Dịch virus Corona: VN nghiên cứu thành công bộ thử Kit cho kết quả sau 70 phút

10/02/20, 17:18 Việt Nam

Mới đây, 1 nhóm các nhà khoa học của Việt Nam đã công bố nghiên cứu thành công kit thử nCoV chỉ trong 70 phút thay vì 9 tiếng như hiện nay.

Dịch virus Corona VN nghiên cứu thành công bộ thử Kit cho kết quả sau 70 phút
TS Lê Quang Hòa chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu. (Ảnh qua phunumoi.net.vn)

Vào ngày 7/2 vừa qua, tại Hà Nội, 2 nhà khoa học TS. Lê Quang Hòa và TS. Nguyễn Lê Thu Hà thông báo kết quả đã nghiên cứu thành công Kit thử nhanh virus Corona Sinh phẩm RT-LAMP. 

Theo, TS Lê Quang Hòa, phương pháp mới này sẽ cho kết quả xét nghiệm chỉ sau 70 phút, tính toàn bộ quy trình (bao gồm cả tách chiết RNA và phản ứng khuếch đại). Trong khi đó, phản ứng RT-PCR thông thường phải mất 4 giờ (240 phút) cho cả quy trình.

Trước đó, ngày 13/1 trình tự hệ gen của chủng nCoV-2019 được công bố trên ngân hàng GenBank, nhóm nghiên cứu của TS Hòa đã chủ động tiến hành phát triển sinh phẩm RT-LAMP phát hiện nhanh chủng này. 

“Nghiên cứu và thiết kế ‘mồi’ là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật RT-LAMP này bởi phải đảm bảo độ đặc hiệu, độ nhạy, cũng như tốc độ phản ứng.  Ngay trước Tết, chúng tôi đã thiết kế xong ‘mồi’, rồi sau đó tiến hành tổng hợp gen nhân tạo, trình tự gen đích mà mình muốn khuếch đại”, TS Hòa cho biết.

Dịch virus Corona VN nghiên cứu thành công bộ thử Kit cho kết quả sau 70 phút-ảnh 2
TS Lê Quang Hòa (áo đen) và các thành viên trong nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội). (Ảnh: Trường ĐHBK Hà Nội)

Theo nhóm nghiên cứu, sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán khoảng 10 ngày, nhóm đã hoàn thành quy trình chế tạo sinh phẩm RT-LAMP đổi màu. 

Sau đó, nhóm thử nghiệm phản ứng RT-LAMP phát hiện RNA của nCoV là 5 phiên bản mỗi phản ứng, tương đương với phương pháp nhạy nhất hiện nay dựa trên kỹ thuật RT-PCR.

“Kỹ thuật RT-LAMP nhóm dùng tới 6 ‘mồi’, hướng tới 8 trình tự khác nhau; trong khi phương pháp RT-PCR hiện nay chỉ hướng tới 3 trình tự khác nhau. Vì thế mà độ đặc hiệu của nghiên cứu của nhóm rất cao”, TS Hòa cho hay.

Theo TS Lê Quang Hòa, phản ứng RT-LAMP của bộ kit này không cho kết quả dương tính giả với các loại coronavirus khác như SARS CoV, MERS-CoV, HKU4, HKU1, OC43 và 229E.

Tuy nhiên, kết quả này dựa trên các mẫu RNA nhân tạo. Do vậy, để đảm bảo độ chính xác, bước tiếp theo cần so sánh các đặc tính của bộ sinh phẩm này với phương pháp tiêu chuẩn RT-PCR (được WHO khuyến cáo) trên các mẫu RNA virus thực được thu nhận từ mẫu bệnh phẩm thực tế. 

Xét nghiệm nhanh và rẻ nhưng phải chờ 3-6 tháng để được thương mại hóa

TS Hòa cho biết, để sản xuất 1 bộ test của nhóm nghiên cứu mất khoảng 350.000 đồng, trong khi đó giá sản xuất 1 bộ test RT-PCR là 1 triệu đồng. So với các kỹ thuật sinh học phân tử khác, kit thử nhanh RT-LAMP có thiết bị đơn giản, giá thành rẻ hơn, có khả năng ứng dụng tại hiện trường, độ nhạy và độ đặc hiệu cao (tương đương với RT-PCR).

Tuy nhiên, để được thương mại hóa, chấp nhận trên thị trường thì bắt buộc phải so sánh kết quả của bộ sinh phẩm mà nhóm phát triển với bộ sinh phẩm được tiến hành bằng phương pháp tiêu chuẩn RT-PCR để xem độ tương hợp giữa 2 phương pháp.

Dịch virus Corona VN nghiên cứu thành công bộ thử Kit cho kết quả sau 70 phút-ảnh 2
Bộ sinh phẩm BK – LAMP – nCoV hoàn thiện chờ đối chiếu với mẫu thực tại bệnh viện. (Ảnh: HUST)

“Thông thường tiến trình này diễn ra khá lâu. Một sinh phẩm muốn đưa được vào thị trường, thông thường phải mất khoảng từ 3 đến 6 tháng’, TS Hòa cho biết.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu rất mong Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kết quả nghiên cứu này để đưa vào thử nghiệm lâm sàng. 

Từ đó, sớm đưa ra sản xuất đại trà, đóng góp vào test nhanh virus Corona đến các bệnh viện cấp huyện, không phải chỉ test ở các bệnh viện lớn và phải chờ thời gian lâu bởi tình trạng dịch Corona đang cấp thiết.

Từ Nguyên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này