Côn trùng: Cái nhìn cận cảnh tuyệt vời
Cuộc triển lãm với chủ đề “Thế giới côn trùng: Bên ngoài chiếc hộp” (Bugs: Outside the Box) của Bảo tàng Tự nhiên Canada đã gợi lại những kí ức tuổi thơ về cái thời bắt châu chấu cho vào hũ rồi khoét lỗ để chúng có thể thở.
Khi vừa bước vào bạn sẽ bắt gặp 16 tác phẩm điêu khắc khổng lồ mô tả chi tiết đặc điểm cơ thể của nhiều loại côn trùng mà ta khó có thể bắt gặp trong đời thực. Bạn hãy nhìn vào bộ điêu khắc của loài bướm, cái lưỡi đang uốn cong bất động ở bên ngoài miệng nhưng lại luôn sẵn sàng tấn công con mồi để chuẩn bị cho bữa tối.
Hiện có 6 khu bảo tồn động vật có chứa một số loài côn trùng lớn nhất và thú vị nhất thế giới, trong số đó có thể kể đến loài nhộng rừng Malaysia. Người ta ước tính nó có chiều dài ít nhất là 20cm. Bạn tình của nó là một con đực sát vách trong một hộp kiếng riêng biệt. Con đực có màu nâu, nhìn giống như một cái que, và có kích thước chỉ bằng một nửa của con cái.
Một phần trong bộ sưu tập của bảo tàng đó là những cái khay lưu giữ côn trùng. Họ trưng bày khoảng 2000 mẫu, và mỗi một mẫu sẽ được chia theo loài với màu sắc và kích thước khác nhau.
Bob Anderson, một nhà côn trùng học đồng thời là nhà nghiên cứu tại bảo tàng, đã lý giải nguyên nhân khiến con người hứng thú với các loài côn trùng đang cùng chung sống với chúng ta trên hành tinh này.
“Tôi cho rằng chúng là những loài bé nhỏ phổ biến nhất trên trái đất, chúng ta bị mê hoặc bởi chúng có mặt khắp mọi nơi. Dường như côn trùng có thể làm bất cứ gì, nhưng chúng lại quá bé nhỏ và hành vi lại khá phức tạp” – Anderson phát biểu trong một buổi phỏng vấn.
“Côn trùng có mặt khắp mọi nơi và chỉ hoạt động theo bầy đàn, bạn có thể tượng tượng rằng chúng có thể ăn bất cứ thứ gì và đến một thời điểm nào đó chính chúng cũng sẽ là thức ăn cho những sinh vật khác. Ta thấy đấy, chúng là một phần quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên”.
Nhưng chúng không đơn thuần chỉ là thức ăn của chim và các loại động vật, có thể nói chúng là một phần quan trọng của hệ sinh thái.
Theo Anderson “côn trùng là thành phần quan trọng trong chuỗi thức ăn và chuỗi tái chế chất dinh dưỡng”
“Khi lá cây rơi xuống, côn trùng sẽ tiến hành phá hủy và lấy hết các chất hữu cơ trong đó. Khi đó chúng đã tham gia vào quá trình phân hủy đấy. Nếu một sinh vật nào đó chết đi, côn trùng sẽ có mặt và tiến hành dọn dẹp chúng. Ở một góc độ nào đó có thể nói côn trùng chính là những công nhân vệ sinh của thiên nhiên”.
Có một câu hỏi được đặt ra: vậy ở Canada hiện có bao nhiêu loại côn trùng?
“Số liệu thống kê cuối cùng mà tôi tìm được cho rằng ở Canada hiện có dưới 20.000 loài và ước tính còn khoảng 10.000 loài nữa chưa được ghi nhận”- ông cho biết.
“Khi tôi đi nghiên cứu thực địa, chủ yếu ở vùng Trung và Nam Mỹ, số lượng loài mới được phát hiện là khoảng 75% – điều chưa từng được ghi nhận trước đây. Bản thân tôi đã phát hiện được khoảng 125 loài mới nhưng nhiều nhà khoa học khác trên khắp Canada và Hoa Kỳ đã phát hiện ra hàng ngàn loài côn trùng mới”, Anderson nói.
Anderson cho biết thêm, hằng năm có khoảng 5.000 trong số 1 triệu mẫu vật của viện bảo tàng được cho mượn để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.
Trong triển lãm, bảo tàng cũng tiến hành một cuộc khảo sát về việc sử dụng các loài côn trùng để làm nguồn thực phẩm cho tương lai. Tuy nhiên, chưa có một hệ thống dây chuyền máy gumball để phân phối dế và ấu trùng được đã chế biến, có thể ăn được cho người tham quan..
Song hành cùng triển lãm, đến ngày 27/5/2016, bảo tàng sẽ công chiếu một bộ phim có tên “Amazing Mighty Micro Monsters 3D” (Những sinh vật nhỏ tuyệt vời 3D) đề cập đến sinh hoạt tự nhiên, cách bắt mồi và thói quen hàng ngày của côn trùng. Và bạn sẽ được chứng kiến quá trình biến đổi tuyệt vời từ một con sâu bướm thành một con bướm xinh đẹp.
Thanh Hương, theo Epoch Times