Đại dịch COVID-19: Sinh viên TQ phản đối biện pháp phong tỏa khắc nghiệt

23/09/20, 09:53 Trung Quốc
WUHAN, CHINA - MAY 06: (CHINA OUT) Senior students study in a classroom No. 6 Middle School on May 6, 2020 in Wuhan, Hubei Province, China .About 57,800 students in their final year from 121 high and vocational schools returned to campus on Wednesday in Wuhan, The city previously hard hit by the COVID-19 outbreak.(Photo by Getty Images)

Một video về các cuộc biểu tình ầm ĩ lúc nửa đêm tại các tòa nhà ký túc xá một trường đại học ở thành phố Tây An, phía tây nam Trung Quốc gần đây đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Trung Quốc.

Học sinh cuối cấp trong một lớp học của trường trung học cơ sở số 6 ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 6/5/2020. (Ảnh qua Epoch Times)

Vào khoảng 11 giờ 30 phút tối 20/9, các sinh viên tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tây An (XISU) – nơi đang bị phong tỏa do COVID-19, đã la hét phản đối trong hơn nữa giờ. Họ giận dữ hét lên từ cửa sổ ký túc xá: “Không được phong tỏa thêm nữa!”.

Mặc dù chính quyền tỉnh đã tuyên bố dịch COVID-19 ở Trung Quốc đang được kiểm soát, một số trường học vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp đóng cửa, bao gồm cả XISU. Tuy nhiên, theo các sinh viên, trường đại học đã không chuẩn bị đủ nhu yếu phẩm cho họ. Vì vậy, sự bức xúc đã nổ ra trong giới sinh viên.

Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, Li Qiang (bí danh) – sinh viên năm cuối của trường đại học, cho biết sinh viên không được phép đi lại tự do kể từ ngày 28/8, ngày trường mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ hè. Các sinh viên đã nêu ra yêu cầu của họ với Ban giám hiệu trường học, nhưng không có thay đổi đáng kể nào.

“Tiếng la hét đầu tiên nổ ra từ các tòa nhà ký túc xá nữ. Sau đó, nó bùng lên và lan sang tất cả các tòa nhà khác, kéo dài khoảng nửa giờ, từ 11 giờ 30 đến 12 giờ sáng. Không một nhân viên nào của trường xuất hiện. Chỉ có nhân viên ký túc xá được nhìn thấy đi qua đi lại,” Li nói.

Một sinh viên quét mã QR để đăng ký thông tin sức khỏe tại cổng phía tây của Đại học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, vào ngày 8/6/2020. (Ảnh qua Xinhua)

Li đã thất vọng với tiêu chuẩn kép ở trường đại học của mình – vì giảng viên được phép tự do đi lại. “Chỉ sinh viên của chúng tôi bị cấm ra ngoài… Không ai có thể đảm bảo rằng họ sẽ [giảng viên] không bao giờ bị nhiễm COVID-19. Điều đó không có gì khác biệt so với không phong tỏa. Ngay cả những cư dân địa phương gần đó cũng được phép vào trong [khuôn viên trường thường xuyên… Chúng tôi vô cùng bất mãn,” anh nói.

Li nói thêm rằng thời gian gần đây, trung tâm mua sắm mở cửa duy nhất còn lại đã bị chính quyền đóng cửa vì bán các mặt hàng hết hạn sử dụng. Sinh viên không có lựa chọn nào khác ngoài đặt hàng trực tuyến. “Tuy nhiên, các bưu kiện đã đặt hàng của bạn chỉ có thể đến được cổng phía Tây của trường đại học. Không hơn. Khi đến giờ ăn, nó rất đông đúc, chật chội và rất khó lấy gói bưu phẩm của bạn,” anh phàn nàn.

Một số sinh viên nói với tờ Beijing News – hãng truyền thông nhà nước, rằng các công ty chuyển phát nhanh là kênh duy nhất để họ mua nhu yếu phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, các bưu kiện thường chất đống do áp lực phân loại tại các điểm nhận hàng. Một số bưu kiện đã bị hư hỏng.

Một sinh viên khác của XISU tên Chen phàn nàn rằng các cô gái sống trong ký túc xá phải xếp hàng chờ khá lâu mới có cơ hội được tắm. Điều này là do chỉ có một phòng tắm công cộng mở cửa cho họ, trong khi có đến 4 phòng tắm trước khi bị đóng cửa.

Một sinh viên năm 3 họ Guo nói rằng trong thời gian đóng cửa, rau, bánh mì và các mặt hàng thực phẩm khác đã đắt hơn rất nhiều. Giá một miếng dưa hấu đã tăng từ 2 nhân dân tệ (0,29 USD) lên 5 nhân dân tệ (0,74 USD). “Ngay cả bữa ăn do nhà ăn trường cung cấp cũng tăng giá.”

Vào ngày 21/9, Ban giám hiệu trường đại học đã công bố một thông báo, hứa rằng họ sẽ đơn giản hóa các thủ tục đăng ký bắt buộc đối với mọi sinh viên muốn rời khỏi khuôn viên trường; mở thêm một trung tâm mua sắm tạm thời trong khuôn viên trường; tăng cường năng lực hậu cần; và đảm bảo rằng việc tính phí quá cao sẽ được xử lý nghiêm. Nhưng ngay sau đó cùng ngày, cư dân mạng báo cáo rằng XISU đang bắt đầu thăm dò xem sinh viên nào đã vạch trần hành động của nhà trường và khuyến khích các sinh viên cung cấp thông tin, theo Focus News EU.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới