Dẫn độ công chúa Huawei: Không ai có phiên điều trần công bằng hơn Mạnh Vãn Châu
“Không ai có phiên điều trần công bằng hơn Mạnh Vãn Châu,” luật sư của Bộ trưởng Tư pháp Canada tuyên bố trước tòa trong khi tranh luận chống lại việc giữ nguyên thủ tục tố tụng, khẳng định rằng không có hành vi sai trái nào liên quan đến vụ dẫn độ “công chúa” Huawei.
Hôm 10/8, Luật sư của Bộ trưởng Tư pháp Canada – Robert Frater, khẳng định với Tòa án Tối cao British Columbia rằng không có hành vi sai trái nào từ Hoa Kỳ hoặc các quan chức biên giới Canada xảy ra khi họ đang xử lý vụ dẫn độ công chúa Huawei – Mạnh Vãn Châu.
Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, con gái của người sáng lập công ty – Nhậm Chính Phi, đã bị cảnh sát Canada bắt giữ theo lệnh của Hoa Kỳ vào tháng 12/2018, tại sân bay Vancouver khi đang trên đường đến Mexico.
Bà Mạnh bị truy nã tại Hoa Kỳ vì tội gian lận ngân hàng, bị cáo buộc đã nói dối nhiều tổ chức tài chính về các giao dịch kinh doanh của Huawei với Iran, khiến họ vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với quốc gia Trung Đông. Tuy nhiên, cả Mạnh và Huawei đều bác bỏ những cáo buộc này.
Các luật sư bào chữa đã lập luận rằng trường hợp của Mạnh nên được đưa ra như một biện pháp khắc phục cho hàng loạt các hành vi lạm dụng mà bà đã phải chịu đựng – từ hành vi bị cáo buộc lạm dụng quy trình của cảnh sát Canada và các sĩ quan biên phòng, đến việc chính phủ Hoa Kỳ bị cáo buộc giữ lại các chi tiết quan trọng từ Canada trong một nỗ lực để đánh lừa tòa án.
Ngay sau khi bị bắt, Mạnh được tại ngoại và quản thúc tại một trong những dinh thự của bà ở Vancouver. Trong thời gian cao điểm của đại dịch COVID-19 vào tháng Giêng, Bộ Di trú Canada đã cho phép chồng của Mạnh, Lưu Hiểu Tông, và 2 con của họ được miễn trừ đi lại để thăm cô ở Vancouver.
Kiểu “ngoại giao con tin” của Trung Quốc
Việc bắt giữ Mạnh đã làm suy yếu mối quan hệ song phương giữa Canada và Trung Quốc, và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với một số công dân Canada ở Trung Quốc trong một loạt vụ bắt giữ và xét xử trả đũa được nhiều người coi là “ngoại giao con tin” của Bắc Kinh.
Hôm 9/8, Tòa án nhân dân cấp cao của tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc Trung Quốc đã bác đơn kháng cáo bản án tử hình của Robert Schellenberg, một công dâni Canada bị kết tội liên quan đến ma túy.
Vào tháng 11/2018, Schellenberg bị kết án 15 năm tù vì tội buôn lậu ma túy, nhưng bản án của anh đột ngột tăng lên thành án tử hình, chỉ một tháng sau khi Mạnh Vãn Châu bị bắt.
Thêm vào đó, Tòa án Trung Quốc đã bác đơn kháng cáo của Schellenberg và gửi vụ việc lên tòa án tối cao Trung Quốc để xem xét, theo yêu cầu của pháp luật, trước khi có thể thi hành án tử hình.
Dominic Barton, đại sứ Canada tại Bắc Kinh, chỉ trích việc Trung Quốc từ chối lời kêu gọi cứu xét của Schellenberg là “tàn nhẫn và vô nhân đạo”.
Vụ án của Schellenberg theo sau việc Bắc Kinh bắt giữ tùy tiện 2 công dân Canada khác là Michael Spavor và Michael Kovrig, bị buộc tội gián điệp. Hai công dân này đã bị giam giữ tại nhà tù Trung Quốc kể từ tháng 12/2018, và thậm chí không thể nhận thiệp chúc mừng từ những người ủng hộ.
Trung Quốc cũng từ chối quyền tiếp cận lãnh sự đến phiên điều trần khi 2 người bị đưa ra xét xử hồi tháng Ba. Mặc dù không có phán quyết nào được đưa ra vào thời điểm đó, Barton cho biết phán quyết liên quan đến Spavor có thể sẽ sớm được đưa ra.
Anh ấy nói với tờ The Canadian Press: “Theo quan điểm của chúng tôi, đó là chuyện ngày mai.”
Đại sứ cho biết ông chưa nhận được bất kỳ dấu hiệu nào về việc giải quyết trường hợp của Kovrig.
Khi được hỏi liệu 3 trường hợp trên có liên quan đến phán quyết của Canada trong việc dẫn độ Mạnh Vãn Châu hay không, Barton cho biết ông không tin rằng đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, những việc này đang xảy ra ngay lúc này trong khi các sự kiện đang diễn ra ở Vancouver. Ông nói thêm rằng các vụ việc là “một phần của quá trình địa chính trị về những chuyện đang xảy ra.”
Phiên điều trần dẫn độ của Mạnh Vãn Châu dự kiến kết thúc vào ngày 20/8/2021.
Thiện Thành (Theo Canadian Press)