Cùng Trung Quốc tạo thế gọng kìm, Pakistan điều gần 20.000 binh sĩ tới biên giới Ấn Độ – Pakistan

02/07/20, 09:21 Thế giới

Giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Trung – Ấn ngày càng leo thang, Pakistan, một đồng minh thân cận của Trung Quốc cũng đã điều binh đến khu vực biên giới Ấn Độ – Pakistan. Các nguồn tin cho biết Pakistan đang xem xét cơ hội hợp tác với Trung Quốc để tạo thế gọng kìm, nhằm gây áp lực cho Ấn Độ từ hai mặt.

Pakistan đang xem xét cơ hội hợp tác với Trung Quốc để tạo thế gọng kìm, nhằm gây áp lực cho Ấn Độ từ hai mặt. (Ảnh qua Twitter)

Theo Economic Times, Pakistan đã điều gần 20.000 binh sĩ tới khu vực dọc theo đường kiểm soát Ấn Độ – Pakistan (LoC), tại vùng tiếp giáp phía bắc Ladakh. Số lượng quân Pakistan được điều động lần này nhiều hơn đợt không kích Balakot diễn ra vào tháng 2/2019.

Việc Pakistan tập trung quân ở biên giới được cho là nhằm cùng với Trung Quốc mở ra chiến tranh hai mặt trận với Ấn Độ.

Các nguồn tin cho biết đã có một loạt các cuộc họp giữa các quan chức Trung Quốc và Pakistan diễn ra trong những tuần gần đây. Trong thời điểm này, hàng ngàn binh sĩ Trung Quốc cũng đã được triển khai rầm rộ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở phía đông Ladakh.

Các nguồn tin cho biết Pakistan đang xem xét cơ hội hợp tác với Trung Quốc để tạo thế gọng kìm, nhằm gây áp lực cho Ấn Độ từ hai mặt trận Đông và Tây, mặt trận Pakistan ở vùng Kashmir và mặt trận Trung Quốc ở vùng Aksai Chin. Các nguồn tin cũng cho biết quân đội Pakistan đã bắt đầu triển khai nhóm quân khủng bố đến khu vực, thậm chí đã lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch tấn công biên giới (BAT) chống lại các binh sĩ Ấn Độ.

Các nguồn tin cũng tuyên bố rằng Pakistan có thể đang lên kế hoạch ‘tấn công từ bên trong’ thông qua khoảng 100 kẻ khủng bố được chính phủ Pakistan hậu thuẫn hiện đang nằm vùng ở khu vực Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Báo cáo cũng chỉ ra rằng Pakistan cũng có thể kích động các cuộc tấn công quân sĩ Ấn Độ tại khu vực Jammu và Kashmir.

Phát biểu trước báo giới trước chuỗi ngày lễ kỷ niệm quân đội Ấn Độ ở thủ đô, Tướng Naravane nói: “Mặc dù xung đột có thể diễn ra ở bất kỳ đâu [dọc biên giới] nhưng khu vực sông băng Siachen và Thung lũng Shaksgam (khu vực Pakistan nhượng cho Trung Quốc) nơi lãnh thổ 3 nước tiếp giáp với nhau có nguy cơ bùng phát xung đột lớn nhất.

Khu vực sông băng chiến lược này là nơi nhiều khả năng xuất hiện sự liên thủ quân sự giữa Trung Quốc – Pakistan buộc chúng ta phải đề cao cảnh giác giữ vững chủ quyền”.

Pakistan là một đồng minh thân cận của Trung Quốc. Năm 1963, Pakistan từng nhượng lại một phần lãnh thổ cho Trung Quốc ở khu vực Thung lũng Shaksgam để đổi lấy sự hỗ trợ của nước này trong cuộc chiến giành chủ quyền với Ấn Độ.

 Lương Phong(t/h)

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?