Chuyện cổ Phật gia: Độ nhân không phân sang hèn, trời phạt chẳng kể thân sơ

14/09/15, 10:16 Cổ Học Tinh Hoa

Sự từ bi của Thần Phật là bao la rộng lớn, bất kể bạn là người quyền quý hay là kẻ tầm thường, vô luận bạn phú quý hay bần tiện, chỉ cần bạn có một tấm lòng hướng thiện cầu Đạo, thật lòng học Pháp tu luyện, chư Phật đều sẽ cứu độ bạn một cách vô điều kiện, không cần hồi báo cảm ân và cũng không có giá cả.

r
Đức Phật tuy từ bi không có ôm hận trong tâm, nhưng nghiệp lực mỗi người tạo nên, là không thể thoát khỏi quy luật nhân quả tự làm tự chịu. (Ảnh từ Internet)

Vào thời đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có một câu chuyện như thế này:

Trong số các đệ tử của Đức Phật  có một người tên Bà Tất Tra, y vốn là dòng dõi Bà La Môn, xưa nay luôn được mọi người cho là giai tầng đặc biệt. Có một ngày, Phật Đà hỏi y rằng: “Con trước đây là thuộc dòng dõi Bà La Môn, bây giờ đã có tín tâm kiên định với Chính Pháp của ta, từ khi con theo ta xuất gia học Đạo, những người thuộc dòng dõi Bà La Môn, có khiển trách gì con không?”

Bà Tất Tra lập tức trả lời: “Đúng vậy! Thưa Phật Đà! Họ khiển trách vô cùng nhiều! Họ nói Bà La Môn là tầng lớp tôn quý bậc nhất, là sinh ra từ cõi trời Phạm Thiên, những tầng lớp khác đều là hạ tiện, họ trách con bỏ đi dòng dõi thanh tịnh để gia nhập vào trong giáo đoàn của Phật Đà”.

Phật Đà dường như từ sớm đã biết những sự tình này, Ngài tâm khí bình hòa giải thích rằng: “Bà Tất Tra! Trước mắt các giai tầng chủng tộc khác nhau được phân chia ngoài xã hội, gồm có Sát Tất Lợi, Bà La Môn, Phệ Xá, Thủ Đà La, v.v … về chức nghiệp mà nói, công tác phân loại có chính trị, tôn giáo, thương nghiệp, công nhân lao động, điều này vốn không có gì đáng chê trách cả, nhưng nếu lấy những điều này để phân thành giai tầng, giải nói sang hèn của tộc người, thì lại tuyệt đối sai lầm. Bất kể là chủng tộc nào, cũng đều là có thiện cũng đồng thời có ác. Ví như trong dòng dõi Sát Đế Lợi, sát sinh, trộm cướp, tà dâm, dối trá, hung ác, tham lam, đố kỵ, sân hận, tà kiến, những người hành ác nghiệp này rất nhiều, còn trong số những dòng dõi thuộc Bà La Môn, Phệ xá, Thủ Đà La thì những người hành ác nghiệp này cũng không phải ít. Những hành vi bất thiện, thì sẽ đi đôi với quả báo bất thiện, dẫu có nói là môn chủng Bà La Môn đi nữa, cũng không thể tránh khỏi định luật nhân quả này. Nếu như nói, trong Bà La Môn không có người hành những ác nghiệp này, bảo nó là nhân chủng đệ nhất thì còn có thể, nhưng mà, sự thật lại không như vậy. Làm việc lành, thì sẽ có phúc lành, điều này không chỉ giới hạn trong Bà La Môn, bất kể chủng tộc nào cũng đều là như vậy cả”.

“Các con xem, Bà La Môn bây giờ, vốn đã không còn giống với Bà La Môn của thời xưa nữa, họ lấy vợ sinh con, với người thường thì vốn không có gì khác biệt cả, họ nói là Phạm chủng, là sinh ra từ cõi trời Phạm Thiên, đây gọi là vọng ngôn”.

“Bà Tất Tra! Con nên biết rằng, vô luận là dòng họ nào đi nữa, cạo bỏ râu tóc, mình mắc áo đạo, tinh tấn tu hành, đều có thể thành tựu thánh quả, chứng đắc thánh quả thì được gọi là A La Hán, A La Hán mới là thuần tịnh đệ nhất vậy!”

Sau khi Phật Đà thuyết giảng Pháp này không lâu, các ngoại đạo Bà La Môn trong thành Xá Vệ, nhìn thấy xu thế tăng đoàn của Phật Đà lớn mạnh như ánh sáng nhật nguyệt, ngọn lửa đố kỵ trong tâm bùng cháy mạnh mẽ. Họ bàn tính với nhau nhất định phải làm tổn hại Phật mới hạ lòng. Sau đó họ thực hiện kế hoạch, họ đã dùng lụa là gấm vóc mua chuộc được một thiếu nữ tên là Chiên Già, bảo cô đi theo các tín chúng trong thành Xá Vệ đến tinh xá Kỳ Viên lắng nghe Phật Đà thuyết Pháp. Có một lần sau khi nghe Pháp, Chiên Già mặc bộ y phục thật là lộng lẫy, tay cầm bó hoa tươi, đi hướng về phía tinh xá Kỳ Viên, cô âm thầm tá túc trong tu viện của bọn ngoại đạo, sáng sớm hôm sau, dân chúng trong thành Xá Vệ đến tinh xá Kỳ Viên lễ bái Phật Đà, ngay chính lúc họ đến tinh xá Kỳ Viên, thiếu nữ Chiên Già liền từ hướng đối diện của tinh xá Kỳ Viên đi ra, mọi người chào hỏi cô, cô trả lời rằng, hôm qua cô là ở trong Hương điện của tinh xá Kỳ Viên.

Khoảng bảy, tám tháng sau khi thiếu nữ Chiên Già trả lời như vậy, cô dùng thắt lưng để buộc một cái chậu nhỏ vào bụng ở bên trong bộ áo. Có một ngày, lúc Phật Đà đang ngồi trên pháp tọa thuyết Pháp, thiếu nữ Chiên Già làm ra vẻ một phụ nữ mang thai, cũng gia nhập vào trong những người nghe giảng. Chính ngay tại lúc Phật Đà thuyết Pháp, cô bỗng nhiên từ trong đám đông đứng dậy trách mắng Phật Đà rằng: “Tài hùng biện thuyết Pháp của ông nghe thật là cao cả, nhưng bây giờ tôi muốn hỏi ông, ông và tôi đã phát sinh quan hệ vợ chồng, tại sao đến bây giờ vẫn không xây cất phòng sinh nở cho tôi? Ông ruồng bỏ tôi, thật đúng là một kẻ bạc tình bạc nghĩa!”

a5
(Ảnh từ Internet)

Sau khi thiếu nữ Chiên Già nói như vậy, trong thính chúng kể cả những người có tín ngưỡng rất sâu, cũng đều sợ hãi biến sắc. Phật Đà lại uy nghiêm không động đậy mà nhắm mắt lại ngồi trên pháp tọa, chính ngay tại lúc này, cái chậu gỗ thắt trên người của thiếu nữ Chiên Già đột nhiên rơi “đùng” một tiếng xuống đất, âm mưu thâm độc sau khi bị vạch trần, cô mới xấu hổ ôm đầu bỏ chạy ra khỏi phía ngoài của tinh xá Kỳ Viên, Phật Đà cũng giống như không có chuyện gì xảy ra mà tiếp tục thuyết Pháp.

Sau khi âm mưu thâm hiểm của người ngoại đạo bị vạch trần, họ vẫn cứ chấp mê bất ngộ, không biết quay đầu, lại một lần nữa muốn dùng nữ nhân để hãm hại Phật Đà. Trong số ngoại đạo có một thiếu nữ tên là Tôn Đà Lợi, đã nhận ủy thác của kẻ cầm đầu ngoại đạo, sớm tối niềm nở ra vào tinh xá Kỳ Viên. Mấy ngày sau, bọn ngoại đạo đã dùng vàng bạc thuê vài tên ác nhân hung bạo, vào một buổi tối, trong lúc Tôn Đà Lợi đang đi trên con đường của tinh xá Kỳ Viên, nữ lang đáng thương này trong lúc không đề phòng đã bị bọn chúng giết chết, thi thể ngay trong đêm hôm đó đã được chôn cất trong đống rác gần tinh xá Kỳ Viên. Ngoại đạo ngày hôm sau báo cáo lên triều đình, xin được lục soát, kết quả lục soát, phát hiện thi thể của Tôn Đà Lợi gần tinh xá Kỳ Viên, bè lũ ngoại đạo liền tung tin khắp nơi nói, Tôn Đà Lợi và những người trong Kỳ Viên có hành vi không trong sạch, Tôn Đà Lợi không may bị hại, nhất định là vì chạy trốn khỏi mối quan hệ bất chính. Những người có tín tâm đối với Phật Đà và tăng đoàn, biết đây là âm mưu của bọn ngoại đạo, nhưng làm thế nào mới có thể rửa sạch nỗi oan không rõ ràng này đây, mọi người đều vô cùng lo lắng, họ đem chuyện này báo cáo với Phật Đà. Sau khi Phật Đà nghe xong, bèn lệnh cho một tỳ kheo ra phố nói với dân chúng rằng: “Giết người là hành vi hung ác, giết người là tội không thể tha thứ được, đã giết chết người rồi, lại còn vu khống cho người khác, đây là đã phạm hai tội giết người và lộng ngôn, tạo ác nghiệp to lớn như vậy, sớm muộn cũng sẽ có ác báo”.

Trong tăng đoàn của Phật Đà, tuy không may gặp phải những bức hại như vậy, nhưng Phật Đà đại trí đại huệ, là bậc Thánh hoàn mỹ, là có bản tính thanh tịnh, những người liễu giải, tín ngưỡng, quy y, tự nhiên hiểu được Ngài. Quốc vương Ba Tư Nặc của thành Xá Vệ, là người tín phụng Phật Pháp, ông không dám hoài nghi tăng đoàn bất tịnh. Ông lệnh cho đại thần, định kỳ phá án, ắt phải khiến chân tướng rõ với thiên hạ.

Phật Đà nói: “Thiện ác nhân quả, như bóng theo hình”.

Không lâu sau, những kẻ ác đồ hành hung đó, sau khi nhận tiền thưởng của bọn ngoại đạo, trong quán rượu chơi trò đoán số uống rượu, bởi phân chia tiền thưởng không đều, nảy sinh mâu thuẫn, vì vậy cả bọn đều bị bắt, họ đa khai báo là ngoại đạo sai khiến, họ không phải là chủ mưu. Vua Ba Tư Nặc hạ lệnh bắt bọn môn đồ ngoại đạo, lấy tội xúi bẩy giết người nghiêm hình tuyên án. Sự thật được bố cáo thiên hạ, vì vậy ngoại đạo trong thành Xá Lợi càng bị dân chúng bài xích rộng rãi. Họ nhìn thấy phẩm cách thần thánh của Phật Đà như núi Tu Di, càng thêm sùng bái; danh vọng của Phật Đà, tựa như nhật nguyệt, càng thêm chói lọi. Mọi người trái lại thay nhau đến quy y dưới tòa của Phật Đà, ủng hộ Phật Đà.

Thật ra, sự hồng truyền của Phật Pháp là điều mà không ai có thể phá hoại được, bất luận là ai đến phá hoại, thì là phạm phải tội lớn của vũ trụ, chúng Thần đều sẽ không tha thứ. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, nhạc phụ nguyên lại không nghe khuyến thiện mà can nhiễu phá hoại, cũng bị trời trừng phạt. Vì vậy nói, Phật Pháp là từ bi, nhưng cũng là nghiêm túc. Trời phạt là chẳng kể thân sơ.

Phật Đà có một lần khi đến thành Câu Lợi giáo hóa chúng sinh. Thành chủ của thành Câu Lợi là Thiện Giác Vương, là phụ thân của Gia Du Đà La thê tử trước đây của Đức Phật, bởi ông biết Đức Phật từng bỏ rơi con gái yêu của ông mà đi xuất gia học Đạo, liền ôm hận trong tâm. Trên đường Đức Phật cầm bát hóa duyên, ông mang theo thái độ xúc phạm, chặn đường, công nhiên đập vỡ cái bát của Phật Đà. Hơn nữa ông còn ăn nói thô bạo với Đức Phật: “Sao nhà ngươi lại còn có mặt mũi đến thành của ta hóa duyên? Ta sẽ lệnh cho người dân trong thành không được cúng dường cho ngươi. Ngươi không cần đất nước, không cần phụ mẫu, không cần vợ con, bỏ vào trong núi tu Đạo giống như kẻ điên. Lương thực trong thành ta tuy nhiều, nhưng ta không thể cấp cho một kẻ như ngươi sử dụng, ta muốn ngươi tức khắc rời khỏi nơi này của ta!”.

Đức Phật nghe xong không hề tức giận, từ bi hòa ái giải thích rằng:

“Xin cha đừng trách con đã không nghe theo lời cha nói, cũng không nên hiểu lầm con. Con xuất gia học Đạo, không phải là không cần đất nước, không cần phụ mẫu, không cần vợ con, mà là con xem thế gian này là đất nước của con, xem hết thảy chúng sinh đều là cha mẹ, anh em, vợ con của con, đây là không có cô phụ tâm nguyện của con. Con là Phật Đà đã thành tựu hết thảy công hạnh và phúc huệ, vũ trụ với con là một thể, lòng từ bi của con phổ biến hết thảy. Cha là thành chủ của thành Câu Lợi, cha nên yêu mến người dân trong thành, còn con là Phật Đà của thế gian, con nên yêu quý hết thảy chúng sinh của thế gian này.

Cha có tình cảm cha con sâu nặng, con rất đồng tình với dụng tâm của cha, nhưng mà cha đứng trước mặt Phật Đà, dụng tâm này sớm nên vứt bỏ. Xin cha hãy suy nghĩ cẩn thận, cha sẽ có thể biết được thành thị này không phải của cha, lương thực cũng không phải sở hữu của một mình cha, những gì cha có chính là hạnh nghiệp thiện ác. Người dân trong thành, lương thực, sẽ có một ngày cha phải buông tay, nhưng nghiệp hạnh thiện ác lại theo cha mọi lúc mọi nơi”.

Những Pháp lý của Đức Phật, Thiện Giác Vương nghe xong vẫn không giác ngộ, sự vô lễ của ông đối với Đức Phật, Đức Phật tuy từ bi không có ôm hận trong tâm, nhưng nghiệp lực mỗi người tạo nên, là không thể thoát khỏi quy luật nhân quả tự làm tự chịu. Về sau chưa đến 7 ngày, Thiện Giác Vương liền không may lâm phải bệnh nặng mà qua đời.

Theo Epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc