Cuốn sách “Dối cả bầu trời”: Bắc Kinh là “Đế quốc tà ác” kinh khủng hơn cả Liên Xô
Các mối đe dọa mà Bắc Kinh tạo ra cho Hoa Kỳ và thế giới ngày nay đã vượt xa Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Điều này có thể nói là bắt nguồn từ một loạt các chính sách sai lầm của Mỹ đối với Bắc Kinh trong thế kỷ 20. Đây là thông điệp quan trọng từ cuốn sách mới của Mỹ về Trung Quốc.
Cuốn sách “Deceiving the Sky: Inside Communist China’s Drive for Global Supremacy”, tạm dịch: “Dối cả bầu trời: Đằng sau hành động bá quyền tranh đoạt trên toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, của tác giả Bill Gertz – biên tập viên cao cấp của tờ Washington Free Beacon – một kênh truyền thông phe bảo thủ của nước Mỹ, được viết trên cơ sở các báo cáo về mối đe dọa ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong 20 năm qua.
Trong một cuộc nói chuyện với đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vào ngày 6/9, Gertz nói: “Tôi đang cố gắng giúp mọi người nhận thức rõ hơn về bản chất của mối đe dọa này, từ các mối đe dọa ý thức hệ đến các mối đe dọa kinh tế và tài chính, các mối đe dọa về quân sự và internet, cùng với sự đe dọa về vũ trụ”.
Gertz đã đặt nghi vấn về các lý luận phát sinh giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh. Năm 2000, ông viết về những mánh khóe có thể thấy được qua cuốn sách “Mối đe dọa Trung Quốc: Cộng hòa nhân dân nhắm vào Hòa Kỳ như thế nào”. Lúc ấy Hoa Kỳ vừa mới mở cửa cho Trung Quốc tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Khi đó Tổng thống Bill Clinton đang cố gắng thúc đẩy việc xây dựng mối quan hệ với Bắc Kinh: “Nền kinh tế Trung Quốc càng tự do, lại càng có thể phóng thích tiềm năng của nhân dân. Mà khi một người không chỉ có mơ ước, mà còn có năng lực để thực hiện được mơ ước của mình, lúc đó bọn họ tự nhiên sẽ muốn có quyền lên tiếng lớn hơn”.
Đáng tiếc trong gần 20 năm qua, Gertz cho rằng đây là chính sách “thất bại hoàn toàn”. Bởi vì chính sách thỏa hiệp của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực thương mại đã bị Trung Quốc “vô tình lợi dụng”.
Một bước ngoặt rất trọng yếu phát sinh trong năm 2012 – 2013, khi ông Tập Cận Bình – lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ nhậm chức, ông đã từ bỏ chính sách ‘giấu tài’ của Đặng Tiểu Bình, và bắt đầu theo đuổi ảnh hưởng lớn hơn trên toàn thế giới, mà đằng sau của hành động này chính là muốn làm tổn hại đến sức mạnh và địa vị của Hoa Kỳ.
Mất bò mới lo làm chuồng, nhưng vẫn còn chưa muộn. “Đế quốc tà ác” này đang thành mối đe dọa đối với toàn cầu, tổng thống Donald Trump biết rõ điều này, bởi vậy sau khi được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, trái ngược với các tổng thống tiền nhiệm có tâm lý nhún nhường, ông đã tiến hành chính sách “cải biến cực lớn” đối với Bắc Kinh.
Ví dụ, nguyên nhân chính cho cuộc chiến tranh thương mại là Bắc Kinh mỗi năm đã đánh cắp công nghệ và tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ trị giá từ 250 tỷ đến 600 tỷ đô la. Chính phủ của Trump đã chỉ thẳng ra điều này: “Không có một chính quyền nào tồn tại và phát triển thịnh vượng lại nhờ vào việc trộm cắp và chuyển giao công nghệ”.
Gertz cũng đề cập đến, các dấu hiệu trước mắt đang cho thấy sự lo sợ của ĐCSTQ, bởi vì toàn bộ nền kinh tế của Trung Quốc đang trượt dốc. Người dân Trung Quốc đang tính toán để duy trì sự sống trong trường hợp mất đi sự viện trợ của Hoa Kỳ.
Giới quan sát bên ngoài cho rằng, nếu nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump kết thúc, Washington và Bắc Kinh sẽ nối lại mối quan hệ thân thiết trước đây của họ và kết thúc đối kháng.
Gertz cũng nói với VOA rằng điều này có thể xảy ra, nhưng cơ hội rất thấp. Bởi vì tuy đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa trên chính trường thường tranh luận sôi nổi với nhau, nhưng cả hai bên đối với vấn đề “Sự đe dọa của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ ngày càng tăng” thì đều có chung nhận thức.
Gertz nói rằng, có lẽ hai đảng có cách làm và kiến giải khác nhau, nhưng lại có thể có chung nhận thức, đây thật là điều rất đáng quý. Cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh cũng giống như một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Tất nhiên, Gertz hiểu rất rõ Bắc Kinh, tự nhiên cũng trở thành ‘cái gai trong mắt’ của Bắc Kinh. Cuốn sách ông vừa xuất bản, chắc chắn sẽ khiến thế giới hiểu sâu hơn về sự tà ác của Bắc Kinh. Việc này đối với Bắc Kinh mà nói, cũng là một cú đánh nặng bên ngoài cuộc chiến thương mại.
Minh Huy (Theo Vision Times)