Dầu cần sa có thể điều trị ung thư hiệu quả nhưng gây nhiều tranh cãi
Một số nghiên cứu khoa học trước kia và thời gian gần đây đã chứng minh hiệu quả trị ung thư của cần sa, tuy nhiên kết quả nghiên cứu vấp phải những tranh cãi vì lo sợ khuếch trương việc sử dụng loại chất gây nghiện này.
Cây Cannabis (cần sa) được dùng phổ biến ở Mỹ và châu Âu, lá hoặc bông phơi khô, bảo quản sau đó được quấn vào loại giấy quyến mỏng để hút như một dạng thuốc lá.
Trong xã hội thụ hưởng và tiêu dùng hiện nay, nhiều người dễ bị cám dỗ và có nhu cầu dùng hàng ngày các loại kích thích khác nhau trong đó có loại thảo mộc này.
Hình ảnh một người phì phèo điếu cần sa trên các video của Youtube, các ca sĩ nhạc Rap, nhà kinh doanh và thậm chí là các chính trị gia là điều không phải hiếm. Tuy mua bán hoặc vận chuyển thứ “cỏ” này không được pháp luật cho phép, dù ở một số bang của Mỹ người ta cũng nới lỏng và thậm chí còn muốn thông qua một số luật để sử dụng.
Trong lịch sử từ rất lâu, người ta tìm thấy ở cây cần sa nhiều công dụng khác nhau dù vấn đề này hiện nay thường gây nhiều tranh cãi.
Cây cần sa được biết đến trong thế giới cổ đại xứ Trung Hoa như một dạng dược phương, từ thời danh y Hoa Đà người ta đã biết đến loài thảo dược này một cách rộng rãi, khoa học cổ đại có cái nhìn sâu sắc về sự vật, thiên nhiên cây cỏ và thảo dược. Thân lá, tinh dầu cần sa được cho là có “độc tính” cao, tuy nhiên họ cho rằng độc cũng có chỗ tốt của nó, khi mà có thể “dùng độc trị độc”, nguyên lý này có lẽ các nhà nghiên cứu khoa học ngày nay cũng chưa thể nắm bắt rõ.
Dầu cần sa có thể điều trị hiệu quả bệnh ung thư
Các nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả của cần sa trong việc giết chết các tế bào ung thư đã xuất hiện tận những năm 1974. Theo kết quả một nghiên cứu được Washington Post đăng tải dẫn chứng “chất cần sa làm chậm lại quá trình sinh sôi các tế bào ung thư vú, phổi và cả vi rút bệnh bạch cầu – thí nghiệm được tiến hành trên chuộc bạch giúp kéo dài mạng sống của chúng đến 36%”.
Thông tin công bố ra lập tức bị dư luận phản bác và vùi dập qua hàng thập kỷ vì số đông e ngại sẽ dấy lên phong trào phổ biến thứ gây nghiện này ra xã hội.
Tuy nhiên đến năm 1998, Đại học Complutense ở Madrid lại đem đến một nghiên cứu khác với kết quả sâu hơn cho thấy tinh dầu cây cần sa có thể giết chết các tế bào ung thư một cách nhanh chóng mà không gây tổn hại hay phản ứng phụ đến sức khỏe như các phương pháp hóa trị hiện nay đang dùng.
Báo cáo của Viện nghiên cứu Ung thư ngày 15/8/2004, đăng trên Tạp chí Hiệp hội Nghiên cứu Ung Thư Mỹ (American Association for Cancer Research) ghi nhận, các thành phần của cần sa ức chế di căn ung thư não trong mẫu sinh thiết khối u của người.
Một nghiên cứu khác vào năm 2007 của Tiến sĩ Robert Ramer và Tiến sĩ Burkhard Hinz của Đại học Rostock của Đức đăng trên Tạp chí National Cancer Institute Advance Access ngày 25/12/2007 cho thấy, cần sa có thể trở thành một liệu pháp chữa trị ung thư hiệu quả. Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm và trên chuột.
Nghiên cứu của trường Y Havard năm 2007 cũng cho kết quả thành phần hoạt động trong cần sa có thể giảm thiểu 50% sự tăng trưởng của khối ung thư phổi có tác dụng kìm hãm tốc độ di căn của khối u.
“Lợi ích mà chúng ta thấy được từ nghiên cứu này (nghiên cứu của Havard năm 2007) là một chất bị lạm dụng nếu được sử dụng thận trọng thì có thể mở ra một con đường mới trong điều trị ung thư phổi”, Tiến sĩ Anju Preet, nhà nghiên cứu của Phòng Thí nghiệm Y học, nhận định.
Video cho thấy hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư của dầu cần sa:
Lưu ý của BBT: Bài viết mang tính khoa học và không có ý cổ vũ cho hành vi gây nghiện.
Bruce Phan – Theo realfarmacy, themindunleashed