Chữ Hán – Nét chữ Thần truyền

Người ta biết đến chữ Hán là một loại chữ tượng hình, đằng sau mỗi chữ là một câu chuyện nhân sinh đầy ý nghĩa. Biểu cảm, sâu sắc là vậy, bởi đó là loại chữ viết không phải do con người tự mình sáng tạo ra, mà chính là được Thần truyền tới nhân gian.

Trải qua từng bước đi tập tễnh, chữ Hán đến ngày nay lại càng già càng dẻo dai, hướng tới sân khấu thế giới, tỏa sáng ánh hào quang rung động lòng người. (Ảnh: Internet)

1. Chữ Hán là một thể sinh mệnh, bao hàm “tụ, tan, ly, hợp” và “thành, trụ, hoại, diệt”

Nói về “tụ, tan, ly, hợp”: Vào thời cổ đại, chữ “Đạo (道)” luôn đi cùng chữ “Đức (德)”, mọi người luôn nói chuyện “đạo đức tốt”, “đạo đức kém”. Lão Tử viết ra tinh hoa của Đạo gia gồm 5.000 chữ, cũng có tên là “Đạo đức Kinh”. Đến ngày nay, “Đạo” và “Đức” từ lâu đã phân thành hai đường khác nhau, “Đạo” giờ lại kết hợp với “Lộ (路)”, tạo thành “con đường này” (道路长), “con đường nọ” (道路短).

“Đức” đã mất đi người bạn là “Đạo”, không chịu cô đơn cũng tới kết bạn với “Công” (功), bởi vì con người hiện đại thích làm việc “công đức”, lại không thích giảng “đạo đức”.

Bàn về “thành, trụ, hoại, diệt”: Ba đại văn tự cổ đại thế giới, trong đó văn tự hình chêm Babylon (một loại văn tự do người miền Nam vùng Lưỡng Hà sáng tạo từ 3.000 năm TCN, nét chữ giống cái chêm. Người Babylon, Ba Tư… từng sử dụng loại văn tự này) và chữ tượng hình Ai Cập (thể thánh thư) đều từng chói sáng trên vũ đài lịch sử. Tuy nhiên hiện nay, chúng đã được đưa vào viện bảo tàng, chỉ có thể làm “cổ vật” cho con người tưởng nhớ. Duy chỉ có chữ Hán của dân tộc Trung Hoa, trải qua nhiều phong ba bão táp trong 3.000 năm, đến nay lại là gừng càng già càng cay, hướng tới vũ đài của thế giới.

Chữ Hán là văn tự cổ duy nhất được truyền thừa và sử dụng cho đến ngày này, vượt ra khỏi biên giới quốc gia. (Ảnh từ Internet)

2. Chữ Hán – Loại văn tự kì diệu

a. Chữ Hán là văn tự thần truyền

Thương Hiệt – một nhân vật nửa người nửa thần. (Ảnh: Internet)

“Thương Hiệt tạo tự, thiên vũ túc, quỷ dạ khốc”, tức là Thương Hiệt tạo chữ, trời mưa kê, quỷ khóc đêm.

Thương Hiệt là một vị quan chép sử của Hoàng Đế, ông có 4 con mắt, là một nhân vật nửa người nửa thần. Khi ông từ trên trời xuống nhân gian mang theo loại văn tự này, ông trời vui mừng chúc phúc, trút xuống một trận mưa gạo kê. Còn yêu ma quỷ quái nhìn thấy con người đã có văn tự, đã có trí tuệ, rốt cuộc không thể nào lừa gạt điều khiển họ nữa, chỉ còn biết ôm đầu khóc rống suốt đêm.

Mọi người cảm động và nhớ đến cống hiến của Thương Hiệt, từ thời Nam Bắc triều, “Thương hiệt” và “Chí Thánh tiên sư Khổng Tử” đều nhận được sự tôn kính của người dân Trung Hoa.

* Nam Bắc triều (một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc từ cuối thế kỉ IV đến cuối thế kỉ VI. Phía nam Trung Quốc lần lượt có Tống, Tề, Lương, Trần, gọi là Nam Triều; phía bắc có Bắc Nguỵ, Bắc Tề, Bắc Chu gọi là Bắc Triều. Hay thường gọi chung là Nam Bắc Triều)

 b. Mỗi một nét bút, mỗi một chữ trong chữ Hán đều có nội hàm sâu sắc:

 Một chữ Hán thường chính là một nhà bảo tàng.

“Chữ Hán” là chữ tượng hình, là văn tự duy nhất hiện nay có thể diễn tả ý, như kể lại một câu chuyện ở trong đó. Mỗi nét bút, mỗi chữ Hán đều ẩn chứa thông tin cực kỳ phong phú, ví như tình trạng phát triển xã hội, hoạt động kinh tế, trào lưu tư tưởng văn hóa v.v… Tìm hiểu chữ Hán, là bạn đang đi vào nhà bảo tàng văn hóa Trung Hoa, đủ để khiến bạn lưu luyến quên đường về.

Ví dụ như chữ nhân “人”, chữ “nhân” trong “Khải thư” và chữ “nhân” trong giáp cốt văn (chữ khắc trên mai rùa và xương thú thời nhà Thương, Trung Quốc, thế kỷ 16 -11 TCN) vào 3.000 năm trước đều là 2 chữ vô cùng đơn giản không có gì thay đổi. Chỉ là chữ “nhân” trong giáp cốt văn mới nhìn thì giống như con người thực sự, hai tay rủ xuống ở trước ngực, cúi khom người xuống. Điều này thể hiện ra “triết lý nhân sinh”, con người là loài phức tạp nhất, ngay cả hoạ sĩ cũng cảm thán rằng vẽ quỷ dễ, vẽ người khó.

2005_6_12_ren

Chữ “nhân” trong giáp cốt văn. (Ảnh: Internet)

Mọi thứ trong cuộc sống quả thực rất phức tạp, bao chủng loại người, bao chủng loại quan hệ. Ấy vậy mà cả hai chữ “nhân” ở mỗi thời đều vô cùng đơn giản, phải chăng nó đang thể hiện triết lý nhân sinh rằng giữa nhân thế vô thường này thì làm người càng đơn giản thì càng có thể trở thành người chân chính?

Lại nói, đối với những rối ren trong thiên hạ, chỉ cần cúi người đáp một lễ, chẳng phải mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn sao? Từ hình họa hai chữ “nhân” đơn giản này, biết đâu bạn có thể nhìn ra nhiều điều khác nữa.

Trong khi đó, từ chữ “human” bạn có thể thấy điều gì? Đáng buồn là cho dù dùng kính hiển vi điện tử, bạn cũng chẳng tìm ra được điều gì trong đó.

c. Chữ Hán có thể vượt qua cách trở giữa không gian, thời gian

Vào năm 1911, nhà tư tưởng Lương Khải Siêu đến Đài Loan ( Đài Loan lúc bấy giờ đang trong thời kỳ bị Nhật chiếm cứ), thăm nhà văn học Lâm Hiến Đường. Hai người họ, một người nói tiếng Quảng Đông, một người nói tiếng Đài Loan, nhưng hai người mới quen mà đã thân, không hề cách trở, bởi vì họ viết chữ Hán để giao tiếp. Điều này cho thấy chữ Hán là sứ giả hòa bình hóa giải ngăn cách.

d. Bản thân chữ Hán chính là một tác phẩm nghệ thuật

Tại Nhật Bản, thư pháp được tôn xưng là thư đạo “书道”.

Thư đạo nói một cách đơn giản là nghệ thuật viết chữ đẹp. Các tác phẩm thư pháp được đánh giá không hề thấp hơn các tác phẩm hội họa. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này bao hàm cảm quan mang tính tâm linh.

ve chu
Phong thái viết chữ và nét vẽ thể hiện rõ ràng tâm thái của một người. Chữ Hán cũng là văn tự được các thầy bói toán dùng để đoán mệnh người, đây vốn là điều mà các chữ viết khác không làm được. (Ảnh minh họa từ Internet)

Trong thư pháp Nhật Bản, không có gì là bình thường hay vô nghĩa. Sự khởi đầu, hướng đi bút, hình thức, sự kết thúc của các đường, sự cân bằng giữa các nhân tố đều vô cùng quan trọng với từng đường kẻ, từng điểm, thậm chí những khoảng trống cũng bao hàm nhiều ý nghĩa. Chữ tượng hình, về bản chất, là sự hài hòa, cân đối và thăng bằng.

e. Chữ Hán chứa đựng một kho tàng vô hạn

Chữ Hán là cầu nối văn hóa Trung Hoa, chở đầy văn hóa 5.000 năm bác đại tinh thâm, nghiên cứu chữ Hán, bạn có thể có cái nhìn sâu sắc về văn hóa Trung Hoa.

f. Sự thay đổi của chữ Hán trong từng thời đại phản ánh trào lưu tư tưởng thời đó

Chữ Hán từ giáp cốt văn triều nhà Thương, phát triển biến hóa cho tới khải thư ngày nay, phản ánh ra trào lưu tư tưởng khác nhau trong từng thời đại. Nó trải qua nhiều mưa gió trong hơn 3.000 năm qua.

Trải qua từng bước đi tập tễnh, chữ Hán đến ngày nay lại càng già càng dẻo dai, hướng tới sân khấu thế giới, tỏa sáng ánh hào quang rung động lòng người.

Iris, dịch từ kannewyork.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?