30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ: Không có “bức tường” nào tồn tại mãi mãi

11/11/19, 09:51 Thế giới
Bức tường Berlin là lịch sử. Nó đã dạy chúng ta: Không có bức tường nào có thể ngăn cản con người và hạn chế sự tự do, cho dù nó cao hay lớn như thế nào đi nữa
Bức tường Berlin là lịch sử. Nó đã dạy chúng ta: Không có bức tường nào có thể ngăn cản con người và hạn chế sự tự do, cho dù nó cao hay lớn như thế nào đi nữa. (Ảnh: Bota)

Vào ngày 9/11, nhân dịp kỷ niệm tròn 30 năm Bức tường Berlin sụp đổ, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố rằng, sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã chứng minh những chướng ngại ngăn cản sự tự do sẽ không thể nào tồn tại mãi mãi.

Kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ: Không có bức tường đỏ nào mãi tồn tại (ảnh 1)
Thủ tướng Đức Angela Merkel thắp nến tại đài tưởng niệm nạn nhân của chế độ chuyên chế cộng sản tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ hôm 9/11/2019. (Ảnh: Getty Images)

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói tại buổi mít tinh: “Thưa quý vị, Bức tường Berlin là lịch sử. Nó đã dạy chúng ta: Không có bức tường nào có thể ngăn cản con người và hạn chế sự tự do, cho dù nó cao hay lớn như thế nào đi nữa”. “Chúng ta phải chắc chắn rằng không có bức tường nào có thể ngăn cách con người một lần nữa”.

Các nhà lãnh đạo của Đức, Ba Lan, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã tham gia vào một sự kiện kỷ niệm được tổ chức tại Bernauer Strasse. Phần cuối của Bức tường Berlin vẫn còn ở đây, đã chia cắt thành phố trong 28 năm.

Tổng thống Ý Sergio Matarella nói rằng, sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã mở ra một con đường lịch sử mới cho toàn bộ lục địa châu Âu và thế giới. Matarella nói: “Một châu Âu không có bức tường chia rẽ và không hận thù là cơ hội tuyệt vời để công dân nắm giữ vận mệnh của chính mình”.

Năm nay, người Đức đã kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường Berlin và tổ chức các buổi hòa nhạc tại cổng Brandenburg, đây là một sự kiện không thể xảy ra khi Berlin còn bị chia cắt.

Những người sống trong thành phố đã từng bị chia cắt này, có thể đi dạo trong tòa nhà được xây dựng từ thế kỷ 18 và nghe Dàn nhạc Staatskapelle chơi ‘Bản giao hưởng số 5’ của Beethoven dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Daniel Barenboim.

Bức tường Berlin là lịch sử. Nó đã dạy chúng ta: Không có bức tường nào có thể ngăn cản con người và hạn chế sự tự do, cho dù nó cao hay lớn như thế nào đi nữa
Bức tường Berlin là lịch sử. Nó đã dạy chúng ta: Không có bức tường nào có thể ngăn cản con người và hạn chế sự tự do, cho dù nó cao hay lớn như thế nào đi nữa. (Ảnh: Bota)

Trong 28 năm Bức tường Berlin được dựng lên, Đông Đức và Tây Đức đã bị chia cắt với nhau, người Tây Đức không có quyền đến thăm cánh cổng lịch sử này. Ngày nay, cổng Brandenburg nhắc nhở mọi người mỗi ngày rằng Liên Xô đã từng cai trị khu vực này sau Thế chiến thứ hai.

Vào đêm ngày 9/11/1989, các chính trị gia Đông Đức không còn có thể ngăn chặn dư luận dưới áp lực của phong trào dân chủ càn quét qua Đông Âu. Người Berlin từ Đông Đức và Tây Đức đã chen chúc nhau mà kéo qua, bọn họ đã phá tường, ôm nhau và nhảy lên vui mừng.

Khi Bức tường Berlin sắp sụp đổ, Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô khi đó, đang tiến hành cải cách, mặc dù nhà lãnh đạo chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn nắm quyền trong một số quốc gia của Liên Xô, nhưng sự sụp đổ của Bức tường Berlin dài 165 dặm Anh (khoảng 265km) là mốc đánh dấu sự kết thúc của ‘Chiến tranh Lạnh’.

Các bộ trưởng ngoại giao của Estonia, Latvia và Lithuania, từng là các nước thuộc Liên Xô cũ, nói rằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin không chỉ mang lại hy vọng cho người Đức, mà còn mang lại hy vọng cho tất cả những người rơi vào khối Xô Viết.

Kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ: Không có bức tường đỏ nào mãi tồn tại (ảnh 2)
Người dân đặt hoa tại đài tưởng niệm Bức Tường ở phố Bernauer Strasse (Berlin) nhân lễ kỷ niệm 30 năm Bức Tường Berlin sụp đổ. (Ảnh: Reuters)

Họ nói trong một tuyên bố chung: “Đây là cách thức trực tiếp nhất và quyết đoán nhất để đánh dấu sự tan rã của đế quốc tàn ác (Liên Xô cũ), cũng là khởi đầu cho sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản độc tài ở châu Âu”.

Trong tuần qua, chỉ riêng tại Berlin đã có khoảng 200 sự kiện được tổ chức. Nhiều sự kiện được tổ chức trên khắp Berlin và các khu vực khác của Đức, bao gồm trang bị các thiết bị chiếu sáng, các buổi hòa nhạc và các cuộc tranh luận công cộng.

Có 30.000 dải ruy băng trên một tác phẩm nghệ thuật được trang trí tại Cổng Brandenburg, mang theo những mong muốn, hy vọng và hồi ức của người dân Berlin, nó được dệt thành một “đám mây tự do” dài gần 140m.

Trong các hoạt động kỷ niệm diễn ra trong vòng một tuần, cảnh người Đông Đức phá vỡ Bức tường Berlin đã được chiếu trên một tòa nhà ở trung tâm của Berlin.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã ca ngợi cuộc đấu tranh của các quốc gia Đông Âu, bức màn sắt đã chia rẽ Đông và Tây trong hơn 40 năm. Ông nói: “Không có sự can đảm và khát vọng tự do của người Ba Lan, Hungary, Séc và Slovakia, cuộc cách mạng hòa bình và thống nhất nước Đức không thể thực hiện được”.

Từ phải qua, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier của Đức, Janos Ader của Hungary, Andrzej Duda của Ba Lan, Zuzana Caputova của Slovakia và Milos Zeman của Cộng hòa Czech Republic, cắm hoa vào kẻ hở trên Bức tường Berlin, ngày 9 /11/2019.
Từ phải qua, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier của Đức, Janos Ader của Hungary, Andrzej Duda của Ba Lan, Zuzana Caputova của Slovakia và Milos Zeman của Cộng hòa Czech Republic, cắm hoa vào kẻ hở trên Bức tường Berlin, ngày 9 /11/2019. (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, ông Steinmeier chỉ ra rằng sự kiện lịch sử này không đánh dấu sự “kết thúc của lịch sử”, như nhà sử học người Mỹ Francis Fukuyama từng tuyên bố. “Cuộc đấu tranh của các hệ thống chính trị vẫn còn tiếp tục và tương lai không chắc chắn hơn bao giờ hết”, ông nói thêm.

“Đó là lý do tại sao Đức và các đồng minh châu Âu phải chiến đấu mỗi ngày vì một châu Âu hòa bình và thống nhất, mỗi quốc gia phải nỗ lực làm tốt việc của mình để vượt qua những sự khác biệt”, ông bày tỏ.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với “Süddeutsche Zeitung”, thủ tướng Đức Angela Merkel nói: “Trong một số trường hợp, mọi người có thể nghĩ rằng người dân ở Đông Đức và Tây Đức sẽ trở nên hài hòa với nhau, nhưng hiện nay mọi người đã ý thức được rằng, nó có thể cần khoảng thời gian là nửa thế kỷ hoặc là lâu hơn nữa”.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng