Đánh chết người trộm chó: Có nên lấy ác trị ác?

10/01/22, 07:23 Đọc & Suy ngẫm

Nạn trộm chó đã diễn ra nhiều năm nay khiến người dân vô cùng bức xúc. Thậm chí không ít “cẩu tặc” đã bị người dân túm lại đánh chết khi bắt được quả tang. Gần đây, người ta lại không khỏi chua xót khi nghe tin 2 người dân ở Hà Nội phải vướng vào vòng lao lý vì đánh chết một tên trộm chó.

Người đàn ông ở Hà Nội tử vong sau khi bị đánh vì nghi trộm chó. (Ảnh: SGGP)

Hôm đó là ngày 30/12, ông H tình cờ phát hiện một người đi xe máy đến trộm chó nhà bạn là ông C nên gọi điện báo chủ nhà. Ông C kiểm tra thì thấy mất một con chó, con còn lại đã chết nên đoán kẻ trộm sẽ quay lại lấy tiếp. Cả 2 bèn lên kế hoạch phục đánh nếu tên trộm quay lại.

Đến chiều, quả nhiên có một thanh niên đi xe máy lẻn vào lấy con chó. Ông H liền đưa gậy gỗ cho ông C rồi ra chốt cổng. Khi người thanh niên ra đến cổng thì bị ông C đá và dùng gậy đập vào đầu tử vong. Hiện 2 người đã bị bắt và khởi tố vì hành vi giết người.

Câu chuyện một lần nữa dấy lên làn sóng tranh luận trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc trước việc trộm chó, nhưng cũng thấy chủ nhà tự ý đánh trộm như vậy là sai. Vì một con chó mà giết người là “quá ác”. Tuy nhiên, cũng có không ít người ủng hộ việc đánh kẻ trộm, cho rằng làm vậy là để phòng vệ, và tên trộm cũng đáng đánh. Thậm chí một số bức xúc hơn còn ủng hộ cả việc đánh chết kẻ trộm.

Nhiều người cũng cho rằng nguyên nhân của vấn nạn này là do luật pháp chưa đủ ‘nặng tay’ với tội trộm chó, nên kẻ trộm cứ mãi lộng hành, khiến người dân bức xúc quá làm liều.

Nhiều tên trộm chó đã bị người dân đánh đến chết khi bắt được quả tang. (Ảnh qua Kenh14)

Vậy rốt cuộc chúng ta nên đối đãi chuyện này thế nào?

Nếu bình tĩnh suy xét thì trên thế giới này, ngoài sự quản lý của pháp luật, vẫn còn một quy luật đang chi phối hết thảy mà chúng ta ít khi để ý, đó là luật nhân quả. Theo luật này, một người khi làm điều xấu, gây tổn hại người khác thì sẽ tạo nghiệp và cấp đức cho người ta. Nợ nghiệp này sẽ đi theo người kia, và đến một thời điểm sẽ phải hoàn trả, có thể là thông qua bệnh tật, gặp nạn, xui xẻo,…

Dân gian đúc kết lại rằng, quả báo của tội trộm cướp khá lớn, nặng thì nghèo khổ nhiều kiếp, hoặc phải đầu thai làm súc vật để trả nợ, nhẹ thì tài sản của cải bị thiệt hại, mất mát…

Quả báo ăn trộm

Trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của danh sĩ Kỷ Hiểu Lam có một câu chuyện như sau: Ở thôn nọ, có hai mẹ con Triệu Tam vì quá nghèo nên xin làm người ở cho nhà họ Quách. Sau khi mẹ qua đời hơn một năm, vào một buổi tối, Triệu Tam có một giấc mộng mà như không phải mộng.

Trong mơ, mẹ anh nói: “Ngày mai tuyết rơi lớn, bên dưới tường nhà sẽ có một con gà chết cóng vì lạnh; chủ nhân nhất định sẽ thưởng cho con, nhưng con chớ có ăn. Ta đã từng trộm 300 đồng của chủ nhân, Diêm vương phán ta chuyển sinh thành gà để trả nợ. Ta đã đẻ đủ trứng trong đời này để trả hết số nợ, nên có thể đi được rồi.”

Hôm sau, quả đúng như lời nói, có một con gà mái chết cóng dưới bức tường nhà. Chủ nhân thưởng cho Triệu Tam, nhưng anh nhất quyết không ăn, mà khóc lóc mang gà đi chôn. Chủ nhân thấy lạ bèn gặng hỏi. Triệu Tam đành đem sự thật kể cho ông nghe. Từ đó, ông Quách đối xử rất tốt với Triệu Tam và coi anh như người nhà.

Kiếp trước trộm 300 đồng, kiếp sau làm gà để trả nợ. (Ảnh minh họa qua maximum.fm)

Đây là một câu chuyện có thật được tác giả ghi lại. Ngoài ra, từ xưa đến nay cũng có vô số câu chuyện quả báo khác về trộm cắp như một số chuyện dưới đây. 

Qua đó có thể thấy một đạo lý rằng: Luật Trời vốn rất công bằng. Kẻ trộm dù có bị pháp luật trừng trị thích đáng hay không thì nhất định vẫn phải trả nợ theo cách nào đó. Có thể chưa thấy trước mắt nhưng sớm muộn cũng không thoát. Như vậy theo cái lý này, người bị mất trộm thực ra không thiệt hại gì cả, sớm muộn cũng được đền bù.

Nhưng khi người ta vì tức giận mà đánh đập hoặc hại chết kẻ xấu thì sao? Mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện tiếp theo:

Kết cục của “lấy ác trị ác”

Trong cuốn “Hưng khởi hành kinh” kể rằng khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài từng bị bệnh đau nhức xương khớp. Nhiều người không hiểu vì sao Ngài đã tu thành Phật, đức độ như vậy lại có thể bị bệnh. Phật Thích Ca giải thích rằng đây là do nghiệp lực còn sót lại từ kiếp trước, kiếp này phải hoàn trả.

Chuyện là trong một đời trước, Đức Phật Thích Ca từng là một vị danh y tinh thông y thuật. Một lần, ông trị bệnh cho con trai một ông lão giàu có. Cậu ta hứa rằng sẽ báo đáp thật nhiều vàng bạc châu báu nếu ông chữa khỏi bệnh cho cậu. Vị danh y đã dốc sức chữa khỏi cho anh ta, nhưng sau đó anh ta lại vì tham lam mà không thực hiện lời hứa.

Sau đó, anh ta còn lặp lại chuyện này vài lần nữa. Đến lần thứ 3, vị danh y vô cùng phẫn nộ nên đã lên kế hoạch trả thù, cho cậu thanh niên uống một loại thuốc khiến anh ta chết không minh bạch.

Đến đời này, vị danh y chuyển sinh thành Phật Thích Ca Mâu Ni, còn con trai ông lão chuyển sinh thành Đề Bà Đạt Đa, người từng là đệ tử của Đức Phật nhưng sau đó lại hãm hại Ngài.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Bởi vì ta cho con trai vị trưởng lão uống độc dược, khiến anh ta bị chết oan uổng nên ta đã bị đày xuống địa ngục. Sau khi trải qua rất nhiều khổ sở vì bị trừng phạt suốt những năm tháng dài đằng đẵng, về sau lại chuyển sinh thành súc sinh và chịu khổ trong cõi ngạ quỷ. Cho nên mặc dù kiếp này đã tu hành nhưng vẫn phải chịu đau do nghiệp lực kiếp trước của mình gây ra. Nghiệp lực do mình gây ra thì phải trả, vì thế đời này mọi người luôn phải thời thời khắc khắc mà tu dưỡng thân, khẩu, ý của bản thân mình!” (Tu thân, khẩu, ý bên nhà Phật có nghĩa là: Không làm điều ác, không nói lời ác và không nghĩ điều ác).

Câu chuyện này cho thấy một điều, nếu vì ai đó làm ác với ta, mà ta ‘ra tay’ hại lại họ thì cũng là làm ác rồi. Đây chính là “lấy ác trị ác”, cũng phải hoàn trả nợ nghiệp của mình.

Vậy rốt cuộc nên đối đãi với kẻ trộm ra sao? Dĩ nhiên mỗi người mỗi tâm thái, sẽ có cách xử lý khác nhau. Nhưng chúng ta thử xem cách giải quyết của một vị dưới đây:

Kẻ cắp gặp cao nhân

Thiền sư Lương Khoan(1758~1831) là một nhà tu hành người Nhật Bản. Hàng ngày, ngoài việc ra ngoài hồng truyền Phật Pháp, ông thường ở trong một túp lều dưới chân núi, cuộc sống rất giản dị.

Một buổi tối khi ra ngoài trở về, thiền sư thấy một tên trộm đang lục lọi túp lều của mình nhưng không tìm được gì giá trị. Ông bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, bởi ông sợ làm kinh động tên trộm.

Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư. Trong khi tên trộm hốt hoảng thì vị thiền sư điềm nhiên nói: “Anh bạn! Đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh”. Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.

Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “Thật đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi”.

Vài hôm sau khi thức dậy, thiền sư nhìn thấy chiếc áo mà mình khoác lên thân tên trộm hôm trước được xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư mỉm cười nói: “Cuối cùng ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.

Bình thường ai cũng ghét kẻ trộm, sao Lương Khoan lại thấy anh ta đáng thương? Bởi là người theo học Phật Pháp, ông đã hiểu rõ lẽ nhân quả. Trộm đồ người khác, sớm muộn cũng phải gặp quả báo, có khi phải chuyển sinh thành động vật để trả nợ. Chẳng đáng thương lắm ư! Với tâm từ bi thương cảm, ông còn muốn cảm hóa anh ta bỏ ác hành Thiện. Và quả thật ông đã làm được phần nào. 

Phật Thích Ca cảm hóa tên cướp Aṅgulimāla. (Ảnh qua theravada.vn)

Thậm chí có những tên trộm, cướp sau khi được cảm hóa bởi sự từ bi của người tu luyện, đã quay lại xin làm đồ đệ của họ. Ví như hòa thượng Long Thọ, hòa thượng Thất Lý, Đức Phật Thích Ca,… Đây cũng là một việc công đức vô lượng.

Dĩ nhiên không dễ mà làm được thế. Tâm từ bi của người ta cần dần dần nâng cao lên mới đạt được trạng thái này, nhưng đây cũng là tham chiếu về một cảnh giới trong việc “xử lý” trộm vậy.

Nếu ai ai cũng minh tỏ lẽ nhân quả, hiểu thấu quan hệ giữa đức và nghiệp, sẽ có thể kiềm chế được cái tâm của mình và đưa ra hành động sáng suốt.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?