Chuyện chưa kể về nàng Sita đức hạnh trong sách giáo khoa lớp 10

06/02/19, 08:55 Thế giới tâm linh

Trong sử thi Ramayana, nàng Sita được tôn vinh như một chuẩn mực về tình yêu, đức hy sinh, lòng dũng cảm, và sự thuần khiết của người phụ nữ. Các thế hệ học sinh Việt Nam đã được biết đến trích đoạn “Rama buộc tội” của thiên sử thi này, nhưng đó không phải toàn bộ câu chuyện…

Nàng Sita và Rama khi còn lưu lạc trong rừng. (Ảnh qua About Beautiful Bali)

Mặc dù là con gái của nữ Thần đất Bhumi, nàng Sita bị lưu lạc từ nhỏ, và được nhà vua Janaka xứ Mithila nhận nuôi. Khi Sita đến độ tuổi lấy chồng, nhà vua Janaka đã mở hội kén rể, với điều kiện là người tham gia phải có khả năng lên dây cho cây cung của Thần Shiva, một vũ khí linh thiêng mà những người phàm, nhất là những kẻ ích kỷ không thể nào tiếp cận. Vì thế, vua Janaka tin tưởng rằng Sita sẽ cưới được chàng trai tài giỏi nhất.

>>> Vũ khí của các vị thần: Sử thi Mahabharata và vụ nổ nguyên tử 12.000 năm trước

Lúc này, hai vị hoàng tử xứ Ayodhya là Rama và Lakshmana đã được thầy Vishvamitra huấn luyện thành tài và đang trừ hại yêu quái cho dân chúng. Khi nghe tin nhà vua Janaka kén rể, Vishvamitra đã khuyên Rama tới tham dự. Ông biết rằng, vốn là một trong bảy hóa thân của Thần Vishnu, Rama hoàn toàn có thể tiếp cận với cây cung Thần.

Câu chuyện chưa kể về nàng Sita thủy chung thuần khiết trong sử thi Ramayana
Rama làm gãy cây cung của Thần Shiva. (Tranh qua newvrindaban.com)

Sau khi ra mắt vương triều xứ Mithila, Rama đã nhẹ nhàng nâng vũ khí của Thần Shiva bằng một tay, và lên dây cung. Tuy nhiên, trong một phút sơ ý, chàng đã làm gãy cây cung Thần. Sau khi biết được thân thế hoàng tử của Rama, nhà vua Janaka đã vui vẻ đồng ý cho chàng lấy Sita làm vợ. Còn chàng Lakshmana cũng đã tìm được ý trung nhân, chính là nàng Urmila, em gái của Sita. Lễ cưới của họ diễn ra trọng thể tại đô thành Janakpur. Thế rồi, nàng Sita lên đường theo chồng về Ayodhya.

Câu chuyện chưa kể về nàng Sita thủy chung thuần khiết trong sử thi Ramayana
Sita yêu thích một con hươu vàng trong rừng và bày tỏ với Rama (Tranh qua vijayagrawal.net)

Một thời gian sau đám cưới, vì lời hứa với hoàng hậu, nhà vua Dasharatha của xứ Ayodhya quyết định truyền ngôi cho hoàng tử Bharata, mặc dù Rama là con trai cả. Vì lo lắng loạn lạc xảy đến, nhà vua đành phải ra lệnh trục xuất Rama khỏi vương quốc trong 14 năm trời. Tuy nhiên, yêu quý và nể phục anh, Bharata đã bắt Rama phải hứa rằng, chàng sẽ trở lại trị vì vương quốc sau khi thời hạn trục xuất kết thúc. Thế là, nàng Sita tự nguyện rời bỏ cuộc sống êm đẹp chốn cung đình để đi theo chồng vào chốn rừng sâu. Cũng ở nơi đó, khi Rama đang mải mê đuổi theo một con hươu vàng để chiều lòng vợ, nàng Sita đã bị quốc vương La sát Ravana xứ Lanka bắt mất. Ravana vốn nổi tiếng là một chúa tể hùng mạnh và tàn bạo, với nhiều ma thuật khiến cả thần linh cũng phải e dè.

Câu chuyện chưa kể về nàng Sita thủy chung thuần khiết trong sử thi Ramayana
Cuộc chiến giữa Rama và Ravana. (Tranh qua shyamasundaradasa.com)

Tuy nhiên, mặc cho quỷ vương dụ dỗ ép buộc, nàng Sita vẫn kịch liệt chống cự và bảo vệ bản thân mình trong sạch. Trong lúc đó, nhờ sự giúp đỡ lớn của vua khỉ Hanuman, Rama đã tìm tới xứ Lanka và đánh bại quốc vương La sát trong một trận chiến gian khổ. Mặc dù giải cứu được người vợ yêu quý, Rama vẫn phải đối diện với một thử thách vô cùng khó khăn: Mọi người sẽ nghi ngờ đức hạnh của vợ chàng. Với cương vị quốc vương tương lai, Rama không thể nào khiến dân chúng hoài nghi hoàng hậu. Vì thế, sau khi thầm cầu khẩn Thần linh, người anh hùng đã yêu cầu vợ bước lên giàn hỏa thiêu trước sự bất ngờ và giận dữ của vua khỉ Hanuman cùng em trai Lakshmana.

Câu chuyện chưa kể về nàng Sita thủy chung thuần khiết trong sử thi Ramayana
Sita bước lên giàn hỏa thiêu trước sự ngỡ ngàng đau xót của mọi người. (Tranh qua pinterest.com)

Điều kỳ diệu đã xảy đến: Sita hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi giàn lửa. Lúc này, các chư Thần đột ngột xuất hiện trên bầu trời, và bảo chứng cho sự trong sáng của Sita. Đồng thời, các vị Thần cũng tiết lộ thân thế thật sự của Rama: Chàng chính là một hóa thân của Thần Vishnu với nhiệm vụ dẫn dắt người dân và diệt trừ tà ác. Dưới sự che chở của chư Thần, nàng Sita vui sướng đoàn tụ cùng chồng. Họ trở về xứ Ayodhya, nơi Rama tiếp nhận ngôi báu từ Bharata như lời đã hứa.

 
Câu chuyện chưa kể về nàng Sita thủy chung thuần khiết trong sử thi Ramayana
Rama, Sita và Lakshmana trở về sau 14 năm bị trục xuất. (Tranh qua girirajswami.com)

Tuy nhiên, khoảng thời gian hạnh phúc của nhà vua và hoàng hậu không kéo dài lâu. Vốn không được chứng kiến cảnh tượng nàng Sita được chư Thần che chở, một số người dân tại Ayodhya đã tỏ ra hoài nghi về sự trong sạch của nàng. Là một vị vua, và trên hết, là một hóa thân của Thần, hiện thân của công chính và đạo đức, Rama không thể để lại tấm gương xấu trong lòng dân chúng, và buộc phải đau khổ trục xuất người vợ yêu quý vừa mới mang thai con chàng.

Câu chuyện chưa kể về nàng Sita thủy chung thuần khiết trong sử thi Ramayana
Nhà vua Rama cùng hoàng hậu Sita. (Tranh qua krishnapath.org)

Lần thứ hai phải sống trong cảnh tha hương, bụng mang dạ chửa, Sita lang thang trong rừng và cuối cùng được vị thầy Valmiki đáng kính che chở. Nàng sinh hạ hai người con trai và đặt tên chúng là Kusha và Lava. Sita nuôi con một mình, và khi chúng khôn lớn, nàng đưa con trở về đoàn tụ với Rama. Sau khi nhìn thấy các con được nhà vua chấp nhận, Sita đã cầu mong chư Thần cho nàng được trở về với mẹ đất Bhumi, rời xa thế giới mệt mỏi và đau khổ. Trước lời thỉnh cầu của Sita, mặt đất mở ra, nữ Thần Bhumi xuất hiện và đón con gái Sita vào lòng.

Câu chuyện chưa kể về nàng Sita thủy chung thuần khiết trong sử thi Ramayana
Bức “Sita BhumiPravesh” vẽ vào thế kỷ 19, miêu tả cảnh nàng Sita trở về với mẹ Đất. (Họa sĩ: Raja Ravi Varma)

Mặc dù không phải là nhân vật chính, nhưng nàng Sita với tình yêu và đức hạnh tuyệt vời đã trở thành một phần không thể thiếu trong thiên sử thi Ramayana. Đó là một câu chuyện tráng lệ về hành trình một vị Thần đầu thai thành con người để dẫn dắt thế giới thoát khỏi sự thống trị của tà ác và tạo dựng cuộc sống hạnh phúc cho người dân. Mối tình đau khổ của Rama và Sita cũng là định mệnh mà chư Thần đã sắp đặt từ trước khi Thần Vishnu giáng trần.

>>> Shahnameh – Thiên sử thi bi tráng về các Đế vương Ba Tư

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La