Chứng tích của các nền văn minh tiên tiến trên Trái Đất từ hơn 100.000 năm trước
Những năm qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều bằng chứng chỉ ra sự tồn tại của các nền văn minh trí tuệ cao trên khắp thế giới từ hơn 100.000 năm trước.
Chúng ta có thực sự biết về lịch sử và quá khứ của nhân loại? Có phải loài người chúng ta xuất hiện trên Trái đất chỉ một vài ngàn năm nay như những nhà nghiên cứu giả thuyết? Hay có thể đã từng tồn tại một nền văn minh tiên tiến cổ đại từ hàng trăm ngàn năm trước?
Gần đây, nhiều khoa học đi tiên phong đã chỉ ra khả năng về các nền văn minh cổ đại trên Trái Đất, đã xuất hiện sớm hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây.
Tại sao những nhà nghiên cứu chủ lưu đã lựa chọn “bỏ qua” chi tiết và các manh mối chỉ ra sự tồn tại của các nền văn minh cổ đại, mà trước đây chúng ta luôn tin rằng đó vẫn là bí ẩn với con người. Bằng chứng về các nền văn minh nhân tạo trên hành tinh chúng ta “trước khi lịch sử nhân loại ngày nay ghi nhận” có thể được tìm thấy ở từng ngóc ngách trên thế giới.
Tại Ai Cập Cổ đại, Trung Mỹ và vùng Lưỡng Hà cổ chúng ta tìm thấy nhiều văn bản ghi chép về những nền văn minh vĩ đại, những người cai trị vĩ đại, và một thời đại hoàng kim kéo dài hàng ngàn năm.
Nền văn minh tiên tiến ở châu Phi hơn 100.000 năm trước
Một trong những ví dụ tốt nhất của giả thuyết “100.000 năm nền văn minh cổ đại” này có thể được tìm thấy tại châu Phi.
Một phát hiện đáng kinh ngạc đã thực sự được tìm thấy tại Nam Phi, khoảng 150 km về phía tây cảng Maputo. Ở đó, người ta tìm thấy di tích của một đô thị khổng lồ rộng khoảng 1.500 km vuông. Thành phố cổ này, theo các nhà nghiên cứu, là một phần của cộng đồng lớn với khoảng 10.000 km vuông và người ta tin rằng nó được xây dựng từ 160.000 đến 200.000 năm TCN.
Vùng địa chất xung quanh đáng để quan tâm hơn, bởi vì có một số lượng đáng kể các mỏ vàng nằm quanh vùng phụ cận. Các nhà nghiên cứu giả thuyết: Có một nền văn minh đã biến mất trong quá khứ xa xôi, nơi đây tồn tại sự sống và cũng là một khu vực mỏ khai thác vàng.
Các nhà nghiên cứu đề xuất đó là dấu tích của người Anunnaki thời Cổ đại.
Amazon: Khám phá nền văn minh bí ẩn
Các nền văn minh khác được biết đến nhiều nhất thời cổ đại là người Inca và tổ tiên của họ. Nhưng không ai có thể tưởng tượng một nơi nào đó, ở vùng xa xôi của Amazon, nền văn minh bị lãng quên lại được tìm thấy.
Nạn phá rừng nhanh chóng và sự ra đời của Google Earth đã cho phép phát hiện 210 geoglyphs (hình vẽ khổng lồ trên mặt đất) tại 200 địa điểm khác nhau, trên một dải đất dài 250 km rộng 10 km ở Amazon.
Cũng giống như các hình vẽ trên cao nguyên Nazca, các thiết kế hình học, hình thái động vật và các hình người đáng kinh ngạc ở Amazon thực sự là những tuyệt tác nhìn từ trên cao.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao?
Nhiều di tích rõ ràng là một phần của nền văn minh cổ đại và cho đến nay vẫn chưa được biết đến đã xuất hiện dưới các tán cây trong rừng rậm nhiệt đới Amazon. Theo các nhà nghiên cứu, 260 con đường lớn, kênh mương dài và hàng rào cho gia súc đã được phát hiện từ trên cao. Khám phá này được tìm thấy tại vùng phụ cận giữa biên giới Bolivia và Brazil.
Những Kim tự tháp bị mất ở Amazon: Dấu vết của một nền văn minh tiền sử
Trong những khu rừng rậm dày đặc của Amazon có rất nhiều điều bí ẩn khiến chúng ta tin rằng đã có các nền văn minh cổ đại từng tồn tại trong quá khứ xa xôi.
Năm 1976, các bức ảnh chụp từ vệ tinh của Nasa số C-S11-32W071-03 đã khiến giới khoa học náo loạn: chúng chứng tỏ có các cấu trúc kim tự tháp nằm trong các khu rừng nguyên sinh. Những người Machiguengas đã đặt tên Paratoari cho khu vực thiêng liêng của họ. Đây là một sản phẩm của thiên nhiên hay con người? Đây chỉ là một khu vực hiến tế thần linh hay là thành phố chết của người Inca?.
Khai quật khu vực này, các nhà khoa học tìm thấy nhiều bằng chứng về sự sinh sống của người Inca, chẳng hạn như những bức tranh khắc đá, con đường lát đá, và cơ sở hạ tầng.
Nhiều nhà nghiên cứu đã mạo hiểm đến vùng Manu – vùng rừng rậm nhiệt đới dày đặc ở phía đông nam Peru với hy vọng: “Liệu có phải những cấu trúc này thực sự được xây dựng bởi một nền văn minh cổ đại, đã bị thời gian vùi lấp hay không“.
Tượng Nhân sư, một công trình 800,000 năm tuổi?
Một trong những di tích bí ẩn và huyền bí nhất trên hành tinh là tượng Đại Nhân sư trên cao nguyên Giza, Ai Cập. Đây là một công trình cổ xưa khiến nhiều nhà nghiên cứu chấn động kể từ khi được phát hiện và cho đến nay, không ai có thể xác định chính xác niên đại của nó, bởi không có bất kỳ hồ sơ ghi chép nào trong quá khứ về nó. Hiện nay, hai nhà nghiên cứu người Ucraina là Manichev Vjacheslav I. và Alexander G. Parkhomenko đã đề xuất một giả thuyết táo bạo, rằng tượng Đại Nhân sư Ai Cập có tuổi thọ khoảng 800.000 năm. Một lý thuyết cách mạng được hậu thuẫn bởi khoa học.
Bằng chứng là dấu tích xói mòn do nước chảy trên bức tượng Nhân sư, làm dấy lên giả thuyết khu vực này từng bị chìm dưới mực nước biển, tức vào một thời kỳ rất xa xưa, cụ thể trong giai đoạn năm 5000-9000 TCN.
Trong một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia đã kết luận rằng những dạng sống ‘phức tạp’ khác nhau có thể đã từng tồn tại trên Trái Đất trước khi con người xuất hiện
“Nghiên cứu này cho thấy rằng có đủ lượng oxy trong môi trường để cho phép các tế bào phức tạp phát triển …”
Theo các nhà khoa học, chúng ta không phải là những dạng sống phức tạp đầu tiên trên Trái Đất. Trong thực tế, các dạng sống phức tạp khác đã từng tồn tại rồi biến mất vào một thời điểm nào đó trong lịch sử lâu dài của Trái Đất. Sau một thời gian, các dạng sống phức tạp khác tái xuất hiện.
Các học giả chủ lưu đồng ý rằng với vốn hiểu biết “hiện nay” của chúng ta về lịch sử Trái đất, dạng sống phức tạp đã xuất hiện trên hành tinh này vào ít nhất khoảng 1,75 tỷ năm trước đây.
Vì vậy, nếu dạng sống phức tạp có thể đã tồn tại trên trái đất trong quá khứ xa xôi, thì tại sao không có khả năng các nền văn minh tiên tiến từng phát triển rực rỡ trên Trái Đất?
Tân Dân (t/h)