Để kéo dài vận mệnh, Giang Trạch Dân cố bài trí ‘bàn cờ phong thủy’ ở Bắc Kinh
Trong thời gian Giang Trạch Dân chấp chính, vì để kéo dài vận mệnh của mình, đã bài trí nhiều “bàn cờ phong thủy” tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Giang cuối cùng vẫn bị rớt đài và không thể cải biến vận mệnh.
Sau cuộc đàn áp sinh viên 4/6/1989 tại quảng trường Thiên An Môn, Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao. Sau đó để kéo dài sự nghiệp chính trị, ông Giang đã từng bài trí nhiều “bàn cờ phong thủy” tại Bắc Kinh. Đặc biệt ông Giang tin một vị thầy phong thủy Đài Loan “chỉ điểm”, cho xây dựng Đài tưởng niệm Thiên niên kỷ, phù hộ cho bản thân “không bị rớt đài”. Không ngờ rằng, công trình này xây dựng chưa được bao lâu thì ông ta đã rớt đài rồi.
Đài tưởng niệm Thiên niên kỷ kéo dài từ phía Tây thành phố Trường An đến Bắc Kinh, có diện tích 4,5 ha, tổng diện tích xây dựng là 35.000 m2, được xây dựng vào năm 2000.
Theo báo chí bên ngoài, công trình này hao phí khoảng hơn mười tỷ NDT, giống như Nhà hát hát lớn quốc gia Trung Quốc, là Giang Trạch Dân thích đao to búa lớn, hao người tốn của để làm nên “kiệt tác”. Tại Đài tưởng niệm Thiên niên kỷ, ông Giang cũng đề một dòng chữ lớn.
Có bài báo cho hay, xây dựng Đài tưởng niệm Thiên niên kỷ là chủ ý của một vị thầy phong thủy Đài Loan, Ngụy tiên sinh. Ông này trong thời gian Giang Trạch Dân chấp chính thường xuyên ra vào Trung Nam Hải, hơn nữa nói cho ông Giang rằng tại phía Tây nên xây dựng Đài tưởng niệm Thiên niên kỷ, địa điểm ngay tại bóng Mặt trời lặn xuống, còn muốn tại Trường An xây dựng một cánh cổng hình cầu vồng.
Ngụy tiên sinh nói với ông Giang, những công trình này được xây dựng xong, thì ông Giang có thể sẽ không phải từ chức. Giang Trạch Dân vui mừng khôn xiết, lập tức khởi công xây dựng. Nhưng ai ngờ công trình vừa mới xây xong, thì Giang Trạch Dân cũng rớt đài rồi. Tuy nhiên, vị Ngụy lão sư này cũng không phải uổng công, trong thời gian thân thiết với ông Giang đã được cho mấy trăm mẫu đất, và đã kịp xây xong học viện Kinh dịch.
Giang Trạch Dân bài trí bàn cờ phong thủy tại Bắc Kinh
Giang Trạch Dân sau khi lên nắm quyền, hy vọng thông qua phong thủy để kéo dài thống trị. Ngoài xây dựng Đài tưởng niệm Thiên niên kỷ, tại Bắc Kinh ông Giang còn làm 4 sự kiện, đều có quan hệ đến phong thủy.
Sự kiện thứ nhất là dẫn nước tưới hồ Baiyangdian ở tỉnh Hà Bắc. Giới phong thủy cho rằng, lục triều đế vương Bắc Kinh, ba mặt Đông, Tây, Bắc đều có núi vây quanh, mặt phía Nam gặp nước, được gọi là phong thủy bảo địa khoác núi đai sông. Nhưng mà từ khi ĐCSTQ thống trị đã gây nên hiểm họa sinh thái, khiến cho hồ nước Baiyangdian ở phía Nam Bắc Kinh khô cạn. Điều này cũng khiến cho thời kỳ cuối ĐCSTQ chấp chính, đến thời Giang Trạch Dân, phong thủy “đế đô” Bắc Kinh trên cơ bản là “vận số” đã hết.
Vì vậy Giang Trạch Dân bắt đầu khôi phục cờ hiệu Hoa Bắc Minh Châu, tưới nước cho Baiyangdian, trên thực tế là muốn khôi phục phong thủy cho Bắc Kinh, mong muốn “giang sơn vĩnh viễn kiên cố”.
Sự kiện thứ hai, là tăng độ cao cột cờ ở Thiên An Môn. Bởi vì Thiên An Môn có nhà để thi thể – Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông, phá hủy phong thủy cố cung, mà độ cao cột cờ còn thấp so với nhà tưởng niệm này, thầy phong thủy nói rằng như vậy là âm khí quá nặng. Vì vậy Giang Trạch Dân lại dương cao quốc uy, với “tư tưởng chủ nghĩa yêu nước”, quyết định tăng độ cao cột cờ. Bởi vậy, cột cờ được nâng cao hơn hẳn so với Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông.
Sự kiện thứ 3 là di dời gò đất ở Thiên Đàn. Gò đất này là vào thời đại Mao Trạch Đông “đào sâu hang động tích lương thực” đào ra đất vàng, sau đó chất thành đống ở phía Tây công viên Thiên Đàn, tào thành một cái gò đất còn cao hơn cả Điện Kỳ Niên (tòa nhà lớn nhất trong quần thể Thiên Đàn). Bởi thầy phong thủy chỉ điểm, nên Giang Trạch Dân đã cho dọn gò đất này, tại vị trí đó cho trồng một cây bách.
Sự kiện thứ 4 là xây dựng Nhà hát quốc gia. Có nhiều lời đồn đại cho rằng, cái Nhà hát quốc gia này là Giang Trạch Dân vì nịnh nọt người tình Tống Tổ Anh mà cho xây dựng. Vì để Tống Tổ Anh vui vẻ, đây là lễ vật vừa ý nhất mà ông Giang trao tặng cho bà Tống.
Nhà hát lớn Quốc gia tại đại hội đường phía Tây, bao gồm cả những công trình bên ngoài…, toàn bộ công trình này tiêu tốn hết 3,8 tỷ NDT.
Khi nhà hát được bắt đầu khởi công ngày 13/12/2001, rất nhiều nhà đầu tư đã tranh cãi về phương án thiết kế của công trình. Một số nhà phong thủy cho rằng đây giống như một “ngôi mộ lớn” niêm phong cửa.
Trong “Giang Trạch Dân kỳ nhân” chương 18 ghi lại: … Nhà hát lớn quốc gia bị nhiều người chỉ trích chính là do bề ngoài thoạt nhìn giống như một “nấm mồ lớn”, cửa vào dưới mặt đất, giống như một đầu mộ đạo.
Trong sách dẫn lời một chuyên gia phong thủy phân tích rằng: “Loại bố cục này có lợi cho những thứ âm hung hăng ngang ngược tại dương gian. Giang lai lịch đặc thù, tương truyền có quan hệ với giống âm, đây có lẽ là một trong những công trình xấu xí vô dụng và hao phí tiền của nhất mà Giang Trạch Dân muốn có”.
Một vị chuyên gia phong thủy lúc bấy giờ nói, phong thủy nơi này là vị trí “hào treo”, tương lai sẽ không ngừng gặp thị phi. Cái công trình kiến trúc này giống như một nấm mồ, một khi thi công, người có liên quan sẽ gặp nguy hiểm. Quả nhiên, nhà thiết kế Ngụy Đại Trung (Wei Dazhong) sau đó đã qua đời.
Giang Trạch Dân bảo vệ “long mạch”, hại chết 5.000 người
Bài trí “bàn cờ phong thủy” khắp Bắc Kinh, Giang Trạch Dân còn liều chết bảo vệ “long mạch”, khiến cho đại hồng thủy sông Trường Giang năm 1998 hại chết 5.000 người.
Cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân” tiết lộ, năm 1998 sông Trường Giang xảy ra trận lũ lớn, Giang liều chết bảo vệ “long mạch” của mình, đã từ chối cho xả lũ sông Trường Giang. Về sau có người tiết lộ, Giang Trạch Dân lúc bấy giờ tin tưởng chỉ điểm của một vị dịch học ở Trung Nam Hải nên “muốn bảo vệ long mạch” và “huyền cơ”. Giang Trạch Dân cho rằng nếu phân lũ, xả lũ, chủ động vỡ đê, chẳng khác nào đoạn dứt “long mạch” của chính mình.
Năm 1998 là năm Canh Dần, đúng 10 năm Giang Trạch Dân lên nắm quyền, bởi vậy mà ông ta không dám sơ sẩy, quyết tâm “cố thủ canh phòng nghiêm ngặt”, quyết không chủ động mở cổng lũ.
Thực tế là, trận lũ lần này, có 3 lần xả lũ thì toàn bộ khu dân cư đều rút về khu an toàn, vì nếu xã lũ chuẩn bị kỹ càng, có thể nói, vạn sự sẵn sàng, chỉ chờ lệnh một tiếng là sẽ xả lũ. Hơn nữa số liệu lưu lượng nước lũ khi đó cho thấy đây chỉ là “cơn lũ nhỏ’, không bằng trận lũ lớn nhất trong vòng 20 năm. Chỉ cần kịp thời điều tiết lũ, hoàn toàn có thể giảm tổn thất tới mức thấp nhất.
Tuy nhiên, Giang Trạch Dân ra sức bảo vệ “long mạch” của mình, khiến cho trận lũ lần này trở thành “mực nước lớn, gây hiểm họa nghiêm trọng”. Sau 2 tháng xảy ra lũ lụt, con số thống kê chính thức cho biết: Trận lũ đã gây tai họa cho 400 triệu người, 5.000 người tử vong, tổn thất kinh tế tới 3.000 tỷ NDT.
Đối với Giang Trạch Dân, mạng sống của hàng triệu chúng dân, không thể quan trọng bằng “long mạch” của ông ta. Đặc biệt khi Giang Trạch Dân khăng khăng cố chấp phát động cuộc bức hại tàn khốc đối với học viên Pháp Luân Công, càng khiến bản thân một đi không trở về.
Trước đây, tạp chí Hương Cảng đã dẫn lời một nhân sĩ Bắc Kinh tiết lộ, Giang Trạch Dân tự biết nghiệp chướng nặng nề, sợ khó tránh khỏi bị trừng phạt dưới ngàn tầng địa ngục, vội vàng ở nhà sao chép “Kinh Địa Tạng”, cũng đến Cửu Hoa sơn bái Địa Tạng Bồ Tát. Nhưng mà có làm tất cả những chuyện này thì Giang Trạch Dân cũng không thể được Thần Phật bảo hộ, không thể vãn hồi những tội ác đã phạm.
Theo NTDTV