Cuộc đàn áp lên 100 triệu người

15/08/12, 14:39 Chưa phân loại

Tại sao những học viên Pháp Luân Công lại trở thành nhóm tù nhân lương tâm lớn nhất ở Trung Quốc – nếu không nói là cả thế giới.

Nó bắt đầu vào lúc nửa đêm, ngày 20 tháng 07 năm 1999. Khắp nơi ở Trung Quốc trong màn đêm đen tối, công an đã kéo hàng trăm người dân thường ra khỏi giường của họ. Nhiều người đã bị đưa đến các nhà tù, nhiều người khác bị đánh, và có người đã chết vì tra tấn.

Điều gì khiến họ bị đối xử như vậy? Họ chỉ tập Pháp Luân Công, một môn khí công cổ truyền của Trung Quốc đã phát triển vô cùng rộng rãi.

Công an đã hành động theo chỉ thị từ cấp cao nhất, Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người đã chỉ đạo tiêu diệt nhóm người này. Theo nhận định chung, Giang Trạch Dân rất đố kỵ với môn tập phổ biến này – với số lượng người theo tập lên đến 100 triệu – đồng thời ông ta cũng muốn phô diễn quyền lực của mình.

Hai ngày sau, vào ngày 22 tháng 07, Pháp Luân Công đã bị cấm trên cả nước, đánh dấu sự khởi đầu của một chiến dịch tàn bạo. Chiến dịch này vẫn tiếp diễn trong hơn một thập kỷ qua và đã đẩy hàng chục triệu người dân không hề quan tâm đến chính trị trở thành kẻ thù của quốc gia.

Giang Trạch Dân tuyên bố “không có phương tiện nào là thừa” trong việc “nhổ tận gốc Pháp Luân Công.” Tính đến nay, đã có hơn 3.500 trường hợp tử vong được ghi chép lại, hầu hết là do tra tấn trong trại tạm giam của công an. Hàng trăm nghìn người đang ngày càng tiều tụy vì bị giam giữ phi pháp trong các nhà tù và trại lao động ở Trung Quốc. Việc ngược đãi thể xác, hãm hiếp, và lao động cưỡng bức diễn ra hàng ngày.

Lan tỏa đến mọi khía cạnh của xã hội, cuộc đàn áp được ghi dấu bởi quy mô và sự ác liệt của nó.

Georges-Henri Beauthier, một luật sư nhân quyền, người đã khởi tố nhà độc tài người Chi-lê là Augusto Pinochet và những thủ phạm trong vụ diệt chủng ở Rwanda, đã gọi chiến dịch này là “một dạng diệt chủng đáng kinh sợ.”

Dưới đây là những điểm đáng chú ý của cuộc đàn áp.

Chiến dịch tuyên truyền và kích động thù hận

Hàng triệu đô la đã được chi cho việc thực hiện và đưa những tuyên truyền phỉ báng tràn ngập trên các chương trình truyền hình, truyền thanh và báo chí Trung Quốc. Có hai mục đích đằng sau: bóp méo và phỉ báng Pháp Luân Công khiến dân chúng thù ghét môn tập này; và che đậy sự vi phạm nhân quyền của chính quyền bằng việc miêu tả cuộc đàn áp là có lợi, mang tính nhân văn, và cần thiết cho “trật tự xã hội.”
Người dân ở phương Tây khó có thể tưởng tượng được quy mô cuộc bức hại. Các học sinh trong trường bị buộc phải học những điều bịa đặt đầy hận thù trong sách giáo khoa; kỳ thi tuyển sinh đại học có những câu hỏi chỉ trích Pháp Luân Công; nơi làm việc thì tổ chức những “khóa học” bắt buộc. Và mặc dù truyền thông quốc gia không còn hoạt động tích cực như một thập kỷ trước trong việc phát đi vô số những lời phỉ báng, hệ lụy của những bản tin đó vẫn còn hằn in trong tâm trí nhiều người Trung Quốc.

Kiểm soát thông tin

Chính quyền Trung Quốc còn đi xa hơn chứ không dừng lại ở việc kiểm soát những nội dung truyền thông mô tả về Pháp Luân Công. Tất cả sách, băng ghi âm, băng hình, tờ rơi và những vật dụng với nhìn nhận tích cực về Pháp Luân Công đều bị cấm.

Những trang web không tuyên truyền mà đề cập nhiều đến Pháp Luân Công cũng bị chặn. Bài viết trên các trang web cá nhân ở Trung Quốc bị xóa một cách có hệ thống. Những người được biết là tập Pháp Luân Công bị nghe lén điện thoại và kiểm soát email.

Những người lên tiếng không đồng ý với chiến dịch chống lại Pháp Luân Công của Đảng đều bị đối xử thô bạo – nhiều người đã bị tù hơn 10 năm chỉ vì vào xem các trang web về Pháp Luân Công bị cấm và in ra nội dung của những trang web đó.

Bẻ cong luật pháp

Hệ thống pháp luật hầu như không đưa ra sự bảo vệ nào. Những điều luật đáng ngờ được tạo ra với hiệu lực trong quá khứ để ghép tội các học viên Pháp Luân Công. Các Đảng ủy điều khiển quan tòa để bỏ tù các học viên qua các phiên xét xử giả mạo.

Chính quyền thậm chí còn không bận tâm đến việc hợp pháp hóa những hành động của họ. Công an bắt cóc các học viên tại nhà của họ – 8.000 người đã bị giam giữ trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh. Nhiều người trong số họ đã bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức bởi những mệnh lệnh quan liêu.

Lao động “cải tạo”

Các trại “cải tạo” – tương tự như nhà tù Gulag của Xô Viết – là những cơ sở chính giam giữ các học viên Pháp Luân Công.

Có trường hợp hàng trăm người bị giam trong một trại. Dưới những điều kiện vô nhân đạo, các nạn nhân bị buộc phải lao động nặng nhọc đến 18 tiếng một ngày. Những người bị ngã quỵ, không đạt chỉ tiêu, hoặc không hợp tác, đều bị đánh đập, tra tấn, hoặc bỏ đói. Hàng trăm người đã chết trong các trại lao động này.

Cưỡng chế và tẩy não

“Cải tạo” là nói đến nỗ lực ép các học viên “từ bỏ” Pháp Luân Công. Tuy nhiên nạn nhân không chỉ là những người bị đưa đến trại lao động. Tất cả các học viên đều là mục tiêu bị tẩy não, nhằm phá hủy nhân cách và lập trình lại bộ não của họ. Những người từ chối từ bỏ niềm tin của mình bị đe dọa mất việc làm, lương hưu, nhà cửa – và tự do.

Năm 2010, Đảng lại tăng cường thực thi những việc này, khởi động một chiến dịch ba năm, theo đó hàng nghìn người khắp cả nước được biết là đã bị đưa đến các lớp tẩy não đặc biệt, thường được tổ chức tại các khách sạn, nhà dưỡng lão, thậm chí ở các ngôi chùa. Một khi bị giam giữ, họ sẽ bị tra tấn và cấm ngủ đến khi họ bớt phản kháng.

Bạo lực với phụ nữ

Một trong những khía cạnh đáng lo ngại nhất của chiến dịch này là các học viên nữ thường bị lạm dụng tình dục – bao gồm bị sốc điện vào ngực và thậm chí còn bị lính canh hãm hiếp. Một số thai phụ còn bị chính quyền đọa thai, để có thể bỏ tù họ thời gian dài hơn.

Sống trong nguy khốn

Còn nhiều hơn nữa những điều chưa được kể, mà chúng ta không biết. Nhiều chứng cứ về việc mổ cướp tạng từ các tù nhân là học viên Pháp Luân Công đã được đưa ra (xem phần “Mổ cướp tạng,” trang 9), nhưng quy mô đầy đủ của tội ác này vẫn chưa được biết đến.

Trong khi đó, hàng chục triệu người bị hại, và có vẻ như tình trạng này khó có thể sớm được cải thiện. Nhiều người đang ở trong tình trạng nguy hiểm rình rập, chỉ một tiếng gõ cửa là có thể bị giam giữ phi pháp, hoặc khởi đầu một ngày bằng buổi thẩm vấn bạo lực, hay một cú đánh hoặc sốc điện dẫn đến tử vong. Mặc dù hoàn cảnh chính trị ở Trung Quốc hỗn loạn và có nhiều biến đổi, chiến dịch chống lại Pháp Luân Công vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Trong tình trạng đen tối này, vẫn còn những tia hy vọng. Nó ẩn trong trái tim của những người kiên định. Được củng cố bởi niềm tin của mình, họ tiếp tục chịu đựng, phản kháng và kêu gọi sự giúp đỡ của chúng ta.

Chúng ta hãy đáp lại lời kêu gọi này.

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp