Cuộc sống tự tại không lo nhiễm virus của người đàn ông 14 năm ẩn mình trên dãy Alps

20/05/20, 13:40 Cuộc sống
Người đàn ông luôn hạnh phúc với sự cô độc của mình. (Ảnh qua South China Morning Post)

Ý là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch virus Vũ Hán, trong đó Lombardy là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất. Thế nhưng, tại đây lại có một nơi hoàn toàn cách ly với dịch bệnh, chính là ngôi làng nhỏ có tên Sostila tồn tại từ thời trung cổ, nằm ở phía chân dãy Alps, Italy…

Người đàn ông luôn hạnh phúc với sự cô độc của mình. (Ảnh qua South China Morning Post)

Nhiều người gọi Sostila là ‘ngôi làng ma’, bởi nơi đây hoàn toàn không có bóng người sinh sống. Cuộc sống nhộn nhịp của làng Sostila đã dừng lại từ năm 1960, khi các gia đình lần lượt rời đi để tìm kiếm tương lai tươi sáng hơn nơi phố thị.

Từ đó, Sostila chỉ còn trơ trọi những ngôi nhà đá xám bị bỏ hoang nằm lác đác giữa đồi xanh bạt ngàn, rêu phong bám dày trên những con đường và nhà cửa, một minh chứng cho thời gian đã phủ màu nơi đây.

Những căn nhà bị bỏ hoang cũ kỹ. (Ảnh qua South China Morning Post)
Một góc lối đi vào làng. (Ảnh qua South China Morning Post)

Thế nhưng trong khoảng thời gian 14 năm trở về đây, có một người đàn ông tên là Fausto Mottalini, 69 tuổi đã bị hớp hồn bởi vẻ đẹp hoang sơ và đượm buồn của Sostila. Ông quyết định thu dọn đến Sostila để sinh sống một mình, sau khi trải qua cuộc hôn nhân đổ vỡ và dừng công việc bác sĩ của mình lại. Từ đó, làng Sostila cô độc đã có một cư dân.

“Tôi được trao cơ hội để bắt đầu cuộc sống mới khi một ngày tôi đến sửa mái nhà đã hỏng của gia đình. Khung cảnh yên bình xung quanh và sự yên tĩnh đã đánh thức tôi. Tôi nhận ra đây sẽ là ngôi nhà mới của mình. Hiện tại tôi thấy hạnh phúc và rất hài lòng”, ông Mottalini chia sẻ.

Nhiều người cho rằng điều này thật kỳ lạ, không ai có thể chịu đựng nổi sự cô độc kéo dài như vậy. Nhưng ông khẳng định, bản thân ông không hề thấy cô đơn mà còn rất hạnh phúc.

Cảnh đẹp hút hồn của ngôi làng ma. (Ảnh qua South China Morning Post)

Cuộc sống một mình của ông khá tự do tự tại, ông có thể đi đến bất cứ đâu ông muốn, hít thở không khí trong lành, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vĩ của đất trời, thảm cỏ xanh mướt kéo dài bất tận, phóng tầm mắt ra xa xa là dãy núi Alps phủ tuyết trắng tuyệt đẹp, cùng vô vàn những khám phá mới lạ mỗi ngày. Thiên nhiên với ông như một cuốn sách với nội dung dài bất tận mà dù ông có dành cả đời để đọc vẫn không bao giờ hết. Mỗi ngày đều là những trải nghiệm mới mẻ, những thứ ông có thể thấy là những thứ mà không phải bất kỳ ai cũng may mắn được trải nghiệm.

“Tôi làm những việc yêu thích mỗi ngày: Tôi ngủ dậy sớm, đốn củi để đốt, chăm sóc vườn cây cảnh và nhà kính, sau đó đi trượt tuyết và leo núi, chụp những bức ảnh về thiên nhiên, hoa cỏ và cảnh đẹp. Tôi trở về nhà khi mặt trời lặn và chuẩn bị bữa tối. Tôi có thể tự do đến bất cứ đâu tôi muốn”. 

Đây là một nơi trú ẩn hoàn hảo của ông Mottalini. (Ảnh chụp màn hình video)

Đặc biệt trong tình hình dịch Covid – 19 như ngày nay, thì làng Sostila lại là một nơi ‘cách ly’ lý tưởng. Trong khi cả xã hội đang phải tự nhốt mình ở nhà vì lệnh giãn cách xã hội; các quán bar, nhà hàng, khu vui chơi náo nhiệt đều bị đóng cửa không thể hoạt động, thì Sostila lại không bị ảnh hưởng bởi điều đó. Nó luôn luôn giữ một dáng vẻ yên bình bất diệt.

“Tôi không thích sự náo nhiệt của xã hội. Trên Sostila không có quán bar, nhà hàng hay cửa hiệu. Vì thế, chẳng có nơi nào phải đóng cửa khi lệnh phong tỏa được tuyên bố. Tôi không cần những thứ này. Khi vào thành phố, tôi không thể chịu đựng được sự hỗn loạn và khói bụi ở đó. Chỉ vài tiếng đồng hồ là tôi muốn hét lên và trốn thoát. Ở Sostila, không ai làm phiền tôi”, Mottalini chia sẻ.

Ông cũng cho biết thêm: “Nếu bạn sống trong một căn hộ nhỏ 50 mét vuông trong 24 tiếng liên tục cùng vợ và con nhỏ, nó rất khắc nghiệt và khiến bạn cảm thấy như bị giam lỏng. Tôi thật may mắn. Lựa chọn tự cách ly của tôi là một niềm hân hoan: toàn bộ thung lũng Fabiola này trở thành khu vườn của riêng tôi”. 

Tuy vậy, nhưng thi thoảng ông vẫn đến thị trấn để mua sắm một số đồ cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Mỗi lần đi như vậy, ông phải đi bộ một quãng đường khá xa vì con đường vào làng không thể sử dụng ô tô được, ít nhất phải mất hơn 1 giờ đồng hồ để đến chỗ để xe và chạy vào thị trấn. May mắn thay, vườn hoa quả của ông cung cấp đủ trái cây và rau củ quả, vì vậy ông không phải xuống thị trấn thường xuyên.

Căn nhà bé nhỏ của ông Fausto nằm trên một quả đồi, chỉ có thể đi bộ lên. (Ảnh: SCMP)

Với Mottalini sự cô độc chính là một món quà vô giá, ông có rất nhiều thời gian để chiêm nghiệm về cuộc sống và nhân sinh, khai phá tâm hồn của mình thông qua việc đọc những quyển sách hay, chính vì vậy mà tư tưởng ông luôn thấm nhuần những triết lý, văn hóa tâm linh phương Đông. 

Ông cũng dành nhiều thời gian để thực hành thiền định. Chính cuộc sống lành mạnh như thế đã giữ cho ông có một thân hình cân đối cũng như một tinh thần và sức khỏe rất tốt.

“Tôi gạch chân những câu văn hay nhất mà tôi đọc trong các cuốn sách và ghi chép. Tôi cần rèn luyện cả cơ thể và trí não. Tôi làm bất cứ điều gì mình muốn, bất cứ khi nào tôi thích. Không phải tôi là một người đàn ông may mắn sao?”

Mottalini đã chứng minh một điều rằng, con người không cần sở hữu quá nhiều thứ mới cảm thấy hạnh phúc. Nó không phải điều mà chúng ta có thể tìm kiếm bên ngoài xã hội thông qua vật chất, tiền tài hay những cuộc vui vô nghĩa, những thứ niềm vui đó vốn không bao giờ bền vững. Với ông hạnh phúc thật sự là khi chúng ta có thể lắng nghe được tiếng nội tâm mình mong muốn điều gì.

“Con người thường sở hữu quá nhiều thứ, nhưng liệu ta có thật sự hạnh phúc? Hạnh phúc đúng nghĩa chỉ đến từ nội tâm nếu chúng ta sẵn sàng lắng nghe nó, chứ không đến từ tiền bạc hay của cải. Càng có nhiều thứ, chúng ta càng có nhiều nỗi lo hơn”.

Có một lần chiếc xe ô tô của ông bị bốc cháy, ông thản nhiên đến mức chính ông cũng thấy giật mình.

“Khi xe của tôi chẳng may bị cháy, tôi đã sốc vì chính phản ứng của mình: Tôi không giận dữ, không tuyệt vọng. Quan tâm làm gì chứ. Khi chết, bạn bỏ lại mọi thứ phía sau”, ông nói.

Đây là một nơi trú ẩn hoàn hảo của ông Mottalini. (Ảnh chụp màn hình video)

“Chúng ta nên học cách sống một mình để khám phá mình là ai, để biết yêu quý bản thân và những người xung quanh. Trông chờ những điều ngoài kia là vô dụng, khi mà chúng đã tồn tại sẵn bên trong mỗi người rồi. Niềm vui là do cá nhân tạo ra, không bắt nguồn từ xã hội”, Mottalini cũng chia sẻ thêm.

Tuy nhiên, không phải lúc nào ngôi làng cũng đơn độc chỉ một mình ông Mottalini. Thi thoảng vào những ngày cuối tuần, cháu của ông là Franco trong trang phục thời trung cổ sẽ dắt theo một số ít du khách tò mò muốn đến để chiêm ngưỡng nét cổ kính của ngôi làng. Từng viên đá, những vật dụng trong nhà dân, trường học, nhà thờ bỏ hoang cũng được giữ nguyên vẹn vị trí khi người chủ của nó bỏ đi.

“Họ ngạc nhiên và sợ hãi nhưng cũng bị quyến rũ. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong số họ ghen tỵ với tôi, nhưng chẳng mấy ai can đảm để theo lối sống này”, ông Mottalini cho biết.

Nhưng từ khi xảy ra dịch bệnh thì không còn ai đến Sostila nữa, ngôi làng lại trở về với vẻ cô đơn tịch mịch vốn có của nó. Nhưng điều này không hề khiến ông Mottalini cảm thấy buồn phiền, mà trái lại còn tự do và yên bình hơn.

“Mỗi ngày đối với tôi đều mới mẻ và đầy những điều bất ngờ. Tôi sống trong sự tò mò và một trái tim rộng mở. Tôi không lãng phí thời gian của mình để nghĩ về quá khứ hay chờ đợi ngày mai. Tôi sống trong hiện tại. Tôi sống một mình nhưng không cảm thấy cô đơn”.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này