Cổ phần hóa chậm: Hết nạc có vạc đến xương?
BizLIVE – Trước thông tin 6 tháng đầu năm 2015 cổ phần hóa DNNN mới đạt 21,1% kế hoạch, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đánh giá với nhiều cái khó đang tồn tại hiện nay thì làm được như vậy là tốt rồi.
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội “Tôi cho rằng, với tất cả các vấn đề phức tạp của cổ phần hóa DNNN hiện nay, làm được như vậy cũng là tốt rồi. Tôi cho rằng những “ông” mà tới đây cổ phần hóa là rất khó, vướng đủ thứ. Nói nôm na là cái phần nạc chúng ta xơi rồi, còn phần xương xẩu thì chắc chắn nó sẽ khó”, đại biểu Lịch bình luận. Nếu không quyết liệt sẽ rất khó Theo đại biểu Lịch, vấn đề định giá đất đai, thương hiệu rất phức tạp. Bởi vì nếu chúng ta chuyển một đơn vị phi lợi nhuận thành một công ty hoạt động vì mục đích chia cổ tức thì nó lại là vấn đề khác. “Tôi cho rằng nếu như tất cả đơn vị sự nghiệp công hiện nay, kể cả các Tổng công ty mà chúng ta chuyển thành công ty cổ phần cần phải xem lại. Tôi nói lại, bởi vì công ty, bản chất là nó hướng tới mục tiêu lợi nhuận, tức là chia cổ tức cho người bỏ tiền”, đại biểu Lịch nhấn mạnh. Về vấn đề này, đại biểu Phan Văn Quý, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội, cho rằng cổ phần hóa chậm có thể là do các DNNN không có sức ép. Nhưng có lộ trình rồi tôi nghĩ Chính phủ sẽ có những quyết định quyết liệt và các doanh nghiệp cũng sẽ phải vào cuộc hết mình thì mới đáp ứng được lộ trình đặt ra. Đại biểu Phan Văn Quý, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội
“Việc đấu tranh vươn tới cái mới, bỏ đi cái cũ thì bao giờ cũng có sự giẳng kéo nhau, mà cái cũ thì bao giờ nó cũng tạo ra cái sự trì trệ. Do vậy, nếu không quyết liệt thì sự trì trệ đó sẽ kéo dài, lộ trình sẽ bị ảnh hưởng”, đại biểu Quý bình luận. Tuy nhiên, đại biểu Quý tin tưởng cổ phần hóa sẽ thành công mà điển hình là bộ GTVT đã rất quyết liệt. Nhiều tổng công ty đã làm ăn có lãi sau khi cổ phần hóa. Đại biểu Quý cho rằng cổ phần hóa DNNN đã có tương đối đủ các luật, các văn bản hướng dẫn luật tương đối chuẩn… giờ chỉ áp vào thôi. Tất nhiên chỗ này chỗ kia vẫn có thể có khó khăn nhưng nếu áp dụng linh hoạt, làm bài bản thì sẽ hạn chế tối đa sự thất thoát. Đại biểu Trần Ngọc Vinh, đoàn Hải Phòng, cho rằng với tình hình này mà không quyết tâm, không có biện pháp cụ thể thì khó có khả năng đạt được. Vì một số vấn đề hiện nay, kể cả việc chuyển đổi quản trị hoạt động DNNN đặt ra nhưng cũng rất chậm. Đại biểu Trần Ngọc Vinh, đoàn Hải Phòng
“Phần này mà chúng ta không có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt thì sẽ rất khó. Chúng tôi chỉ mong muốn rằng Chính phủ phải có những biện pháp đồng bộ để làm sao chuyển đổi các DNNN sang mô hình mới đúng theo thời gian mà Chính phủ đặt ra”, đại biểu Vinh đề xuất. Theo đại biểu Vinh, những khó khăn về định giá đất, thương hiệu mà nhiều lãnh đạo kêu thì cứ căn cứ vào luật để làm. “Thứ nhất là vốn từ đâu, bao nhiêu % của Nhà nước, đất đai thì phần nào chuyển đổi, ngoài phần chuyển đổi thì có phải sáp nhập không, huy động nguồn lực thế nào…”, đại biểu Vinh phân tích. Theo đại biểu Vinh, việc cổ phần hóa cũng không thể tránh được những lo ngại khi chuyển đổi thất thoát về tài sản công. “Chính vì vậy khi làm chúng ta phải có chế tài và có giải pháp để hạn chế thấp nhất sự thất thoát, để không rơi vào một nhóm lợi ích hoặc một cá nhân nào đó”, đại biểu Vinh đề xuất. Theo quan điểm của đại biểu Vinh, tư duy của các DNNN từ lâu là phụ thuộc bao cấp, giờ chuyển đổi thì thấy lo ngại. “Nhưng thực sự một loạt các doanh nghiệp tư nhân hiện nay đang hoạt động tốt hơn. Thì tôi tin rằng giai đoạn đầu có khả năng sẽ gặp khó khăn, nhưng sau này nó sẽ phát triển theo đúng quy luật. Nếu anh phục vụ tốt thì anh có việc làm, anh có sự phát triển, còn nếu anh không phục vụ tốt thì sẽ không tồn tại”, đại biểu Vinh bình luận. “Tôi vẫn tâm tư về đề xuất từ Quốc hội Khóa XII” Về vấn đề cổ phần hóa các dịch vụ công, đại biểu Lịch đánh giá đây là quyết định đúng vì chúng ta đang giải quyết tình trạng nhà nước bao cấp tràn lan. Tuy nhiên, xã hội hóa thế nào là vấn đề cần phải tính toàn rất kỹ. “Trước hết tôi khẳng định, sự nghiệp y tế giáo dục là sự nghiệp của nhà nước, sự chủ đạo về chính sách về cách nhìn, phát triển. Đây là vấn đề của nhà nước chứ không phải thị trường. Ngay cả nước Mỹ, rất nhiều tư nhân và làm rất mạnh việc này (không phải nhà nước bỏ vốn đầu tư), nhưng chính sách chi phối trách nhiệm ở lĩnh vực đó là của nhà nước chứ không phải thị trường. Vấn đề này tôi đã phát biểu trước Quốc hội Khóa XII”, đại biểu Lịch nhấn mạnh. Đại biểu Lịch cho rằng phải xây dựng một cái đạo luật, mà theo cách gọi của ông là “Những định chế công phi lợi nhuận”. Có nghĩa là những tổ chức thực hiện dịch vụ công ích cho xã hội nhưng người bỏ vốn ra không vì mục đích thu lợi nhuận về, ví dụ như trường Đại học Havert (Mỹ) là dạng như vậy. “Tôi nói rõ là nó phi lợi nhuận. không phải tổ chức đó không sinh lời nhưng người bỏ tiền ra không lấy lời mà để quản trị phát triển, tiền thu về để phục vụ phát triển”, đại biểu Lịch phân tích. Theo đại biểu Lịch, khi định chế này ra đời thì dù nhà nước làm hay tư nhân làm thì giống nhau, áp dụng cả y tế, giáo dục, các lĩnh vực khác. “Chúng ta phải làm như vậy. Trong trường hợp đó thì ngay cả những bệnh viện, trường học mà chủ sở hữu là Nhà nước thì cũng áp dụng cơ chế đó và nếu tư nhân cũng áp dụng cơ chế đó. Nếu có chính sách ưu đãi gì của Nhà nước thì không phân biệt ai làm. Đó là cách làm đúng đắn nhất”, đại biểu Lịch nhấn mạnh. Đại biểu Lịch cho biết, đến bây giờ tôi vẫn tâm tư cái đề xuất từ Quốc hội Khóa XII đến giờ. Chúng ta cứ gọi là đơn vị sự nghiệp có thu, tất cả những cái đó rất lằng nhằng, không rõ. “Chúng ta tính toán lại các đơn vị sự nghiệp có thu này thì nhà nước giữ lại sở hữu bao nhiêu cái. Còn cái nào Nhà nước cảm thấy không cần thì cứ cổ phần hóa hay chuyển cho tư nhân. Nhưng tư nhân sở hữu thì cũng thực hiện theo cơ chế như vậy”, đại biểu Lịch nói. MINH HUỆ Tin liên quan ĐHĐCĐ Habeco: Đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 6% Sáng 30/6, tỷ giá tiếp tục “bất động” Trước giờ giao dịch 30/6: Lực đẩy từ dòng vốn ngoại
Cùng dòng sự kiện
|
Theo BizLive