Chính phủ ngầm ‘nắn gân’ Mark Zuckerberg, 500 công ty lớn đồng loạt tẩy chay Facebook!
Ai đã khơi mào cuộc chiến chống lại Facebook? Sức mạnh nào có thể chỉ huy cùng lúc 500 công ty lớn? Đây có lẽ là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến truyền thông đang diễn ra đến hồi gay cấn vì cuộc đua đến cái ghế Tổng thống Mỹ tháng 11 tới đây.
Facebook mới đây đã bị giáng một đòn nặng nề từ làn sóng tẩy chay quảng cáo của phe cánh tả lên nền tảng này. Bao gồm các tập đoàn lớn như Unilever, Starbucks, Coca-Cola, HP, Adidas, Ford, Verizon, Levi, Patagonia, The North Face v..v Tổng cộng lên tới trên 500 tập đoàn đa quốc gia. Theo đó, vốn hóa thị trường của Facebook đã bị thổi bay 56 tỷ USD và tài sản của ông chủ Mark Zuckerberg đã rớt xuống còn 82.3 tỷ USD.
Trước đó, mạng xã hội lớn nhất hành tinh cũng bị ảnh hưởng khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh giới hạn mục 230 của Đạo luật Truyền thông. Ngoài ra vào ngày 23/4, một tòa án liên bang Mỹ đã chính thức thông qua thỏa thuận dàn xếp mức phạt 5 tỷ USD dành cho Facebook vì vi phạm quyền riêng tư của người dùng trong vụ bê bối Cambridge Analytica.
Chuyện gì đang xảy ra?
Có vẻ như Facebook đang hứng đòn từ cả hai phía cánh tả và hữu.
Tháng trước, một bài viết của ông Trump đã bị Twitter gắn cờ cảnh báo vì vi phạm chính sách của công ty, trong khi đó Facebook lại không có động thái gì. Mark thừa nhận đã phải “đấu tranh nội tâm” trước những bài đăng của ông Trump nhưng cuối cùng quyết định không xóa vì không vi phạm điều khoản. Mark cho rằng Facebook không nên là “trọng tài của sự thật” và các nội dung mang tính chính trị là vấn đề nhạy cảm cần được tôn trọng.
Nước Mỹ càng gần đến giai đoạn bầu cử thì cuộc chiến truyền thông diễn ra càng quyết liệt. Trong khi các hãng tin tức truyền thống như CNN, Wapo hay NYT, VOA, BBC,… đã hoàn toàn ngả về phương cánh tả; thì kênh truyền thông đa phương tiện, truyền thông MXH là mảnh đất cuối cùng trong lĩnh vực ngôn luận của người dân, do người dân tự phát đưa ra tiếng nói của mình.
Tuy nhiên ngoại trừ Facebook vẫn còn lập lờ giữa hai phía, các kênh lớn như Twitter, Instagram, YouTube đều không đứng về phía Tổng thống. Mark trước đó hẳn đã bị gây áp lực nhiều lần. Năm 2019, vị CEO này đã phải đối mặt với cuộc lật đổ của các cổ đông.
Ai có thể kêu gọi 500 tập đoàn cùng lúc tẩy chay Facebook? Chúng ta biết rằng Paul Rijkens, người đứng đầu của Unilever là một trong những thành viên sáng lập ra hội Bilderberg. Hội này ra đời năm 1954 gồm những nhân vật thuộc tầng lớp được xem là “tinh hoa nhân loại”. Vào khoảng tháng 5 hoặc 6, hội nghị sẽ diễn ra thường niên để thảo luận về nhiều vấn đề từ chính trị, kinh tế đến chiến tranh. Số này bao gồm nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ, quan chức cấp cao, cố vấn, học giả, tướng lĩnh lẫn các tài phiệt lớn nhất thế giới trong các lĩnh vực tài chính, dầu khí, truyền thông… của Mỹ và Tây Âu.
Bilderberg cùng hàng loạt các tổ chức tầm cỡ khác như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Câu lạc bộ Rome, Ủy ban 300, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Hội đồng các Quan hệ Quốc tế, Ủy ban Ba Bên, Hệ thống Dự trữ Liên bang, Dịch vụ Doanh thu Nội bộ, Goldman Sachs, Israel, Vatican, the City of London, Brussels, Liên Hợp Quốc, cơ quan tình báo Mossad của Israel, AP,… đều đặt dưới sự kiểm soát của Hội đồng 13 tộc (Council of 13), thứ mà theo cách gọi của Donald Trump là Deep State. Trong khi phần đông thế giới còn nghi ngờ về sự tồn tại của họ, thì vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã thẳng thắn tuyên chiến với thế lực này.
Phong trào tẩy chay Facebook này mang tên “Chấm dứt kỳ thị vì lợi nhuận” do tổ chức Common Sense Media phát động. Đáng lưu ý là, CEO (kiêm người sáng lập) của CSM là Jim Steyer có mối liên hệ với Chelsea Clinton, con gái rượu của cựu Tổng thống Mỹ Bill. Cuốn sách ‘Talking Back to Facebook’ của Jim có lời tựa do chính tay Chelsea viết.
Chúng ta cần biết rằng, Facebook là một ông lớn khó có thể bị đánh bại. Trong số 8 triệu doanh nghiệp quảng cáo trên mạng xã hội này, thì 100 thương hiệu chịu chi nhất cũng chỉ mang lại cho họ 6% doanh thu tiền quảng cáo trong năm ngoái.
Nếu như áp lực không đến từ quá nhiều các doanh nghiệp thì với các nhà quảng cáo vừa và nhỏ trên nền tảng này cũng đủ bảo vệ Facebook khỏi các rủi ro tài chính nặng nề.
Tuy nhiên, Mark Zuckerberg thực sự vẫn phải oằn mình trước một đòn “nhắc nhở” có thể được gia tăng sức mạnh. Cụ thể lời kêu gọi tẩy chay này đã cuốn đi của Zuckerberg 7 tỷ USD. Kết quả là vào hôm 18/6, FB đã gỡ bỏ một quảng cáo lên án nhóm cực tả Antifa của chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump, trong đó sử dụng một hình ảnh được cho là của Phát Xít Đức và “vi phạm chính sách về ngôn từ kích động thù địch”.
Nếu như đó không phải là Chính phủ ngầm, ai có thể tạo ra một làn sóng đầy đe dọa như thế?
Mark nhiều lần từng bày tỏ sự trân trọng đối với tín ngưỡng, cũng như sự tôn trọng của Mark đối với vợ anh – một tín đồ đạo Phật. Trong một chuyến đi năm 2015 đến Trung Quốc, Zuckerberg đã đến thăm ngôi chùa Đại Nhạn tại Tây An cầu nguyện “hòa bình, sức khỏe cho thế giới và gia đình tôi”, Mark đăng tại thời điểm đó, kèm với một bức ảnh anh quỳ trước tượng Phật. Phải chăng, thiện niệm khởi lên khiến chàng tỷ phú trẻ bốc đồng trái ý Chính phủ ngầm?
Nhắc lại chuyện Tổng thống Trump gặp mặt riêng với Mark vào năm ngoái, họ chắc chắn có thảo luận về giới hạn mà Facebook được phép làm, với sự thông cảm của Tổng thống. Kết quả, Trump đã đánh giá rằng đó là một ‘cuộc gặp tốt đẹp’. Đáng chú ý rằng việc này xảy ra sau diễn biến đòi cải tổ Facebook của các cổ đông, điều mà chúng ta có thể đoán rằng là ‘đòn nắn gân’ Mark trước đó của Chính phủ ngầm.
Facebook vẫn tiếp tục chặn những người bảo thủ nổi tiếng, đưa nhiều người khác vào “danh sách thù ghét của Orwell” cũng như dùng thuật toán để giảm hiển thị của các nội dung từ phe bảo thủ, nhưng vẫn chừa không gian cho Breitbart – một trang tin cực hữu ủng hộ Tổng thống.
Cây bút Bokhari của Breitbart cho rằng trong con mắt của phe cực tả, giới truyền thông và các đồng minh của họ, Facebook chưa “làm đủ” để thoả mãn cuộc cách mạng mà họ dùng để chống lại phong trào Trump.
“Họ rất tức giận vì Mark Zuckerberg đã gặp riêng với tổng thống, rằng Facebook cho phép một phương tiện truyền thông bảo thủ nằm trong danh sách các nguồn tin đáng tin cậy, và rằng Facebook đã không xoá các quảng cáo của Tổng thống Trump mỗi khi chiến dịch tranh cử của Biden lên tiếng”, Bokhari viết.
Mark hiện phải đối mặt với hai thái cực. Một phía là nghịch ý chính phủ Trump, sẽ tổn thương vì các điều luật hành pháp chống lại Facebook trong tương lai, đồng thời phản bội lợi ích căn bản của nhân dân Mỹ (và cả thế giới). Đi về phía ngược lại thì sẽ phải mất 1 nguồn doanh thu rất lớn, Mark khó lòng duy trì vì phải đối mặt với đám cổ đông giận dữ khi không mang lại giá trị cổ tức cho họ. Đây có thể nói là sự lựa chọn khó khăn với bất kỳ ai.
Hiện tại, sau đòn trừng phạt mới nhất này, Facebook đã phải có hành động nhượng bộ. Công ty đã bắt đầu gây áp lực và công bố một loạt các biện pháp mới để kiểm duyệt nội dung, bao gồm các quảng cáo chính trị được dán nhãn “thù ghét” một cách mơ hồ.
Có vẻ như không gian để Mark có thể xoay sở cũng không quá rộng. Vị tỷ phú trẻ tuổi này đang phải cân nhắc giữa nhiều yếu tố, và đạo đức chỉ là một trong số đó. Niềm tin của anh ta là gì, chính đến đâu, cũng sẽ góp phần quyết định phong trào Trump liệu có thể về đến đích hay không.
Từ Thức