Đến ngôi nhà, nơi người con gái lưu giữ thi thể cha suốt 12 năm

21/04/17, 14:40 Tin Tổng Hợp

Hầu hết chúng ta không thích nghĩ hay nói về cái chết, nhưng một số người thì ngược lại. Ở vùng Toraja tại Sulawesi, Indonesia, người chết vẫn có một vị trí quan trọng trong mọi sinh hoạt hàng ngày.

Bộ tộc Toraja từng gây sốc trên thế giới bằng tập tục tắm rửa, thay quần áo cho người chết rồi dẫn họ về làng. Những hình ảnh về tục lệ có một không hai này đã chứng tỏ quan niệm của họ khác hẳn với một phần thế giới về cái chết.

Một lần nữa, quan niệm này lại được khẳng định rõ hơn sau chuyến đi của Sahar Zand – một phóng viên của hãng BBC khi về Sulawesi, Indonesia. Khác với những chuyến đi trước, lần này Sahar Zand không tìm đến những khu mộ lộ thiên đầy xác người đứng ngồi ngổn ngang, anh tìm đến một ngôi nhà – nơi đại gia đình đã chung sống hạnh phúc cùng xác người đàn ông đã qua đời 12 năm.

Bước vào căn phòng khách làm toàn bằng gỗ, chủ nhà đón tiếp những vị khách bằng những tách cà phê thân mật. Câu chuyện đang đến lưng chừng, vị khách quen bất ngờ hỏi “Bố cô dạo này sao rồi?”. Sau câu hỏi đó, tất cả mọi người đều nhìn về góc phòng, nơi một người đàn ông đang nằm im lìm trên chiếc giường đầy màu sắc.

Bà Mamak Lisa đến gần bên chiếc giường nhiều màu sắc, nơi bố bà nằm. (Ảnh: bbc)

“Ông ấy vẫn ốm nặng”, “Ông ấy vẫn đang ốm,” người con gái tên là Mamak Lisa bình thản trả lời, mỉm cười, Mamak Lisa đứng dậy và đi về phía chiếc giường nơi ông lão nằm, nhẹ nhàng lay ông ” bố ơi nhà chúng ta có khách, những vị khách này muốn gặp bố, con mong là bố sẽ không khó chịu hay bực mình”

Người đàn ông nằm đó là Paulo Cirinda, ông nằm bất động, khuôn mặt đeo kính râm kín mắt nhưng vẫn để lộ những lỗ lởm chởm vì bị phân hủy trên làn da xám xịt. Paulo Cirinda đã chết cách đây 12 năm, nhưng vẫn được con gái để lại thi hài trong nhà… vì  chưa đủ tiền làm an táng cho ông.

Paulo Cirinda đã chết cách đây 12 năm, nhưng vẫn được con gái để lại thi hài trong nhà… vì chưa đủ tiền làm an táng cho ông. (Ảnh: bbc)

Kể từ Paulo Cirinda qua đời, cuộc sống gia đình của Mamak chẳng hề thay đổi. Bà chỉ nghĩ cha mình bị ốm, luôn nhẹ nhàng thăm hỏi và nhắc nhở những đứa con của mình im lặng cho ông nghỉ.

Đối với thế giới bên ngoài Sulawesi, đó có lẽ là một điều gì khủng khiếp nhưng với người Toraja, nó lại là một truyền thống có từ hàng thế kỷ trước. Ở đây, niềm tin dường như đã làm mờ đi ranh giới giữa thế giới này và thế giới khác, khiến người chết vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người.

Sau khi một ai đó qua đời, có thể là vài tháng, vài năm trước khi tổ chức đám tang, người nhà đã giữ thi thể của họ trong nhà và chăm sóc như thể họ bị ốm.

Thông thường họ sẽ lấy thảo mộc chà xát lên thi thể người chết để bảo quản, nhưng ngày nay xác chết được bảo quản bằng chất hóa học formalin, khiến căn phòng ngập trong mùi nồng nặc, ngai ngái.

Con cháu thay phiên nhau mang thức ăn, đồ uống và thuốc lá mỗi ngày 2 lần. Họ tắm rửa và thay quần áo cho xác chết thường xuyên, thậm chí còn đặt riêng một chiếc bô nhỏ ở góc phòng để người chết có thể… đi vệ sinh.

Người Toraja quan niệm, người quá cố sẽ giận dỗi bỏ nhà đi, nên họ thắp đèn khi trời tối, chăm sóc chu đáo lo sợ linh hồn của người thân sẽ ra đi khiến họ gặp rắc rối.

Trong suốt cuộc đời của mình, người Torajan chăm chỉ lao động. Nhưng thay vì phấn đấu cho một cuộc sống sang trọng, họ đang tiết kiệm cho một đám tang đầy đủ. Ông Cirinda sẽ nằm trong nhà con gái cho đến khi gia đình ông sẵn sàng cho một lễ tang xa hoa, đưa ông rời khỏi nhà, dạo quanh làng và đến khu lăng mộ lộ thiên trên núi.

Theo niềm tin của người Toraja, đám tang là nghi lễ cuối cùng tiễn linh hồn rời khỏi trái đất và bắt đầu một hành trình khác khó khăn ở thế giới bên kia. Họ coi trâu chính là con vật chở linh hồn người chết đi xa, chính vì vậy các gia đình cố gắng giết nhiều trâu nhất có thể để đảm bảo chuyến đi của người thân được trọn vẹn.

Người Toraja dành phần lớn cuộc đời của họ để kiếm tiền cho những nghi lễ này. Một khi các gia đình đã tiết kiệm đủ, họ mời tất cả bạn bè người thân từ khắp nơi về dự. Người chết khi sống càng giàu thì lễ tang của họ càng lớn.

Theo tín ngưỡng của người Torajan, đám tang là nơi linh hồn rời khỏi trần gian và bắt đầu hành trình dài gian khổ tới Pooya – giai đoạn cuối cùng của kiếp sau, nơi linh hồn được tái sinh.

Trâu được xem là những sinh vật chở linh hồn tới thế giới bên kia, vì thế các gia đình hiến tế số trâu nhiều nhất họ có thể để giúp hành trình của người chết thuận lợi hơn.

Người Torajan dành phần lớn cuộc đời của mình tiết kiệm cho những nghi thức này.

Một khi các gia đình đã tiết kiệm đủ, họ sẽ mời bạn bè và người thân từ khắp nơi trên thế giới đến. Người chết khi còn sống càng giàu có bao nhiêu, những nghi lễ này càng lớn và long trọng bấy nhiêu.

Sahar Zand từng tham dự một lễ tang của người đàn ông tên Dengen cách đây một năm. Đây là một người đàn ông giàu có, đám tang của ông ta kéo dài trong 4 ngày, trong đó có 24 con trâu và hàng trăm con lợn được giết để hiến tế. Sau đó, số thịt được chia cho những người tham dự lễ tang người quá cố.

Con trai của Dengen nói, đám tang của cha anh có chi phí hơn 50.000USD, tức gấp 10 lần thu nhập trung bình hàng năm của anh. Dù vậy nhưng anh chẳng bao giờ so đo điều đó, bởi ít ra cha anh cũng được mát mặt và trọn vẹn trước khi sang thế giới bên kia.

Sau những đám tang như vậy, người Toraja đã đưa người quá cố đến những khu mộ lộ thiên trong núi. Nhưng ngay cả khi như vậy, họ cũng chẳng quan niệm chết là hết. Mối quan hệ giữa người chết và người sống tiếp tục kéo dài sau đó bằng các nghi lễ tắm rửa và thay quần áo cho xác chết hàng năm.

Nghi lễ tắm rửa thay quần áo cho xác chết của người Toraja từng gây sốc trên thế giới

Mỗi năm, các gia đình lại lên núi chăm sóc cho người chết, họ đưa thức ăn, mang thuốc lá lên thực hiện các nghi lễ. Khi đã tắm rửa thay trang phục, con cháu lại đưa người quá cố dạo quanh làng về nhà trước khi trở lại nghĩa địa.

Đánh giá về tập tục này, giáo sư Andy Tandi Lolo – một người nghiên cứu về văn hóa của Toraja nói rằng, “đó là sự tương tác xã hội giữa những người còn sống và đã chết”.

Đối với một phần thế giới, những hành động này có vẻ kỳ quái nhưng đối với người Toraja, nó không khác gì với các tập tục ở những nền văn hóa khác. Tưởng niệm người chết là điều mà tất cả chúng ta đều cố gắng làm, chỉ có chăng với người Toraja, cách tiếp cận của họ là khác biệt.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?