Câu chuyện về đất nước không một bóng người già

02/12/15, 09:28 Cổ Học Tinh Hoa

Nền thịnh trị của một đất nước phải dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức. Nếu thiếu đạo đức, đặc biệt là thiếu sự tôn kính người già thì đất nước có thể suy vong.

Ta muốn truyền chỉ khẩn cấp trong cả nước, khôi phục chế độ kính lão dưỡng lão. Nếu ai bất hiếu sẽ bị tội lớn”.

Trước đây thật lâu, có một đất nước gọi là Khí Lão, mọi người cho rằng người già sống trên đời là dư thừa, là một gánh nặng, tiết kiệm lương thực của người già để nuôi sống trẻ nhỏ không phải giá trị hơn sao?

Vậy nên, quốc pháp của nước này quy định, trong nhà không được nuôi dưỡng người già, hễ là người già, bất luận nam nữ, xua đuổi hết thảy đến vùng đất núi hoang, tập trung lại để cho họ tự sinh tự diệt. Mặc dù dân chúng không đành lòng trông thấy cha mẹ tuổi già bị vứt bỏ vào nơi rừng sâu, có thể bị thú dữ ăn thịt, nhưng sợ trái với quốc pháp nên không thể không phục tùng.

Lúc ấy, trong nước có một người đàn ông tuổi trung niên cùng người con sống nương tựa lẫn nhau, cha hiền con thảo, gia đình hoà thuận vui vẻ. Khi người cha đến tuổi già, người con trai không đành lòng để cha lưu lạc ở ngoài, chết thảm. Thế là, anh nghĩ ra một biện pháp, ngay tại sau nhà đào một cái hầm, rồi đem cha già giấu ở bên trong, cẩn thận phụng dưỡng, may mà không bị ai phát hiện.

Không lâu sau, nước Khí Lão bị nước láng giềng có ý đồ xâm phạm. Nước láng giềng này cũng không thể nhìn quốc pháp của nước Khí Lão không hợp với đạo làm người. Nước láng giềng cử sứ giả gửi sang cho nước Khí Lão một bức chiến thư. Nội dung thư đưa ra bốn vấn đề, hạn ba ngày trả lời; nếu như không thể trả lời, lập tức khởi binh tấn công.

Quốc vương lo lắng, khẩn cấp triệu tập văn võ bá quan. Tuy nhiên, ai cũng không thể trả lời. Quốc vương lo lắng vạn phần. Ông lệnh cho quân lính dán bố cáo khắp nơi nhằm trưng hỏi những người có trí tuệ trong nước, ai có thể giải đáp câu hỏi sẽ trọng thưởng. Bốn vấn đề này là:

“Một, trên đời điều gì là trân quý nhất?

Hai, trên đời điều gì là vui sướng nhất?

Ba, trên đời điều gì là tốt đẹp nhất?

Bốn, trên đời thứ gì là tồn tại lâu nhất?”

Bảng cáo thị dán ra, hai ngày trôi qua, chưa thấy có người giải đáp. Mãi đến ngày thứ ba, bỗng nhiên có một thanh niên trẻ tuổi, trước mặt mọi người đề bút viết ra đáp án phía dưới:

“Một, chữ Tín trân quý nhất;

Hai, được nghe Chính Pháp là vui sướng nhất;

Ba, lời nói Chân thật là tốt đẹp nhất;

Bốn, Tri thức là thứ tồn tại lâu nhất”.

Quốc vương có được đáp án thì vô cùng vui mừng, lập tức truyền lệnh triệu người thanh niên kia tiến cung.

Nhưng sứ giả nước láng giềng lại đưa ra thêm một vấn đề. Sứ giả tay cầm một khúc gỗ hương làm đàn, vuông vức ngay thẳng, sứ giả hỏi: “Cái khúc gỗ này, đâu là gốc, đâu là ngọn?

Quốc vương cùng chúng thần hai mặt nhìn nhau, không thể trả lời.

Người thanh niên lập tức đến hỏi cha của anh, người cha nói: “Con đi đem khúc gỗ để vào trong nước, phía chìm xuống chính là gốc, nổi mặt nước chính là ngọn”.

Sứ giả rất hài lòng; nhưng ông còn đưa ra một vấn đề cuối cùng. Ông dắt tới hai con ngựa trắng, hoàn toàn giống nhau và hỏi: “Hai con ngựa này, con nào là mẹ? Con nào là con?”

Quốc vương cùng quần thần cũng không thể có câu trả lời. Ngay tại thời điểm lo lắng nhất, người thanh niên từ chỗ người cha chạy đến, anh lập tức trả lời:

Cái này rất đơn giản, chỉ cần cầm một ít cỏ đến cho hai con ngựa ăn, con nào không ăn thì là con ngựa mẹ. Vì con mẹ sẽ nhường cỏ cho con”.

Những câu hỏi hóc búa đều được giải đáp, sứ giả hứa sẽ bẩm báo với nhà vua nước mình không xâm lược nước Khí Lão nữa.

Quốc vương nước Khí Lão rất vui nói với người thanh niên kia: “Trí tuệ của ngươi khiến cho đất nước được bình an, xin hỏi đây là do sự thông minh của ngươi, hay có ai dạy cho ngươi?”.

Thanh niên do dự một chút, trả lời: “Là cha thảo dân dạy thảo dân”.

Quốc vương rất ngạc nhiên hỏi: “Cha ngươi bây giờ đang ở ở đâu?”

Xin Quốc vương thứ tội! Thảo dân cùng với cha già sống nương tựa lẫn nhau, thảo dân không đành lòng vứt bỏ cha, thế nên đưa ông ẩn trong hầm ở sau nhà. Tất cả các giải đáp ấy đều nhờ tài trí của cha thảo dân”.

Nghe tới đây, quốc vương cảm thấy hổ thẹn vô cùng, ông nói trong sự hối hận: “Đều là ta sai rồi! Ngươi đúng là một người con hiếu thảo. Đất nước may mắn được ông ấy cứu. Ta muốn truyền chỉ khẩn cấp trong cả nước, khôi phục chế độ kính lão dưỡng lão. Nếu ai bất hiếu sẽ bị tội lớn”.

Từ đó về sau đất nước này kính lão bề trên, trở thành quốc gia vô cùng có hiếu đạo.

Hoàng Sâm, theo minghui-school.org

 

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện