Tập Cận Bình 58 lần đề cập “đấu tranh”, cuộc khủng hoảng đã đến phút sống còn? 

09/09/19, 08:36 Trung Quốc
Quyền lực cá nhân của Tập đang bị khủng hoảng nghiêm trọng, có thể nói rằng nó đã đi tới bước ngoặt của sự sống còn. (Ảnh: Twitter)

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Trường Đảng Trung ương, ông Tập Cận Bình đã 58 lần đề cập đến từ “đấu tranh” một cách bất thường. Các chuyên gia tin rằng quyền lực cá nhân của Tập đang bị khủng hoảng nghiêm trọng, có thể nói rằng nó đã đi tới bước ngoặt của sự sống còn.

Vào ngày 3/9, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc khóa đào tạo cho cán bộ trẻ và trung niên. Ông nói rằng sự phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bước vào giai đoạn dồn dập nhiều thách thức rủi ro, thậm chí là trong thời kỳ này sẽ phải đối đầu với không ít các cuộc đấu tranh lớn và quan trọng.

Quyền lực cá nhân của Tập đang bị khủng hoảng nghiêm trọng, có thể nói rằng nó đã đi tới bước ngoặt của sự sống còn. (Ảnh: Twitter)

Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng xây dựng văn minh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, sinh thái và xây dựng quân đội, quốc phòng tại Hồng Kông, Macao, Đài Loan, hay công tác ngoại giao và xây dựng đảng đều có những rủi ro riêng, hơn nữa thử thách rủi ro sẽ ngày càng phức tạp hơn, thậm chí là sẽ phải đối mặt với “sóng to gió lớn” khó lòng tưởng tượng được.

Tập Cận Bình yêu cầu các quan chức cấp cao của ĐCSTQ “khi cần đấu tranh thì phải đấu tranh”. Trong bản thảo 2.000 từ của Tân Hoa Xã, Tập đã nhắc đến từ khóa “đấu tranh” 58 lần. Dụng ý sử dụng từ “đấu tranh” của Tập Cận Bình khi trình bày phát biểu, được cho rằng mang hàm ý sâu xa.

Quyền lực cá nhân khủng hoảng sâu sắc

Về vấn đề này, đài VOA đã dẫn lời phân tích của Dương Kiến Lợi, người sáng lập tổ chức nhân quyền “Civil Force” rằng, Tập Cận Bình bị sa lầy trong hai cuộc khủng hoảng là chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và vấn đề Hồng Kông, lúc này ông Tập đưa ra lý thuyết “đấu tranh” thực chất là bộc lộ những thách thức từ trong nội bộ đảng, chính quyền ĐCSTQ và quyền lợi cá nhân của Tập đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc, Trần Phá Không cho biết, trong bài phát biểu của Tập Cận Bình, có khoảng 5 từ “phàm là”, gần 60 từ “đấu tranh”, còn có “4 nhận thức” và “2 bảo vệ” cũng được nhắc lại, sau đó dẫn đầu một nhóm quan chức cánh tả, cao giọng bộc lộ quan điểm, đây đều là phe cánh của Tập, giống như cuộc đấu tranh của Mao Trạch Đông năm đó, bề ngoài là chiến tranh với Hoa Kỳ nhưng thực chất là cuộc đấu tranh với đối thủ chính trị.

Trần Phá Không nói: “Lệnh động viên đấu tranh của Tập Cận Bình, suy cho cùng là chĩa mũi nhọn vào nội bộ Đảng, bởi vì hội nghị Bắc Đới Hà và hội nghị Bộ Chính trị diễn ra gần đây đều gây bất lợi cho Tập, thậm chí không đề cập đến ‘4 nhận thức’ và ‘2 bảo vệ’ trong cuộc họp Bộ Chính trị, cũng có nghĩa rằng không nhắc đến cái gọi là bảo vệ địa vị chủ chốt của Tập.

Trong trường hợp này, từ khóa ‘đấu tranh’ được nhắc nhiều lần, mục tiêu cuối cùng chính là mở rộng cuộc đấu tranh bên trong nội bộ Đảng, chống lại đối thủ chính trị, tóm gọn lại một câu, đây là cuộc chiến bảo vệ quyền lực của Tập Cận Bình”.

Ông Trần Phá Không phân tích và nói rằng, phiên họp toàn thể lần thứ tư đã được thiết lập tại cuộc họp của Bộ Chính trị kết thúc vào ngày 30/8. Nếu quân của Tập “chiếm thế thượng phong” trong cuộc họp, thì phe Tập sẽ biến cuộc họp thành cuộc họp xây dựng đảng, cuộc họp chỉnh đốn tác phong có lợi cho Tập, tạo nên một “bản sao” của phong trào “Chỉnh đốn Diên An”.

Ông cho rằng, nếu các thế lực chống Tập chiếm ưu thế, thì nó sẽ trở thành một họp “Vụ hư hội”, cũng chính là hội nghị “lập lại trật tự”. Cuối cùng thì phe cánh của Tập hay phản Tập sẽ thắng thế, trong và ngoài Đảng cùng toàn thế giới đều đang ngóng chờ.

Tập Cận Bình ra tay phản kích đối thủ

Thời báo Epoch Times của Hồng Kông xuất bản vào ngày 4/9 đưa tin, những vấn đề “đau đầu” nhất ở Bắc Kinh đó là, ngoài thế cục hỗn loạn ở Hồng Kông và chiến tranh thương mại, thì còn có các vấn đề kinh tế và cuộc tổng tuyển cử của Đài Loan… tất cả đều rất nghiêm trọng. 

Vào thời điểm then chốt này, sau hội nghị Bắc Đới Hà, Tập Cận Bình đã đến Cam Túc để khảo sát, điểm dừng chân đầu tiên là Đôn Hoàng. Nhiều người đã suy đoán rằng Tập Cận Bình, người đang trong tình trạng khó khăn “sứt đầu mẻ trán”, đến Đôn Hoàng để cầu xin phước lành.

Ông Tập thị sát ở thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, ngày 19/8/2019.
Ông Tập thị sát ở thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, ngày 19/8/2019. (Ảnh: Xinhua)

Sau đó, Tập Cận Bình và đoàn tùy tùng men theo hành lang từ tây sang đông, đi qua Gia Dục Quan, Trương Dịch, Vũ Uy, Ô Sao Lĩnh đến Lan Châu, trên đường cũng cúng tế cho Hồng quân Tây lộ quân bị quân địch tiêu diệt hoàn toàn tại Cam Túc vào cuối năm 1936.

Bài báo phân tích, điều lạ lùng là lần này Tập Cận Bình ra ngoài khảo sát lại bái Phật bái Thần. E rằng chỉ có một lời giải thích duy nhất đó là, Tập cần chọn một nơi bên ngoài Bắc Kinh, gặp gỡ các thuộc hạ thân tín, thảo luận về các biện pháp đối phó.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông đã sử dụng thủ pháp tương tự. Mao năm đó thực hiện “đại nhảy vọt” nhưng thất bại thảm hại, thực quyền nằm trong tay kẻ khác, nên rất không tin tưởng các quan viên của chính quyền trung ương, thường ngồi xe lửa đi ra nơi khác gặp gỡ thân tín ở khắp mọi nẻo để triển khai các biện pháp đối phó và phát động Cách mạng Văn hóa.

Bài báo nói rằng, Tập Cận Bình đến Cam Túc có khả năng là vì một lý do tương tự. Ngoài ra, Lật Chiến Thư, Lưu Hạc, và Đinh Tiết Tường đều đi theo Tập đến Cam Túc khảo sát, đều là những thuộc hạ thân tín của Tập. 

Điều này nhấn mạnh rằng các thế lực bất mãn và phản Tập trong nội bộ của ĐCSTQ đang lên cao trào, hơn nữa rất có khả năng thế lực này đã “phô bày sức mạnh” tại hội nghị Bắc Đới Hà.

Phe đối lập đâm sau lưng Tập?

Trần Phá Không đã nói trên phương tiện truyền thông của mình rằng, trong hội nghị Bắc Đới Hà, do cuộc biểu tình “Phản đối dự luật dẫn độ” ở Hồng Kông tiếp tục dâng cao, đồng thời chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng ngày một leo thang, nền kinh tế trong nước đã suy giảm, doanh nghiệp phá sản, nạn thất nghiệp… khiến các nhà chức trách bị chỉ trích mạnh mẽ.

Ông cũng tiết lộ rằng, có một cuộc chiến giằng co tại hội nghị Bắc Đới Hà giữa các lão thành chính trị và các phe phái không ủng hộ chính sách của Tập Cận Bình. Kết quả là sau hội nghị Bắc Đới Hà, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ bất ngờ leo thang và tình hình ở Hồng Kông cũng sa vào thế nguy.

Ngày 22/8, Tập Cận Bình kết thúc cuộc khảo sát và trở về Bắc Kinh, “Nhân dân Nhật báo” đã đăng một bài viết hiếm gặp với tiêu đề “Đặng Tiểu Bình bãi bỏ chế độ lãnh đạo đến cuối đời”. Mặc dù bài viết đã nhanh chóng bị xóa. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Đức bình luận rằng, rõ ràng là chĩa mũi nhọn vào việc bãi bỏ hiến pháp của Tập Cận Bình về hạn chế nhiệm kỳ của các nhà lãnh đạo quốc gia. 

Đây là một tín hiệu được nhân cơ hội này tung ra nhằm bày tỏ sự không hài lòng của nội bộ ĐCSTQ với chính sách của Tập. Cũng có những nhà phân tích tin rằng đó chỉ là một mũi tên đen bắn lén của những kẻ phản đối Tập.

Nhà bình luận Yokogawa cho rằng, người đưa ra thông tin này cấp bậc trong Đảng chắc chắn là rất cao. Nhưng điều này không đại diện cho sự tranh cãi về ý thức hệ, trên hết đó chỉ là cuộc đấu tranh quyền lực và phe phái mà thôi.

Trước đó đã có một bài phân tích đa phương rằng Tập Cận Bình đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính trị và kinh tế. Một số người đang chờ đợi ông ta “gặp họa”, một khi bị hạ bệ, Tập sẽ phải đối mặt với “thảm họa ngập đầu”.

Vương Hữu Quần, cựu thư ký của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nói rằng, ông Tập Cận Bình trong 5 năm đầu chống tham nhũng, vì bảo vệ Đảng nên đã không bắt giữ 2 “Tặc vương” là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. 

Tập Cận Bình trong 5 năm đầu chống tham nhũng, vì bảo vệ Đảng nên đã không bắt giữ 2 “Tặc vương” là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. 
Tập Cận Bình trong 5 năm đầu chống tham nhũng, vì bảo vệ Đảng nên đã không bắt giữ 2 “Tặc vương” là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. (Ảnh: Trithucvn)

Hai năm gần đây, 2 “Tặc vương” cùng bè đảng phe cánh của mình, lợi dụng sự mê muội của Tập đối với quyền lực, đã tiến hành “đơn giản hóa chính sách chủ chương của Đảng” hoặc “cực đoan hóa chính sách chủ trương của Đảng”, hết nâng Tập lên “mây xanh”, rồi lại kéo Tập “xuống bùn”, giày vò qua lại cả trong và ngoài nước, khiến Tập “người không ra người, ngợm không ra ngợm”. 

Đường Hạo, một chuyên gia về các vấn đề của Trung Quốc, đã viết trong một bài báo vào tháng 6 rằng, Bắc Kinh thường xuyên đánh giá sai tình hình và đưa ra các quyết định sai lầm trong các sự kiện lớn là chiến tranh thương mại và cuộc biểu tình “Phản đối dự luật dẫn độ”. Nhân tố chủ yếu là, Vương Hộ Ninh thường vụ của phe cánh Giang lúc nào cũng tâng bốc Tập, Tập lại bị mê hoặc bởi vô vàn các tin tình báo giả, các bài viết ngụy tạo không đúng sự thật của nội giám hoặc tin tức truyền thông nước ngoài. 

Ngoài ra, phe cánh của Giang không chỉ thông qua việc “gài” những tên “loạn thần”, đặc vụ, dẫn dắt Tập đưa ra những quyết sách sai lầm. Mà còn để Vương Hộ Ninh, Hàn Chính, Dương Khiết Trì cầm đầu “người ngựa” của phái Giang, cùng với những người có sức ảnh hưởng tại Hồng Kông như Tăng Khánh Hồng, kích động cuộc xung đột ở Hồng Kông trở nên dữ dội hơn, tạo ra các cuốn trấn áp đẫm máu, “mượn gió bẻ măng” để “mai đao thiết phục” Tập, ép Tập “hạ đài”.

Đường Hạo nói rằng, những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc biểu tình “Chống dự luật dẫn độ” đã khiến ĐCSTQ khó “cầm máu” và ngày càng trở nên thối nát. Mâu thuẫn ngày càng tăng và trở nên gay gắt, cùng với những khó khăn trong và ngoài nước, chính quyền Bắc Kinh ngày càng bị ép vào thế đường cùng, tiến thoái lưỡng nan.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng