Cố đô Bagan – Vùng đất thiêng của 10.000 ngôi đền cổ
Bay lên từ từ trên những khinh khí cầu có thể là một trải nghiệm huyền diệu khó có thể nào quên. Đặc biệt, khi tất cả những gì bạn có thể thấy bên dưới là bức tranh toàn cảnh của hơn 3.000 ngôi đền hình nón lấp lánh trong nắng Mặt trời.
Trải rộng khắp dải đồng bằng khô cằn bên dòng sông Irawaddy hiền hòa, nằm giữa miền Trung Myanmar dưới khí hậu nóng như chảo lửa là Bagan, hay còn được biết đến với tên Pagan – một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Á.
Di tích tôn giáo này được xây dựng từ năm 1057 đến năm 1287, trong thời kỳ hoàng kim của triều đại Bagan.
Theo truyền thuyết kể lại, nhằm thể hiện sức mạnh vượt trội hơn những người cai trị tiền nhiệm, các vị vua đã cố gắng cho xây dựng nhiều đền thờ nhất có thể trong thời trị vì của họ. Bằng cách đó, họ tin rằng họ đã chứng minh tầm quan trọng đối với thời dân của mình.
Mặc dù, bây giờ dường như tư tưởng đã trở thành hư ảo, nhưng tất cả sự cạnh tranh này đã biến khu vực này trở thành trung tâm văn hóa, tôn giáo và văn hóa phát triển trong gần 200 năm. Tu sĩ và học giả từ những nơi xa xôi như Ấn Độ, Srilanka cũng như đế quốc Khmer cũng đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học, giả kim thuật, y học và pháp luật.
Thời hoàng kim của Bagan kết thúc năm vào 1287 khi vương quốc và thủ đô bị quân Mông Cổ xâm lược. Dân số của vương quốc bị giảm xuống với số lượng chỉ bằng một ngôi làng trước khi bị xâm lăng. Các di tích tôn giáo mới vẫn được xây dựng đến giữa thế kỷ XV, nhưng sau đó các công trình đền thờ chỉ được xây dựng nhỏ giọt với khoảng dưới 200 ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX.
Cố đô Bagan vẫn là một địa điểm hành hương nhưng người ta chỉ tập trung ở những ngôi đền nổi bật nhất. Hàng ngàn ngôi đền còn lại rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, và hầu hết đã không còn tồn tại với thời gian. Một số khác thì bị phá hủy bởi thiên tai, như động đất.
Những đền, chùa này được xây dựng khoảng giữa thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIII, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada. Những đền, chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanmar.
Trong thời kỳ hoàng kim của vương quốc giữa thế kỷ XI và XIII, các nhà lãnh đạo Bagan giàu có đã cho xây dựng hàng ngàn ngôi đền ở các vùng đồng bằng Bagan. Người ta ước tính rằng có hơn 10.000 ngôi đền Phật giáo, chùa và tu viện phủ khắp 100 km2 đồng bằng ở trung tâm Myanmar.
Bagan từng là thủ đô của Myanmar trong suốt 230 năm (giữa thế kỷ XIII và XIV). Hiện nơi đây còn lưu giữ được hơn 2.000 ngôi đền chùa. Những di tích còn sót lại của Bagan có thể sánh ngang với hai quần thể đền tháp nổi tiếng là đền Angkor Wat của Campuchia và đền Borobodur ở miền Trung đảo Java, Indonesia.
Kiến trúc Mon rất phổ biến tại các ngôi chùa lớn của Bagan, một trong số đó là chùa vàng Shwezigon. Đây là ngôi chùa vàng đầu tiên được xây dựng tại Myanmar và cũng là hình mẫu tiêu biểu cho các ngôi chùa sau này. Nhìn từ xa, du khách sẽ cảm nhận được vẻ linh thiêng toát ra từ kiến trúc kiên cố, tháp trên cùng hình trụ thiếp vàng, đặt trên ba tầng tháp vuông. Bên cạnh chùa Shwezigon “cổ xưa nhất”, Bagan còn có ngôi đền Ananda “đẹp nhất”; chùa Thatbyinyu “cao nhất” và cuối cùng là chùa Dhamma Yangyi “đồ sộ nhất”.
Khi đến với thành phố Bagan, để chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh lãng mạn với bộ sưu tập những ngôi đền chùa cổ kính, du khách thường lựa chọn kinh khí cầu để thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây. Khi lơ lửng trên cao, ngập tràn giữa những công trình kiến trúc cổ xưa, đồ sộ, du khách sẽ có cảm giác như trở về quá khứ xa xưa, nơi mà mỗi công trình đều ghi dấu tích một thời đại lịch sử với những nét văn hóa đặc sắc truyền thống.
Ngày nay, chỉ có vài chục ngôi đền thường xuyên được trùng tu. Trong những năm 1990, Chính phủ Myanmar đã nỗ lực để khôi phục lại rất nhiều những ngôi chùa bị hư hỏng, xuống cấp, nhưng do cách phục chế các di tích không còn nguyên vẹn với lịch sử, công tác trùng tu không thực hiện theo quy định quốc tế với việc sử dụng những vật liệu hiện đại, hay mở thêm nhiều con đường mới làm ảnh hưởng đến giá trị của di tích, đã các nhà sử học, nghệ thuật và bảo tồn trên toàn thế giới lên án.
TinhHoa tổng hợp