“Công xưởng đen” tại Tân Cương, nơi nhà tù biến thành trại lao động cưỡng bức

21/12/18, 15:01 Trung Quốc
Trung Quốc đã cho xây dựng hàng loạt trại tập trung ở Tân Cương, giam giữ bất hợp pháp hàng trăm ngàn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh: Arte)

Ngày 4/12, Quốc hội Mỹ đã tổ chức buổi điều trần về vấn đề nhân quyền Trung Quốc, trong đó chỉ ra, từ tháng 4/2017 đến nay, trại giáo dục cải tạo tại Tân Cương đã giam giữ ít nhất 800 nghìn đến 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ.

"Công xưởng đen" tại Tân Cương, nơi nhà tù biến thành trại lao động cưỡng bức - H1
Trung Quốc đã cho xây dựng hàng loạt trại tập trung ở Tân Cương, giam giữ bất hợp pháp hàng trăm ngàn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh: Arte)

Trong một đợt tuyên truyền mạnh mẽ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng một mạng lưới các trại tập trung trải rộng khắp khu vực Tân Cương, đang đào tạo nghề, và đưa những người bị giam giữ đến làm việc tại những dây chuyền sản xuất vì ‘lợi ích’ của chính họ, giúp họ thoát khỏi ‘nghèo đói, lạc hậu và những cám dỗ’ của Hồi giáo cực đoan.

Tuy nhiên, theo tờ The New York Times, rất nhiều bằng chứng cho thấy một hệ thống lao động cưỡng bức, đang hình thành từ các trại tập trung, một diễn biến có khả năng làm gia tăng sự lên án quốc tế đối với những nỗ lực quyết liệt của Trung Quốc trong việc kiểm soát và ‘tẩy não’ một dân tộc thiểu số Hồi giáo, với hơn 12 triệu người, ở Tân Cương.

Những chi tiết từ những hình ảnh vệ tinh khu vực, và các tài liệu chính thức chưa được báo cáo trước đây, cho thấy số lượng những người bị giam giữ ngày càng tăng, đang bị gửi đến các nhà máy mới, được xây dựng bên trong hoặc gần các trại tập trung, nơi các tù nhân không có nhiều lựa chọn, ngoài việc chấp nhận công việc và làm theo mệnh lệnh.

Lời kể của người đang bị giam

Theo New York Times, trại giáo dục cải tạo tại Tân Cương đang tiến hàng hoạt động giáo dục cải tạo, cưỡng chế người bị giam giữ sản xuất trang quần áo, trang sức và nhiều sản phẩm khác, những sản phẩm này có thể được đưa đi tiêu thụ tại Mỹ và các thị trường bán lẻ khác bên ngoài Trung Quốc.

Bản tin cho biết, từ hồi tháng 3/2018 đã có chứng cứ cho thấy người đang bị giam giữ trong trại giáo dục cải tạo bị bắt trở thành công nhân lao động tại công xưởng. Phó Hội trưởng Hội liên hiệp ngành dệt may Trung Quốc Tôn Thụy Triết đã nói trong một bản báo cáo rằng: Năm 2018, Tân Cương có kế hoạch tăng lao động ngành dệt may lên hơn 100 nghìn người, nguồn lao động chủ yếu đến từ dân số nghèo, người không có việc làm, để người giáo dục cải tạo học kỹ năng và “kết hợp với phát triển nghề may mặc”. 

"Công xưởng đen" tại Tân Cương, nơi nhà tù biến thành trại lao động cưỡng bức - H2
Gần 1000 người đang mặc áo tù nhân ngồi ngay ngắn bên trong hàng rào lưới sắt vây quanh (Ảnh từ Twitter của Trại tập trung Tân Cương)

Nhà nghiên cứu người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Volkan Kasikci thông qua phỏng vấn họ hàng thân thuộc của những người trốn thoát khỏi Trung Quốc để thu thập những lời kể của những người đang bị giam giữ tại các công xưởng, kết luận được đưa ra là “những người đang bị giam giữ bị ép buộc làm không công hoặc với đồng lương ít ỏi cho các công xưởng”.

Mehmet Volkan Kasikci nói đến một vài trường hợp: Sofiya Tolybaiqyzy bị đưa từ đi từ một trại giáo dục cải tạo đến một xưởng sản xuất thảm trải sàn. Abil Amantai bị đưa đến một xưởng dệt may, lương mỗi tháng mỗi tháng khoảng 95 Đô la Mỹ. Nural Razila từng học chuyên ngành khoan thăm dò dầu mỏ, sau một năm bị bắt giam, cũng bị đưa đến một xưởng dệt may gần nơi bị giam giữ.  

Còn có người thân của một số người bị giam giữ tiết lộ với tổ chức nhân quyền “Thanh niên tình nguyện Atajurt” tại Kazakhstan, người đang bị giam giữ bị ép buộc làm việc tại các công xưởng, phần lớn là sản xuất quần áo, do đồng lương thấp và điều kiện làm việc kém, nên họ gọi người chủ sử dụng lao động là “Công xưởng đen”.

Công xưởng mới thành lập tại Tân Cương

Bản tin chỉ ra, tài liệu của chính quyền cho thấy, chính quyền có ý đồ biến những người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh và những người dân tộc thiểu số khác cư trú phân tán ở các nơi chuyển hóa thành lực lượng lao động công nghiệp phục tùng kỷ luật, nói tiếng Trung, nghe lời đảng và nghe lời chủ các công xưởng. Đồng thời, người đang bị giam giữ và người trong trại giáo dục cải tạo được thả ra cũng bị ép buộc tiếp tục làm việc tại các công xưởng có quan hệ mật thiết với trại giáo dục cải tạo. Họ sản xuất tất, Âu phục, váy và các sản phẩm khác, phần lớn được đưa vào thị trường Trung Quốc và các nước Trung Á, cũng có những sản phẩm được đưa vào thị trường bán lẻ tại Mỹ.

Ví dụ, Công ty quần áo thể thao Badger Sportswear tại bang Bắc Carolina, bị phát hiện có một lượng nhỏ sản phẩm có nguồn gốc từ nhà cung cấp là Công ty trang phục Hetian Taida Apparel (Hòa Điền Thái Đạt) tại Tân Cương. Công ty tại Tân Cương này từng xuất hiện trên CCTV để tô vẽ cho trại giáo dục cải tạo, theo đó, công ty cho biết xưởng sản xuất quần áo tuyển dụng những “học viên” đã “tốt nghiệp” từ trại giáo dục cải tạo.

"Công xưởng đen" tại Tân Cương, nơi nhà tù biến thành trại lao động cưỡng bức - H3
Một đài truyền hình nhà nước quảng bá các trại tập trung cho thấy các công nhân dệt may tại một công ty tên là Hetian Taida. Công ty đã vận chuyển áo phông đến tiểu bang North Carolina vào tháng 11/2018. (Ảnh: Epoch Times)

Theo New York Times đưa tin, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho thấy, năm nay có ít nhất vài công ty được thành lập có địa chỉ là địa chỉ sở tại của các trại giáo dục cải tạo, trong đó có xưởng in ấn, một xưởng gia công mì sợi, và ít nhất 2 xưởng sản xuất quần áo và dệt may trong trại giáo dục cải tại khu vực nông thôn quanh thành phố Kashgar.

Nhà nghiên cứu Nathan Ruser thuộc Trung tâm nghiên cứu Chính sách chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) đã phát hiện ra một số dấu hiệu từ bức ảnh của một trại tập trung được phát sóng trên CCTV, ông chỉ ra: Có 10 đến 12 kiến trúc lớn sử dụng thiết kế đơn tầng và các cửa mở thường được dùng trong các công xưởng. Những kiến trúc này được các hàng rào và tháp bảo vệ vây quanh, điều này cho thấy những nơi này và các trại tập trung khác đều canh phòng rất nghiêm ngặt.

Những trại giáo dục cải tạo tại Tân Cương bị quốc tế lên án, chính quyền Trung Quốc lại biện bạch rằng đó là “Trung tâm giáo dục dạy nghề”, nói là để cho những người đang bị giam giữ học tập kỹ năng, hòa nhập xã hội và thoát nghèo. Tuy nhiên, một cô gái người Duy Ngô Nhĩ may mát trốn thoát khỏi Tân Cương và đến Mỹ gần đây đã công khai nói về những gì cô đã trải qua khi ở trong trại giáo dục cải tạo, những người đang bị giam giữ phần lớn cô đều quen biết, có hàng xóm, có con gái của giáo viên, bác sĩ, phần lớn những người này đều có học thức.

Ông Darren Byler, giảng viên tại Đại học Washington, người đã nghiên cứu về Tân Cương và đến thăm khu vực này vào tháng 4/2018, cho hay: “Họ giống như thể có thể lựa chọn làm việc tại một nhà máy, nhưng không phải như vậy”. Theo ông Byler, hoàn toàn có thể kết luận được rằng hàng trăm ngàn người bị giam giữ đã bị buộc phải làm việc tại các nhà máy, nếu như chương trình được thực hiện tại tất cả các trại giam giữ ở khu vực Tân Cương.

Ông John Kamm, người sáng lập tổ chức ‘Dui Hua’, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco, chuyên vận động Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền, nhận định: “Tôi không thấy Trung Quốc đạt được lợi ích gì ở Tân Cương. Bây giờ có vẻ như chúng ta có các doanh nhân Trung Quốc đến đây, và lợi dụng tình hình, khai thác nhân công rẻ mạt”.

Sự phát triển của các trại tập trung ở Tân Cương, là lặp lại việc giáo dục cải tạo của Trung Quốc thông qua hệ thống lao động, nơi người dân bị ép buộc làm việc cực nhọc nhiều năm, mà không qua xét xử. Trung Quốc đã bãi bỏ “giáo dục cải tạo thông qua lao động” 5 năm trước đây, nhưng Tân Cương dường như đang tạo ra một phiên bản mới.

Ông Kamm kêu gọi các nhà bán lẻ ở Mỹ và các quốc gia khác, cần đề phòng việc mua hàng hóa làm ra bởi công nhân từ các trại tập trung Tân Cương, để tránh vi phạm luật cấm nhập khẩu sản phẩm xuất xứ từ các nhà tù hoặc trại lao động cưỡng bức.

(T/h)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!