Cuba phát triển vắc-xin ngừa ung thư phổi chi phí chỉ 1 USD

06/09/16, 09:29 Sức khỏe

Hầu hết mọi người sẽ khá ngạc nhiên khi biết rằng có vắc-xin ngừa ung thư phổi. Trên thực tế đã nó được chứng minh hiệu quả sau hơn 25 năm nỗ lực nghiên cứu và nhiều năm sử dụng lâm sàng.

720231_1280x720
Một nhân viên y tế Cuba trình bày CimaVax EGF, thuốc điều trị ung thư phổi cao cấp, ở Havana, ngày 24/6/2008. (Ảnh: AP)

Cuba là quốc gia phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe cộng đồng trong vài thập kỷ qua. Đất nước này nối tiếng nhất về xuất khẩu thuốc lá, nhưng kéo theo đó là một loạt bệnh liên quan đến khói thuốc trong đó phải kể đến ung thư phổi.

Sự gia tăng đột biến số ca ung thư phổi đã thôi thúc quốc gia nhỏ bé này phát triển vắc-xin có tên CimaVax EGF, hiện đã trở thành một trong những loại thuốc hiệu quả nhất chống ung thư phổi.

Không chỉ riêng Cuba, mà ung thư phổi cũng là loại ung thư phổ biến trên thế giới. Chỉ riêng tại Mỹ, hàng năm có hơn 200.000 ca mắc ung thư phổi và 150.000 ca tử vong.

Ung thư là kết quả của sự phân chia liên tục không ngừng nghỉ của tế bào ác tinh. Một yếu tố thúc đẩy quá trình phân chia này là hoocmon EGF, một nội tiết tố do cơ thể tự tiết ra ở người ung thư. Nội tiết tố này đã được chứng minh là có vai trò cực kỳ then chốt trong việc phân chia tế bào ác tính dẫn tới sự tiến triển của các khối u.

CimaVax EGF có tác dụng làm giảm sự tăng trưởng của khối u nhờ tác dụng tạm ngừng sản xuất EGF, qua đó giảm được các triệu chứng của ung thư.

Vắc-xin này đã được chứng minh tính khả thi của nó khi trải qua 2 cuộc thử nghiệm lâm sàng ở Cuba. Kết quả chỉ ra rằng, vắc xin đã loại bỏ được cơn đau ở người ung thư giai đoạn cuối trong khi các thuốc giảm đau hàng đầu thuộc họ morphine hoàn toàn bó tay, cũng như kéo dài thời gian sống cho các bệnh nhân giai đoạn này.

Điều đó đã dấy lên một giả thuyết rằng tỷ lệ sống sót có thể tăng lên nếu thuốc được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh. Cho dù giả thuyết đó có đúng hay không thì một sự thật không thể chối cãi là CimaVax EGF có thể biến bản án tử hình của những người ung thư phổi trở thành một bệnh mãn tính có thể kiểm soát được.

Hầu hết các báo cáo đều có kết quả tác dụng phụ của vắc-xin là nhẹ. Không giống các phương pháp điều trị ung thư thông thường khác, hóa trị và xạ trị có rất nhiều tác dụng phụ như: rụng tóc, thiếu máu, chảy máu trong, nặng nhất là sốc phản vệ có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc là vắc-xin này chỉ tốn 1 USD để sản xuất, và Cuba đã cung cấp miễn phí cho các bệnh nhân kể từ năm 2011, mặc dù trên thực tế quốc đảo này nghèo hơn nhiều so với Mỹ và các nước Tây Âu.

18kyswdl53v1ljpg
Vắc-xin của Cuba là hy vọng của những người nghèo mắc ung thư phổi trên thế giới.

Vậy tại sao vắc-xin này không tồn tại ở nơi khác, vì sao đến tận bây giờ nó mới nhận được sự quan tâm của giới y khoaCâu trả lời là rất phức tạp, nó bị chi phối bởi các mặt trái về lợi ích của chính phủ cũng như những tác động từ các công ty dược phẩm.

Gần đây, quan hệ của Mỹ và Cuba đã có những bước tiến triển nhất định nhờ các hiệp định tháo gỡ cấm vận kinh tế từ năm 1960. Là một phần của sự phát triển tích cực này, Cuba đã đưa vắc-xin chống úng thư phổi cho Mỹ, và các nhà nghiên cứu tại  Viện ung bướu Roswell Park của Mỹ đã bắt đầu các cuộc thử nghiệm loại vắc xin này. Tuy nhiên, nó phải đương đầu sự cạnh tranh khốc trên thị trường Mỹ.

Vấn đề nằm ở sự tồn tại của 2 loaị thuốc tiềm năng khác là BLP 25 và GVAX, cả 2 đều là những phương pháp điều trị ung thư phổi tiềm năng được đầu tư bởi 2 công ty hàng đầu là Ono và Aduro. Cả 2 loại thuốc đều được nghiên cứu và thử nghiệm từ những năm 90 với chi phí tiêu tốn hàng trăm triệu USD. Triển vọng của 2 công ty này có thể bị phá hủy bởi một sản phẩm có chi phí thấp đến từ nền y học lạc hậu hơn. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư không mấy hài lòng.

Quan trong hơn, các công ty dược phẩm độc quyền trong nước có thể tự ý tăng giá thuốc theo cấp số nhân. Công chúng gần đây đã rất phẫn nộ khi một nhà đầu cơ đã mua bản quyền thuốc điều trị bệnh AIDS, Daraprim, và tăng giá từ 13 USD lên 700 USD/liều.

Và lý do tăng giá được các công ty dược ở Mỹ đưa ra tất nhiên là chi phí dành cho  thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại labô.

Ở Cuba bệnh nhân chỉ mất 1 USD cho mỗi lần điều trị CimaVax EGF, nhưng giờ đây, dưới bàn tay của các công ty dược phẩm lớn, nó có thể vẫn được lưu hành nhưng là với giá cắt cổ để đảm bảo cho lợi nhuận thu về càng lớn càng tốt.

Hoàng An, theo Waking Times

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện