Cổ cầm – Nhạc cụ của hiền nhân câu thông Thiên – Địa – Nhân

20/10/17, 17:24 Cổ Học Tinh Hoa

Người ta thường nhắc đến cổ cầm như “nhạc cụ của hiền nhân”, nhưng không phải vì nó là nhạc khí để văn nhân ngâm thơ ca hát, mà là phương tiện để kẻ sĩ tu thân dưỡng tính. Kỳ thực nó chính là công cụ thông qua âm nhạc để câu thông Thiên – Địa – Nhân.

co-cam
Cổ cầm thường được nhắc đến như là “nhạc cụ của hiền nhân”. (Ảnh: 360doc)

Tương truyền, gia tộc Thần Nông sau khi kế thừa thiên hạ đã làm theo nguyên lý vũ trụ vạn vật, gọt gỗ ngô đồng làm thân cầm, dùng dây tơ làm dây đàn, tạo ra đàn cổ cầm đầu tiên. Cây đàn này có thể trên thông tâm ý thần minh, dưới dẫn dắt vạn vật hài hòa.

Bản thân cổ cầm chính là một tiểu vũ trụ. Cổ cầm dài 3 xích 6 thốn 5 phân (khoảng 1,2m), vừa khớp với con số 365 ngày của một năm. Cổ cầm có 13 chủy (chủy – một trong 5 âm thời cổ đại), đối ứng với một năm 12 tháng cộng thêm tháng nhuận là 13 (theo Âm lịch). Bề mặt đàn có hình vòm cung tượng trưng cho Trời tròn, phía dưới hình vuông tượng trưng cho Đất vuông.

Cổ cầm mới đầu có 5 dây đàn, đối ứng với ngũ hành gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Theo truyền thuyết, Văn Vương vì tưởng niệm Bá Ấp Khảo đã thêm một dây nữa, nên gọi là Văn Huyền. Khi Võ Vương lật đổ vua Trụ, vì cổ vũ sĩ khí nên đã thêm một dây nữa, gọi là Võ Huyền, vậy nên đã hình thành đàn bảy dây gọi là Văn Võ thất huyền cầm, âm dương ngũ hành đều có hết ở trong đó.

Thiên Khúc lễ hạ trong sách Lễ ký có câu: “Sĩ vô cố bất triệt cầm sắt“, nghĩa là kẻ sĩ  không nên chia lìa đàn cầm đàn sắt một cách vô cớ. Tại Trung Quốc cổ đại, cho dù là quý tộc có địa vị thấp nhất đều phải biết đánh cổ cầm. Đây không chỉ là nhạc khí đệm nhạc cho văn nhân ngâm thơ ca hát, mà càng là phương tiện bắt buộc để tu thân dưỡng tính.

Cầm không hề giống như loại nhạc khí dùng để thổ lộ tình cảm, mà hoàn toàn trái lại, “cầm giả, cấm dã, cấm chỉ vu ác, dĩ chính kỳ tâm“, nghĩa là người chơi đàn, cấm kị, cấm chỉ làm việc ác, để giữ cho cái tâm của bản thân được ngay chính. Cầm chỉ dùng cho tình cảm thuần khiết, để thanh trừ tà niệm. Kể cả người nghe tiếng đàn cũng có thể đạt tới cảnh giới bình thản, tĩnh tâm, quên mất sầu muộn thế tục.

Hiên Viên Hoàng Đế từng khảy khúc nhạc “Thanh Giác” trên Tây Thái Sơn triệu tập Quỷ Thần. Đế Thuấn chỉ ngồi một chỗ khảy đàn ngũ huyền cầm, dùng khúc “Nam Phong” mà trị bình thiên hạ, nhà nhà đều lạc nghiệp âu ca. Vào thời Xuân Thu, khi Bá Nha khảy cổ cầm, “cá cũng phải ngoi lên nghe, ngựa cũng phải dừng ăn”, ngẩng đầu lên để thưởng thức.

Bức tranh “Bá Nha cổ cầm đồ” của Nguyên Vương Chấn Bằng. (Ảnh: Epoch Times)

Khi bị vây khốn tại đất Khuông, trong lúc mọi người hoảng loạn vì hết lương thực, đói dậy không nổi nữa, Khổng Tử chỉ làm một chuyện chính là “huyền ca không ngừng”, liên tục đánh đàn, ca hát, dạy học, khiến cho hoàn cảnh cuồng bạo gần như bình tĩnh trở lại.

0a469185f98797e61a1d792186d5541f
Tranh “Khổng Tử thánh tích đồ”. (Ảnh: ifeng)

Thời Ngụy Tấn, có một nhạc gia nổi tiếng trong nhóm “Trúc Lâm thất hiền” là Kê Khang. Kê Khang bị vu cáo mà vào ngục, đến ngày hành hình ông đã có hành động có một không hai trong đời, lúc đó thấy còn chút thời gian Kê Khang đã xin huynh trưởng mang một cây cổ cầm tới, thong dong khảy khúc “Quảng lăng tán”.

Đại thi hào Nguyễn Du có nhắc đến khúc “Quảng Lăng tán” trong “Truyện Kiều” như sau:

Kê Khang, này khúc Quảng Lăng

Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân.

Nguyễn Du cũng than rằng sau này, không có ai còn đàn được khúc “Quảng Lăng tán” trọn vẹn như Kê Khang nữa:

Thán tức Quảng Lăng huyền tuyệt hậu

Tì bà tân phổ bán Hồ Khương.

Tạm dịch:

Than thở cho tiếng đàn Quảng Lăng nay đã thất truyền

Bài nhạc mới cho đàn tì bà, một nửa là theo điệu Hồ Khương.

Cổ cầm là nhạc khí mà Kê Khang cho rằng có “Đức” nhất, “trong tất cả khí cụ, cầm đức đứng đầu“, ông cũng dùng nhạc cụ này bày tỏ nhân cách và tiếng lòng bản thân.

Vương Duy, nhà thơ và cũng là nhạc sĩ nổi tiếng đời Thịnh Đường, sáng tác bài thơ “Trúc Lý quán” như sau:

Độc toạ u hoàng lý,

Đàn cầm phục trường khiếu.

Thâm lâm nhân bất tri,

Minh nguyệt lai tương chiếu.

Tạm dịch:

Ngồi buồn một mình trong bụi trúc,

Gảy đàn rồi hát nghêu ngao.

Rừng sâu nên người không biết,

Trăng sáng đã lên rọi xuống.

Cổ cầm chưa bao giờ là kiểu công cụ biểu diễn, mà là trực tiếp trở thành lễ khí hoặc thần khí. Quân tử đánh đàn không phải lấy lòng người khác, mà là tự mình lắng nghe. Trong quá trình diễn tấu, đối thoại với tâm linh bản thân, đạt tới tình trạng hư nhất tĩnh.

Những câu chuyện về Cổ Cầm vẫn còn rất nhiều, có thể lưu truyền đến hôm nay đương nhiên là có nguyên nhân. Văn hóa Thần truyền tuyệt nhiên không chỉ là đơn thuần vì đặt định cho xã hội nhân loại điều gì đó mà nội hàm thâm sâu hơn. Kỳ thực cổ cầm chính là một công cụ thông qua âm nhạc để câu thông Thiên – Địa – Nhân, đạt tới sinh mệnh và vũ trụ tương hỗ lẫn nhau, hợp lại cùng nhau. Mỗi một cây cổ cầm chính là một thần khí dẫn dắt con người trở về thiên giới.

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng