầm mống lây nhiễm cao.
Tóm lại, tốt nhất là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên ở nhà. Những đứa trẻ lớn hơn có thể quay trở lại nhà trẻ hay các trường mầm non trong tình huống khu vực của bạn có rất ít ca nhiễm và việc chăm sóc phải tuân theo mọi nguyên tắc an toàn.
An Nhiên (Theo DHP)